Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. Cơ sở lý luận về chất lượng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp
1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nhân lực của DN
a. Quan điểm của ban lãnh đạo doanh nghiệp về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Quan điểm của ban lãnh đạo có ảnh hưởng quyết định tới đường lối phát triển của doanh nghiệp. Đồng thời quan điểm của ban lãnh đạo cũng sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. Nếu ban lãnh đạo nhận thấy vai trò quan trọng của nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thì họ sẽ có những quyết sách về đầu tư giúp cho việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đạt được những kết quả tốt. Ngược lại nếu ban lãnh đạo doanh nghiệp không thấy được vai trò và tầm quan trọng của chất
lượng nguồn nhân lực thì họ sẽ không đưa ra những chính sách thúc đẩy chất lượng nguồn nhân lực. Đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ không thể phát triển, không thể hội nhập trong môi trường cạnh tranh khốc liệt mang tên toàn cầu hóa.
b. Chính sách đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ lao động của doanh nghiệp Thời đại khoa học kỹ thuật phát triển và thay đổi hàng ngày hàng giờ do đó yêu cầu tất yếu đối với các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển đó là phải nắm bắt được khoa học công nghệ, nắm bắt được cơ hội của thị trường. Để làm được điều đó các doanh nghiệp, tổ chức cần có đội ngũ cán bộ công nhân viên có năng lực làm việc, sáng tạo dám nghĩ, dám làm.
Chính những yêu cầu tất yếu đó đặt ra cho công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ lao động những nhiệm vụ cấp bách.
Đào tạo là đưa từ một trình độ hiện có lên một trình độ mới theo những tiêu chuẩn đặt ra qua công tác giảng dạy, tập huấn. Phát triển là nâng cao trình độ cả về kiến thức và kỹ năng lên một tầm mới.
Công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công nhân viên sẽ giúp cho họ có khả năng thích ứng với những yêu cầu ngày càng cao của công việc, đảm bảo cho họ có đủ trình độ để hoàn thiện tốt công việc được giao.
Đối với doanh nghiệp công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực là vô cùng quan trọng. Mỗi cá nhân cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp cần tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cá nhân, cũng như rèn luyện các kỹ năng mềm, đồng thời chính doanh nghiệp cũng cần tạo điều kiện cho mỗi cán bộ công nhân viên được tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao tay nghề, bậc thợ...
Doanh nghiệp trong lĩnh vực xi măng là một trong những lĩnh vực đang rất thiếu lực lượng lao động có tay nghề do có sự cạnh tranh lao động với các ngành khác do đó chính sách đào tạo, bồi dưỡng là vô cùng quan trọng nhằm đảm bảo cung cấp kịp thời số lượng lao động có đủ năng lực
làm việc. Việc đào tạo bồi dưỡng cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp cho những sinh viên, những người lao động qua đào tạo nhưng chưa có kinh nghiệm thực tế có thể bắt tay ngay vào công việc không bị gián đoạn sản xuất.
c. Chế độ lương, chính sách đãi ngộ khen thưởng kỷ luật
Tiền lương cùng với các chính sách đãi ngộ khen thưởng được coi là động lực quan trọng nhất để mỗi cá nhân cán bộ công nhân viên phấn đấu, hăng hái làm việc nhưng đồng thời đó cũng là yếu tố khiến cho một cán bộ công nhân viên bất mãn, ỷ lại, trì trệ trong công việc. Chính bởi vậy nên việc thiết lập, xây dựng chính sách lương thưởng, đãi ngộ có vai trò hết sức quan trọng trong doanh nghiệp, tổ chức.
Lương là yếu tố quyết định yếu tố thu hút người lao động có trình độ, năng lực chuyên môn và kinh nghiệm trong công việc.
Bên cạnh lương thì chính sách đãi ngộ cũng là yếu tố được người lao động dùng để cân nhắc so sánh giữa các doanh nghiệp với nhau. Nếu doanh nghiệp, tổ chức xây dựng được chính sách đãi ngộ tốt sẽ giúp cho người lao động yên tâm công tác, gắn bó lâu dài, trung thành với doanh nghiệp, tổ chức. Điều đó cũng là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công phát triển bền vững của một doanh nghiệp, tổ chức.
