Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh (Trang 55 - 59)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu theo phương pháp nghiên cứu lý thuyết và thu thập thông tin thông qua tài liệu và khảo sát thực tế tại địa bàn các xã/phường trên địa bàn thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Số liệu khảo sát thực tế từ 2 nguồn: Thông tin sơ cấp và thông tin thứ cấp.

2.2.1.1. Thu thập thông tin thứ cấp

Thông tin thứ cấp sử dụng trong đề tài được thu thập như sau:

- Những dữ liệu thứ cấp từ các sách, báo, tạp chí, các văn kiện, nghị quyết, các công trình đã được xuất bản, các số liệu về tình hình cơ bản của địa bàn nghiên cứu, số liệu thống kê phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của các phường xã trên địa bàn thành phố Uông Bí.

Ngoài ra tác giả Luận văn còn tham khảo các kết quả nghiên cứu đã công bố của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học. Những số liệu này được thu thập bằng cách đọc, trích dẫn như trích dẫn tài liệu tham khảo.

- Các số liệu thống kê có sẵn của các bộ phận có liên quan như: các phòng, ban chuyên môn của tỉnh Quảng Ninh, thành phố Uông Bí, của các xã phường theo từng địa bàn, giai đoạn từ 2019 - 2021.

Quy trình thu thập và phân tích dữ liệu thứ cấp: Liên hệ với các đơn vị, tổ chức cung cấp thông tin và tiến hành sao chép tài liệu.

Rà soát các nguồn thông tin đại chúng: Tìm kiếm dữ liệu mới nhất trên các nguồn dễ tiếp cận như sách báo, tạp chí cả dưới dạng in ấn và trực tuyến.

Các nguồn chủ yếu bao gồm: Sách báo, đài, tivi, internet, tạp chí khoa học chuyên ngành về quản lý nhà nước, phát triển nhân lực, một số kết quả nghiên cứu, thông tin về quy hoạch, các bài phát biểu, các tạp chí đề cập tới công tác đào tạo phát triển đội ngũ công chức.

Kiểm tra dữ liệu: Dữ liệu thu thập từ các nguồn khác nhau được kiểm tra theo các tiêu thức về tính chính xác, tính thích hợp và tính thời sự. Các dữ liệu được đối chiếu và so sánh để có được sự nhất quan thống nhất, đảm bảo nội dung phân tích có được độ tin cậy cao.

Tập hợp và phân tích dữ liệu theo mục tiêu đã xác định: Sau khi đã tập hợp và sàng lọc, dữ liệu thứ cấp chủ yếu được sử dụng để hình thành cơ sở lý luận cũng như tìm hiểu kinh nghiệm thực tế tại các địa phương. Dữ liệu thứ cấp là nguồn tài liệu quan trọng để phân tích các nội dung liên quan đến khái quát thực trạng công tác phát triên chất lượng đội ngũ công chức cấp xã trong chương 3. Bên cạnh đó dữ liệu thứ cấp cũng cung cấp một số thông tin cơ bản cho phần kiến nghị, đề xuất trong chương 4 của đề tài.

2.2.1.2. Thu thập thông tin sơ cấp

Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua cuộc điều tra về các nội dung chất lượng thực hiện công việc và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã.

Đối tượng điều tra là công chức tại cấp xã của 10 xã (Phụ lục 1) trên địa bàn Thành phố Uông Bí. Tiến hành khảo sát qua bảng hỏi cũng như phỏng vấn trực tiếp với các công chức cấp xã, phường bao gồm Trưởng công an, Chỉ huy trưởng quân sự, Mặt trận tổ quốc, Đoàn thanh niên, Hội liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân, Hội cựu chiến binh, văn phòng - thống kê, địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường tài chính - kế toán, tư pháp - hộ tịch, văn hóa - xã hội… tại 10 xã, phường trực thuộc thành phố Uông Bí trong thời gian 30 ngày từ tháng 11 đến tháng 12/2021.

Phát phiếu điều tra và sử dụng phương pháp phỏng vấn một số vị trí công tác của cán bộ công chức thông qua hệ thống biểu mẫu được xây dựng sẵn với các tiêu

chí liên quan trực tiếp đến các vấn đề về số lượng, chất lượng, cơ cấu tổ chức, năng lực, trỉnh độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, phẩm chất đạo đức, độ tuổi, yếu tố sức khỏe, thâm niên nghề nghiệp, thái độ ứng xử và sự tín nhiệm của nhân dân địa phương đối với công chức tại xã, phường của thành phố Việt Trì. Bảng hỏi gồm những vấn đề liên quan tới nội dung nghiên cứu chính của đề tài

2.2.2. Cỡ mẫu điều tra phục vụ số liệu sơ cấp

Xác định số lượng mẫu: Mẫu được lựa chọn dựa trên công thức xác định số mẫu của Slovin (1960) để xác định quy mô mẫu điều tra, cụ thể như sau:

n= N/(1+N*e2)

Trong đó: n: là quy mô mẫu; N: số lượng tổng thể; e: sai số chuẩn (chọn khoảng tin cậy là 95% nên e=0,05).

Tính đến tháng 11 năm 2021, số lượng công chức chuyên môn cấp xã/phường tại Thành phố Uông Bí là 168 người. Thay vào công thức trên, có n=118 (mẫu).

