Nội dung chất lượng nguồn nhân lực tại doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Chất lượng nguồn nhân lực tại công ty cổ phẩn xi măng la hiên vvmi (Trang 25 - 28)

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP

1.1. Cơ sở lý luận về chất lượng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp

1.1.4. Nội dung chất lượng nguồn nhân lực tại doanh nghiệp

1.1.4.1. Chất lượng NNL thể hiện qua nâng cao thể lực, trí lực và tâm lực của người lao động

Đối với nâng cao trí lực của nguồn nhân lực: nâng cao trí lực chính là việc nâng cao trình độ học vấn, kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm làm việc của nguồn nhân lực.

Trình độ học vấn và kiến thức chuyên môn sẽ được cung cấp thông qua các quá trình đào tạo. Nguồn nhân lực tham gia đào tạo sẽ có điều kiện nâng cao kiến thức, trình độ học vấn của bản thân từ đó sự tư duy, ứng dụng các kiến thức lý thuyết vào thực tế sẽ linh hoạt và hiệu quả hơn.

Kinh nghiệm làm việc của nguồn nhân lực sẽ được nâng cao thông qua quá trình lao động trực tiếp của nguồn nhân lực. Từ việc tham gia trực tiếp xử lý công việc, tham gia lao động sản xuất sẽ giúp nguồn nhân lực thu thập, rèn luyện được kinh nghiệm cho bản thân.

Đối với nâng cao thể lực của nguồn nhân lực: Thể lực nguồn lao động thể hiện tình trạng sức khỏe của nguồn nhân lực bao gồm các yếu tố cả về thể chất và tinh thần. Nâng cao sức khỏe là nâng cao cả sức khỏe về mặt thể chất và nâng cao sức khỏe tinh thần. Sức khỏe thể chất thể hiện ở sự dẻo dai của cơ bắp, sự cường tráng và năng lực lao động chân tay. Sức khỏe tinh thần thể hiện ở sự linh hoạt, khả năng tư duy, sự dẻo dai của hoạt động thần kinh. Cần có sự phát triển hài hòa giữa sức khỏe thể chất và tinh thần như vậy nguồn nhân lực mới phát triển toàn diện thể lực giúp phục vụ tốt hơn cho công việc và lao động sản xuất đạt hiệu quả cao. Thể lực tốt thể hiện sự dẻo dai, bền bì,

nhanh nhẹn tháo vát trong việc thực hiện công việc từ đó là tiền đề cho việc nâng cao trí lực.

Đối với nâng cao tâm lực của nguồn nhân lực: Bên cạnh việc nâng cao thể lực, trí lực thì chất lượng nguồn nhân lực còn phản ánh tác phong, phẩm chất đạo đức, thái độ, ý thức làm việc của mỗi người tức tâm lực của nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực chất lượng cao phải là nguồn nhân lực có đạo đức nghề nghiệp được thể hiện như: yêu nghề, say mê với công việc, có tính kỷ luật và có trách nhiệm với công việc mà mình đảm nhiệm, sẵn sàng vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ, công việc được giao. Cao hơn cả đạo đức nghề nghiệp là sự mong muốn được đóng góp tài năng, trí tuệ, công sức cho sự nghiệp phát triển chung của doanh nghiệp nói chung.

Việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về mặt tâm lực sẽ giúp cho việc rèn luyện tác phong công nghiệp, tăng ý thức trách nhiệm với công việc, với doanh nghiệp tổ chức. Việc tăng năng suất lao động có vai trò đặc biệt quan trọng không chỉ đối với một doanh nghiệp, tổ chức nói riêng mà với toàn xã hội nói chung. Bởi chất lượng nguồn nhân lực tăng lên sẽ giúp tăng năng suất lao động toàn xã hội đồng thời tạo ra một thế hệ nguồn nhân lực chất lượng, có tác phong công nghiệp phù hợp với thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay.

1.1.4.2. Đánh giá chất lượng NNL của lãnh đạo doanh nghiệp

Chất lượng NNL được thể hiện qua nhiều khía cạnh khác nhau dựa vào yêu cầu của công việc, để tìm được người phù hợp với các yêu cầu đặt ra của tổ chức.