Chính sách khen thưởng, kỷ luật kịp thời đúng người đúng việc sẽ góp phần cho người lao động thêm gắn bó với doanh nghiệp, thúc đẩy, động viên kịp thời người lao động phấn đấu trong công việc đồng thời giúp ngăn chặn, loại bỏ những cá nhân vì lợi ích riêng xâm phạm tới lợi ích của doanh nghiệp, tổ chức. Việc thi hành các biện pháp kỷ luật cũng giúp răn đe, giáo dục ý thức làm việc của từng cá nhân lao động trong doanh nghiệp, tổ chức.
Đối với doanh nghiệp càng phải chú trọng hơn nữa trong việc xây dựng một quy chế lương thưởng, đãi ngộ người lao động cùng những chính
sách khen thưởng kỷ luật. Đó là bởi môi trường làm việc của các doanh nghiệp chứa đựng nhiều nguy hiểm tới sức khỏe, tính mạng của người lao động. Do đó nếu muốn thu hút được đội ngũ công nhân lao động có trình độ chuyên môn, năng lực cùng kinh nghiệm làm việc thì cần xây dựng được chính sách lương phù hợp như việc khoán sản phẩm phù hợp với từng vị trí công việc sẽ giúp thúc đẩy người lao động hăng say làm việc giúp tăng năng suất lao động, tăng sản lượng và chất lượng sản phẩm cho doanh nghiệp. Cùng với đó việc xây dựng kỷ luật, khen thưởng phù hợp sẽ giúp người lao động làm việc hăng say thi đua với nhau đồng thời ngăn chặn những hành vi sai trái gây thiệt hại cho doanh nghiệp cả về vật chất, tài sản lẫn con người. Như việc ban hành nội quy lao động sẽ giúp doanh nghiệp kiểm soát được các hành vi sai trái có thể gây ra các vụ tai nạn lao động từ đó người lao động cũng có ý thức hơn trong việc tuân thủ nội quy lao động.
d. Môi trường và điều kiện làm việc
Môi trường làm việc với điều kiện làm việc được trang bị đầy đủ các thiết bị, máy móc vật chất kỹ thuật cần thiết để thực hiện công việc sẽ giúp cho người cán bộ công nhân viên hoàn thành tốt công việc được giao. Nếu doanh nghiệp trang bị đầy đủ cơ sở vật chất cho các cán bộ công nhân viên sẽ giúp tăng năng suất và hiệu suất làm việc của họ. Từ đó mang lại hiệu quả kinh tế cao cho chính doanh nghiệp. Trái lại những cán bộ công nhân viên sẽ không yên tâm công tác, kết quả công việc của họ không cao do hạn chế từ cơ sở vật chất kỹ thuật từ đó dẫn tới việc họ chán nản, không muốn gắn bó với công việc của doanh nghiệp.
Môi trường làm việc không chỉ bao gồm cơ sở vật chất kĩ thuật, hạ tầng trang thiết bị phục vụ cho công việc mà còn có các mối quan hệ giữa các thành viên trong doanh nghiệp, tổ chức, là những động lực làm việc, sự mong muốn được cống hiến cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp, tổ chức cần mang lại các giá trị khác cho nhân viên như môi trường làm việc, được ghi
nhận từ những cống hiến của họ cho chính tổ chức, doanh nghiệp, văn hóa doanh nghiệp, những giá trị được chia sẽ khác...
Ngày nay các doanh nghiệp, tổ chức đã bắt đầu quan tâm tới việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp, xây dựng một môi trường làm việc thân hiện, hiện đại cho nhân viên. Trong doanh nghiệp, tổ chức cần xây dựng một môi trường làm việc trong đó các phòng ban, bộ phận cần hỗ trợ lẫn nhau, các cá nhân cần có sự chia sẻ, hợp tác phối hợp với nhau hoàn thành công việc...Các cán bộ quản lý thì lắng nghe ý kiến của cấp dưới, luôn tìm hiểu, cảm thông và chia sẻ những khó khăn của người lao động từ đó có những chính sách động viên kịp thời cho họ giúp họ hoàn thành tốt công việc được giao.