Tác giả thực hiện phát mẫu khảo sát tới tất cả các đơn vị cấp xã phường trên địa bàn thành phố Uông Bí. Để đảm bảo tính khách quan, tránh sự vị nể, e ngại khi trả lời, người được hỏi được chấp nhận ghi rõ danh tính hoặc ẩn danh tùy theo nguyện vọng. Song song các câu hỏi mang tính khảo sát trung bình, các câu hỏi lấy ý kiến, câu hỏi với đáp án mở cũng được đưa vào bảng khảo sát để tiến hành thu thập thêm các thông tin về quan điểm, nhận định của cá nhân người được khảo sát.

Số lượng phiếu thu về, ngoài một số công chức không tham gia trả lời vì các lý do khác nhau, sau khi rà soát, loại bỏ các phiếu trả lời sai quy định, thiếu thông tin, thiếu câu trả lời… thu về được 120 phiếu trả lời đạt yêu cầu. Số lượng 120 phiếu là phù hợp với yêu cầu về cỡ mẫu khảo sát đề ra.

- Thang đo của bảng hỏi: Thang đo Likert 5 mức độ được sử dụng trong nghiên cứu này. Thang đo được tính như sau:

1 2 3 4 5

Chưa đáp ứng yêu cầu

Đáp ứng thấp Đáp ứng trung bình

Đáp ứng khá Đáp ứng tốt

Cụ thể sau khi gán cho các ý kiến trên thang điểm trên sẽ tính điểm số trung bình với thang đo cụ thể như sau:

STT Thang đo Ý nghĩa

1 1,0 đến 1,8 Rất kém

2 1,81 đến 2,6 Kém

3 2,61 đến 3,4 Trung bình

4 3,41 đến 4,2 Tốt

5 4,21 đến 5,0 Rất tốt

2.2.3. Lấy ý kiến chuyên gia

Ngoài phần nội dung phiếu khảo sát, tác giả cũng thực hiện thu thu thập ý kiến của chuyên gia về công tác cán bộ, công tác nâng cao chất lượng công chức cấp xã, phường của thành phố Uông Bí. Phỏng vấn sâu một số đối tượng lãnh đạo, quản lý hoặc có liên quan tới công tác nhận xét, đánh giá chất lượng công chức tại đơn vị. Điều này ngoài mục tiêu kiểm tra tính chính xác của kết quả thu được, đồng thời nhằm tìm ra những khía cạnh còn thiếu mà nội dung khảo sát chưa thể bao quát hết.

2.2.4. Phương pháp xử lý thông tin

Các tài liệu sau khi thu thập được chọn lọc, tính toán các chỉ tỉêu phù hợp cho việc phân tích. Các công cụ, kỹ thuật phân tích được xử lý trên Excel, kết hợp phương pháp mô tả để phục vụ việc phân tích thực trạng…

2.2.5. Phương pháp phân tích thông tin 2.2.5.1. Phương pháp phân tổ

- Những thông tin sau khi thu thập được sẽ được phân tổ theo các tiêu chí cấu thành chất lượng nguồn nhân lực như:

+ Chất lượng nguồn nhân lực và hiện trạng sử dụng, số lượng lao động, độ tuổi, giới tính, sức khoẻ, trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, tin học, tình trạng việc làm, thời gian làm việc, nhu cầu làm thêm, nhu cầu đào tạo, cơ cấu ngành nghề, chất lượng số liệu, mức độ thoả mãn, chế độ đãi ngộ, nhu cầu nhân sự trong tương lai, kế hoạch tuyển dụng...

+ Thông tin vị trí công tác và thông tin của lao động trong đơn vị, độ tuổi, giới tính, sức khoẻ, trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn, tình trạng việc làm, thời

gian làm việc, nhu cầu làm thêm, nhu cầu được đào tạo, cơ cấu ngành nghề, mức độ thoả mãn, chế độ đãi ngộ, nhu cầu nhân sự trong tương lai, kế hoạch tuyển dụng, đào tạo lao động...

2.2.5.2. Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là một phương pháp phổ biến được sử dụng trong phân tích để đánh giá xu hướng và mức độ biến động của các chỉ tiêu có tính chất tương tự. Nó giúp nghiên cứu và xác định mức độ biến động của các chỉ tiêu trong quá trình phân tích. Qua việc so sánh số liệu hiện tại với các số liệu trong quá khứ, chúng ta có thể nhận thấy rõ hơn xu hướng tăng trưởng của các chỉ tiêu đó.

Trong phạm vi nghiên cứu về chất lượng cán bộ công chức cấp xã, phường của Thành phố Uông Bí, phương pháp so sánh được áp dụng để so sánh các yếu tố cấu thành chất lượng cán bộ công chức trong các thời kỳ khác nhau. Qua việc so sánh các yếu tố này, chúng ta có thể đánh giá sự biến đổi và tiến bộ của chất lượng cán bộ công chức theo thời gian.

2.2.5.3. Phương pháp phân tích tổng hợp

Phân tích tổng hợp là chia cái toàn thể của đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, và từ đó giúp chúng ta hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu được cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy bằng cách tổng hợp và đúc kết lại.

Trong luận văn, tác giả sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp nhằm phân chia các nội dung của thực trạng phát triển chất lượng nhân lực thành các vấn đề nhỏ:

thực trạng sự phát triển về mặt số lượng, cơ cấu nhân sự theo độ tuổi, học vấn, lứa tuổi, nâng cao chất lượng nhân sự về mặt học thức, kinh nghiệm. Tác giả tiến hành phân tích từng nội dung nhỏ và tổng hợp lại để rút ra những mặt đạt được và hạn chế trong công tác phát triển chất lượng đội ngũ công chức cấp xã tại địa bàn nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)