Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Chất lượng nguồn nhân lực tại công ty cổ phẩn xi măng la hiên vvmi (Trang 40 - 45)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã thu thập các văn bản, tài liệu, các nguồn số liệu thứ cấp có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Đồng thời, tác giả đã kế thừa một số kết quả nghiên cứu trước đó, nhằm làm sáng tỏ hơn nội dung nghiên cứu của đề tài.

Nguồn thông tin có thể tìm kiếm thông qua các báo cáo, và được công bố, việc tìm kiếm là nhanh và dễ dàng. Vì vậy thời gian để thu thập dữ liệu thứ cấp chính là thời gian để tìm kiếm chúng. Chi phí cho việc thu thập dự liệu thứ cấp ít hơn rất nhiều so với việc thu thập dữ liệu sơ cấp.

Số liệu được thu thập bao gồm sách, giáo trình, tạp chí, công trình nghiên cứu đã xuất bản, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ, niêm giám thống kê và tài liệu trên Internet… Ngoài ra, các văn bản của Chính phủ, của các Bộ, Ban, Ngành, Công ty cổ phần Xi măng La Hiên - VVMI, các nhà máy xi măng trên địa bàn Tỉnh Thái nguyên có liên quan cũng được thu thập và đánh

giá. Các báo cáo tổng kết, sơ kết của Công ty cổ phần Xi măng La Hiên - VVMI, các số liệu có liên quan, đặc biệt là công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Công ty cổ phần Xi măng La Hiên - VVMI được thu thập, phân tích và đánh giá.

2.2.1.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp a. Đối tượng chọn mẫu

Đối tượng chọn mẫu là các cán bộ công nhân viên tại Công ty cổ phần Xi măng La Hiên - VVMI, tỉnh Thái nguyên.

b. Quy mô mẫu điều tra

Theo thống kê của phòng tổ chức cán bộ tại Công ty cổ phần Xi măng La Hiên - VVMI tính đến tháng 06/2022 là 870 cán bộ. Áp dụng công thức chọn mẫu của Slovin:

n =

N 1+N.e2 Trong đó:

n là lượng mẫu cần lấy, N là số lượng tổng thể, e là sai số cho phép (e=5%)

Như vậy sẽ có 274 phiếu hỏi được phát ra và thu về theo nội dung bảng hỏi. Bảng hỏi được xây dựng liên quan đến việc đánh giá chất lượng đội ngũ nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần Xi măng La Hiên - VVMI, Tỉnh Thái nguyên. (mẫu bảng hỏi tại phụ lục 1).

c. Cấu trúc phiếu điều tra

Phiếu điều tra được chia thành 2 phần:

- Phần thứ nhất: Thông tin cá nhân

Phần này sẽ khảo sát thông tin chung của cá nhân đang có hoạt động làm việc lao động trực tiếp tại nhà máy như về số lượng, cơ cấu nguồn nhân lực.

- Phần thứ hai: Nội dung khảo sát

Phần này sẽ khảo sát nội dung của vấn đề nghiên cứu, đó là thực

trạng về chất lượng nguồn nhân lực tại nhà máy như: Thể lực, trí lực và tâm lực của nguồn lao động tại Công ty cổ phần Xi măng La Hiên - VVMI.

2.2.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin 2.2.2.1. Phương pháp tổng hợp thông tin

Thông tin sau khi thu thập sẽ được tổng hợp số liệu, đánh giá kết quả đạt được; kết hợp với kết quả điều tra, khảo sát thực trạng nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần Xi măng La Hiên - VVMI để phân tích vấn đề nghiên cứu, từ đó rút ra kết luận.

Từ các số liệu thu thập được, xây dựng hệ thống bảng biểu để phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần Xi măng La Hiên - VVMI.

Tác giả thu thập thông tin, phân loại và tiến hành xử lý thông tin bằng phần mềm Microsoft Excel. Việc sử dụng phần mềm Microsoft Excel có ý nghĩa lớn đối với việc tính toán các dữ liệu đầu vào để phân tích các chỉ tiêu nghiên cứu về chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần Xi măng La Hiên - VVMI. Căn cứ vào các chỉ tiêu tính toán tác giả biết được các chỉ tiêu nào còn hạn chế để tiếp tục hoàn thiện và phát huy những mặt đạt được.