Đặc biệt đối với doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực xi măng - vật liệu xây dựng có một môi trường làm việc độc hại, nhiều nguy hiểm cho sức khỏe, tính mạng của người lao động như các vụ tai nạn nghề nghiệp, các bệnh nghề nghiệp. Chính vì đặc thù môi trường làm việc nên các công ty cần đầu tư nâng cấp điều kiện làm việc, đảm bảo một môi trường làm việc tốt, an toàn cho người lao động. Đồng thời với truyền thống người lao động, anh hùng kiên cường trong thời chiến và hăng hái trong sản xuất thời bình, doanh nghiệp cần tiếp bước lưu giữ và phát huy hơn nữa truyền thống người lao động bằng việc xây dựng một văn hóa doanh nghiệp mang đậm nét anh dũng, kiên cường của người lao động.
1.1.5.2. Yếu tố bên ngoài doanh nghiệp
a. Đặc điểm chất lượng NNL của ngành: mỗi doanh nghiệp sẽ hoạt động trong một ngành kinh doanh khác nhau, do đó, đặc điểm NNL trong doanh nghiệp sẽ đặc trưng theo yếu tố ngành, chẳng hạn như doanh nghiệp dịch vụ, đòi hỏi chất lượng NNL ngoài việc đảm bảo về yếu tố về chuyên môn thì ngoại hình, kỹ năng mềm yêu cầu cao; hoặc đối với ngành sản xuất công nghiệp nặng, như khai thác than, khoáng sản, vật liệu xây dựng (sắt, thép, xi
măng, gạch,…) sẽ có yêu cầu riêng như trình độ chuyên môn kỹ thuật, yếu tố độc hại,…nên ngành sẽ có chính sách riêng nâng cao chất lượng NNL theo chính sách quy định của ngành: chế độ chăm sóc sức khỏe, nâng cao thể lực tiền lương, phụ cấp, đào tạo, phát triển, cơ hội, thăng tiến, thuyên chuyển,..
b. Chính sách đãi ngộ của đất nước: Mỗi quốc gia có điều kiện về kinh tế-xã hội khác nhau nên ảnh hưởng đến chất lượng của NNL trong doanh nghiệp. Chất lượng của đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ còn hạn chế, thiếu các nhà khoa học giỏi, đầu ngành, chuyên gia trong các lĩnh vực công nghệ cao. Nhân lực khoa học và công nghệ phân bố không đều, một bộ phận sử dụng nhiều thời gian cho công tác quản lý; tinh thần hợp tác nghiên cứu và kỹ năng làm việc nhóm còn yếu, khó hình thành các nhóm nghiên cứu mạnh và các nhóm nghiên cứu liên ngành hoạt động lâu dài, bền vững. Đặc biệt, chính sách thu hút, đãi ngộ chưa tạo được động lực để phát huy hiệu quả năng lực sáng tạo của đội ngũ trí thức khoa học có trình độ cao, tài năng trẻ. Chưa có chính sách thỏa đáng để thu hút và sử dụng các trí thức tài năng là người Việt Nam ở nước ngoài tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ tại Việt Nam.
c. Kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế: Với sự hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng làm cho các doanh nghiệp cạnh tranh rất khốc liệt, đặc biệt là chất xám NNL và sự thỏa mãn công việc của họ. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần dự báo và chuẩn bị NNL sẵn sàng từ khâu hoạch định, tuyển dụng, bố trí công việc, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng cần thiết giúp họ hòa nhập với môi trường làm việc mới, hiện đại, chuyên nghiệp và tổ chức các phương án tuyển dụng, nâng cao chất lượng NNL cho mình.
d. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật: Khoa học kỹ thuật là một trong các yếu tố thúc đẩy sự phát triển vượt bậc của ngành nghề. Từ những dây chuyền công nghệ thô sơ, lạc hậu dưới sự phát triển của khoa học kỹ thuật sẽ
dần được thay thế bởi những công đoạn, dây chuyền hiện đại, năng suất lao động cao hơn và chất lượng sản phẩm tốt hơn. Khoa học kỹ thuật càng phát triển thì vấn đề giải quyết bài toán nâng cao chất lượng NNL lại càng được quan tâm. Khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển đòi hỏi trình độ của nguồn nhân lực ngày càng cao. Nếu doanh nghiệp không có những lao động giỏi sẽ không thể theo kịp xu thế phát triển của công nghệ từ đó sẽ bị lạc hậu và không thể tồn tại được.