Quá trình đánh giá chất lượng NNL là khâu quan trọng giúp cho các nhà quản lý đưa ra các quyết định tuyển dụng một cách đúng đắn nhất. Chính vì vậy, các tổ chức không ngừng đảm bảo quá trình này, bởi vì, quản lý tốt sẽ giúp cho tổ chức có được những con người có kỹ năng phù hợp với sự phát triển của tổ chức trong tương lai. Thực hiện quá trình đánh giá qua nhiều tiêu

chí khác nhau như: Công tác quy hoạch nhân lực; công tác đào tạo, sử dụng và bố trí nhân lực; tạo môi trường làm việc cho người lao động; các chính sách trong phát triển nguồn nhân lực,…

Đánh giá chất lượng NNL tốt cũng sẽ giúp cho tổ chức giảm được các chi phí do phải tuyển chọn lại, đào tạo lại cũng như tránh được các thiết hại rủi ro trong quá trình thực hiện các công việc.

1.1.4.3. Bố trí sử dụng, phân công nhân lực trong tổ chức

Việc sử dụng, phân công đội ngũ NL cơ quan hành chính nhà nước cũng là một trong những nội dung của việc nâng cao chất lượng đội ngũ NL tại doanh nghiệp. Với bất cứ nhân lực, nếu không được sử dụng một cách hợp lý, được đặt vào đúng vị trí phát huy sở trường của mình sẽ khó mà có tâm lý cống hiến vì công việc, tâm lý thỏa mãn trong công việc dẫn đến chất lượng làm việc giảm sút. Như vậy phải đảm bảo yêu cầu sau:

Sử dụng đội ngũ NL cơ quan hành chính nhà nước vì mục đích chung, cần tìm hiểu rõ chuyên ngành riêng, chuyên môn riêng của từng vị trí chức vụ cán bộ dể có thể sắp xếp vào công việc cùng chuyên môn. Việc sử dụng đội ngũ NL doanh nghiệp không chỉ là làm công việc thường ngày mà còn góp phần làm cầu nối giữa khách hàng và doanh nghiệp.

Sử dụng đội ngũ NL doanh nghiệp dựa trên những nhận định khách quan về công việc, những ưu điểm cũng như nhược điểm của đội ngũ NL doanh nghiệp mà bố trí, sắp xếp công việc sao cho phát huy được ưu điểm và hạn chế được nhược điểm của đội ngũ NL trong doanh nghiệp.

1.1.4.4. Đào tạo và bồi dưỡng chất lượng NL

Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ nguồn nhân lực nói chung là nhiệm vụ thường xuyên, dài hạn mới mong có thể thay đổi trình độ chuyên môn, năng lực làm việc, đạo đức làm việc của đội ngũ NL trong doanh nghiệp. Trong tình hình kinh tế- chính trị- văn hóa đang thay đổi từng ngày, việc đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ NL trong doanh nghiệp là tất yếu nhằm thực hiện quá trình

đổi mới đất nước theo hướng CNH-HĐH, hòa vào xu thế của thế giới. Trên cơ sở quy hoạch cán bộ và nhu cầu thực tiễn của cơ quan, đơn vị xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, người lao động cụ thể, phù hợp với từng chức danh, ngạch, bậc.

1.1.4.5. Các chính sách đãi ngộ

Chính sách đãi ngộ về vật chất và tinh thần: mọi hoạt động của con người suy cho cùng đều nhằm thoả mãn nhu cầu nhất định về vật chất hoặc về tinh thần. Nhu cầu vật chất là những đòi hỏi về điều kiện vật chất để con người tồn tại, phát triển về thể lực. Nhu cầu về tinh thần là những điều kiện để con người tồn tại, phát triển về trí lực. Để khuyến khích, động viên, tạo động lực cho đội ngũ NL trong doanh nghiệp nỗ lực làm việc trước hết phải thường xuyên chăm lo tới quyền lợi chính đáng của họ. Do vậy, chính sách đãi ngộ đối với NL trong doanh nghiệp cần phải được xây dựng phù hợp, đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực như: tiền lương, phụ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, nghỉ ngơi… Đồng thời, cần phải kết hợp hài hoà cả về vật chất và tinh thần nhằm động viên, khuyến khích họ nỗ lực làm việc, đem hết tài năng, sức lực cho hoạt động, công tác, đáp ứng yêu cầu quản lý, điều hành phát triển kinh tế - xã hội.

Một phần của tài liệu Chất lượng nguồn nhân lực tại công ty cổ phẩn xi măng la hiên vvmi (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)