2.2.2.2. Phương pháp phân tích thông tin a. Phương pháp so sánh

Tác giả sử dụng phương pháp so sánh để xác định xu hướng mức biến động của các chỉ tiêu phân tích, phản ánh chân thực, khoa học, chính xác hiện tượng, nội dung kinh tế. Mục tiêu so sánh nhằm xác định mức độ biến động tuyệt đối và mức độ biến động tương đối cùng xu hướng biến động của các cán bộ công nhân viên trong nhà máy.

+ Mức biến động tuyệt đối: được xác định trên cơ sở so sánh trị số của chỉ tiêu giữa hai kỳ: Kỳ phân tích và kỳ gốc.

+ Mức độ biến động tương đối: là kết quả so sánh giữa số thực tế với số gốc đã được điều chỉnh theo một hệ số của chỉ tiêu có liên quan theo hướng quy mô của chỉ tiêu phân tích.

Phương pháp so sánh dùng để so sánh độ tăng giảm của số lượng nguồn nhân lực tăng giảm qua các năm, các thời kỳ với nhau. So sánh kết quả nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần Xi măng La Hiên - VVMI trong giai đoạn 2020-2022.

b. Phương pháp thống kê mô tả

Dựa trên các số liệu thống kê để mô tả sự biến động, xu hướng tăng giảm của nguồn nhân lực. Mô tả quá trình quản lý nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại nhà máy, qua đó thấy được những ưu - nhược điểm của quá trình, từ đó đề xuất giải pháp phù hợp. Phương pháp thống kê mô tả được dùng để đánh giá của quy mô cũng như các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ nguồn nhân lực đã triển khai qua các năm 2020-2022.

Sử dụng phương pháp thống kê mô tả tính điểm trung bình để đánh giá công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần Xi măng La Hiên - VVMI. Điểm trung bình: điểm (1≤ X ≤5)

Sử dụng công thức tính điểm trung bình:

k i i i n

X K

X n



X : Điểm trung bình Xi : Điểm ở mức độ i

Ki : Số người tham gia đánh giá ở mức độ Xi

n: Số người tham gia đánh giá

Bảng 2.1: Thang đo Likert

Thang đo Khoảng đo Mức đánh giá

5 4,21 - 5,00 Rất tốt

4 3,41- 4,20 Tốt

3 2,61 - 3,40 Trung bình

2 1,81 - 2,60 Kém

1 1,00 - 1,80 Rất kém

c. Phương pháp phân tích dãy số thời gian

Nghiên cứu này sử dụng các dãy số thời kỳ với khoảng cách giữa các thời kỳ trong dãy số là 1 năm, 2 năm và ….i năm. Các chỉ tiêu theo thời gian bao gồm:

*) Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối định gốc (Δi)

Chỉ tiêu này phản ánh sự biến động về mức độ tuyệt đối của chỉ tiêu nghiên cứu trong khoảng thời gian dài.

Công thức tính: Δi = yi - y1, i = 2, 3….

Trong đó:

yi: mức độ tuyệt đối ở thời gian i y1: mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu

*) Tốc độ phát triển

Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng qua thời gian.

Tốc phát có thể được biểu hiện bằng lần hoặc phần trăm. Căn cứ vào mục đích nghiên cứu, tác giả sử dụng một số loại tốc độ phát triển sau:

- Tốc độ phát triển liên hoàn (ti):

Tốc độ phát triển liên hoàn được dùng để phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng ở thời gian sau so với thời gian trước liền đó.

Công thức tính:

ti= ; i = 2, 3, …. n

Trong đó:

y: mức độ tuyệt đối ở thời gian i

yi-1: mức độ tuyệt đối ở thời gian liền trước đó - Tốc độ phát triển định gốc (Ti)

Tốc độ phát triển định gốc được dùng để phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng ở những khoảng thời gian tương đối dài.

Công thức tính:

Ti = Trong đó:

yi: mức độ tuyệt đối ở thời gian i y1: mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu - Tốc độ phát triển bình quân ( )

Tốc độ phát triển bình quân được dùng để phản ánh mức độ đại diện của tốc độ phát triển liên hoàn. T2, t3, t4…tn

Công thức tính: =

hoặc: = =

Trong đó:

t2, t3, t 4, … t n: là tốc độ phát triển liên hoàn của thời kỳ i.

Tn: là tốc độ phát triển định gốc của thời kỳ thứ n.

Một phần của tài liệu Chất lượng nguồn nhân lực tại công ty cổ phẩn xi măng la hiên vvmi (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)