Bài học cho nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở thành phố Uông Bí, Tỉnh Quảng Ninh

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh (Trang 52 - 55)

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN

1.1. Cơ sở lý luận về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã

1.2.2. Bài học cho nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở thành phố Uông Bí, Tỉnh Quảng Ninh

Từ kinh nghiệm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã và công chức lãnh đạo quản lý đã nêu; có thể rút ra bài học cho nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã ở thành phố Uông Bí như sau:

Một là, việc phát hiện, thu hút và trọng đãi người có tài năng đều được nhấn mạnh và được coi trọng. Trong lịch sử Việt Nam cũng như ở một số quốc gia trên thế giới đều đã rất quan tâm phát triển giáo dục, đào tạo và chiến lược con người, đặc biệt là chiến lược nhân tài.

Hai là, việc lập kế hoạch nguồn nhân lực nhằm đảm bảo có sự tiếp nối các thế hệ công chức lãnh đạo cấp cao có tài năng luôn được coi là một trong những khâu quan trọng trong quản lý và phát triển nguồn nhân lực.

Ba là, công tác tuyển dụng công chức được đặc biệt quan tâm. Dù trong hệ thống chức nghiệp hay theo hệ thống việc làm, để được coi là công chức có tài năng và sau này có thể được cất nhắc, bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo chủ chốt, ứng cử viên phải trải qua tuyển chọn nghiêm ngặt và cạnh tranh cao.

Bốn là, sự thăng tiến về nghề nghiệp của công chức cấp xã được coi là có tài năng tùy thuộc vào trình độ, năng lực và kết quả công việc.

Năm là, trong quá trình công tác, để trở thành công chức giỏi, người công chức phải được luân chuyển giữ các vị trí công tác khác nhau và làm việc ở các cơ quan khác nhau, thậm chí ở các cấp chính quyền khác nhau.

Sáu là, quá trình phát triển của công chức phải trải qua các giai đoạn, từ phát hiện đến đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng. Qua đó, tài năng của các nhân tố sẽ được sàng lọc, phát triển trong điều kiện được sự chăm sóc, giúp đỡ một cách đồng bộ từ gia đình, nhà trường đến Nhà nước, xã hội; từ địa phương đến Trung ương.

Bảy là, đào tạo, bồi dưỡng phải gắn với việc bố trí, sử dụng; người hoàn thành tốt chương trình đào tạo, bồi dưỡng phải được trọng dụng. Các chương trình đào tạo tài năng, chất lượng cao thường được thực hiện rộng rãi và có hiệu quả ở các trường đại học danh tiếng, có uy tín cao.

Tám là, việc chú trọng gửi sinh viên, công chức tài năng đi du học và tu nghiệp ở các nước tiên tiến và tăng cường liên kết, hợp tác với các cơ sở đào tạo có uy tín trên thế giới để tổ chức đào tạo chất lượng quốc tế ở trong nước là điều kiện tiên quyết trong quy trình phát triển người có tài năng.

Chín là, chính sách trọng dụng, đãi ngộ thoả đáng với người có tài năng thường có sự khác biệt và cao hơn mức thông thường.

Mười là, các cấp ủy cần nghiên cứu, quán triệt và quyết tâm cao trong thực hiện các chỉ thị, nghị quyết về công tác tổ chức và công chức. Xác định trách nhiệm, phân công, phân cấp cụ thể, định kỳ sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm, kịp thời chỉ đạo, uốn nắn những sai sót, lệch lạc.

Mười một, vai trò người đứng đầu có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong công tác công chức. Vì vậy, cấp ủy cấp trên phải nắm thật chắc phẩm chất, năng lực của người đứng đầu, kịp thời góp ý, biểu dương hoặc điều chỉnh, thay thế.

Mười hai, bám sát thực tiễn cấp ủy và những yêu cầu mới hiện nay để thực hiện công tác công chức; mạnh dạn, chủ động, sáng tạo thực hiện những vấn đề mới về chủ trương, giải pháp, chính sách đối với công tác công chức.

Mười ba, bên cạnh việc giáo dục rèn luyện đội ngũ công chức xả thân vì nhiệm vụ cách mạng, cần phải có chính sách đãi ngộ hợp lý và xây dựng môi trường làm việc tích cực, giúp côgn chức an tâm công tác, học tập, rèn luyện và cống hiến.

Mười bốn, thường xuyên quan tâm kiện toàn tổ chức bộ máy và xây dựng đội ngũ công chức, chuyên viên làm công tác tổ chức công chức có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có năng lực, trình độ tham mưu cho cấp ủy, đồng thời có chính sách

phù hợp để thu hút công chức giỏi và giúp công chức không ngừng nâng cao trình độ, năng lực.

Chương 2

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)