Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tại các cấp xã, phường trên địa bàn Thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh (Trang 89 - 92)

Chương 3 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ UÔNG BÍ, TỈNH QUẢNG NINH

3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tại các cấp xã, phường trên địa bàn Thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh

3.3.1. Công tác quy hoạch cán bộ, công chức tại các cấp xã, phường trên địa bàn Thành phố Uông Bí

UBND phải xác định đúng đắn vai trò, tầm quan trọng của công tác tổ chức công tác quy hoạch cán bộ “Muốn có đội ngũ công chức đáp ứng được yêu cầu công việc, nhiệm vụ trước hết phải làm tốt công tác cán bộ và quy hoạch đảm bảo cho công tác quy hoạch đi vào nề nếp chủ động,có tầm nhìn xa,đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trước mắt và lâu dài. Mục tiêu của quy hoạch cán bộ là phải chọn được những công chức thực sự có đầy đủ các tiêu chuẩn theo quy định, phù hợp với tình hình của ngành và địa phương để đưa vào nguồn công chức kế cận dự bị, từng bước thử thách giao nhiệm vụ từ thấp đến đơn giản đến phức tạp tổng hợp, có kế hoạch cụ thể về đào tạo bồi dưỡng rèn luyện trong thực tiễn nhằm tạo nguồn bổ sung công chức có đủ phẩm chất và năng lực yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn”.

Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Quảng Ninh luôn lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát công tác quy hoạch, hàng năm trên cơ sở tiêu chuẩn hoá cán bộ nhằm xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và bố trí cán bộ một cách hợp lý, do vậy công tác này đến nay đã đi dần vào quy củ và được thực hiện theo đúng quy định. Bên cạnh công tác quy hoạch cán bộ thì công tác đào tạo, bồi dưỡng cũng là một trong những mục tiêu quan trọng mà Đảng bộ và chính quyền Thành phố Uông Bí quan tâm thực hiện. Thời gian qua UBND Thành phố Uông Bí đã thực hiện khá tốt công tác cán bộ trong việc luân chuyển, quy hoạch, đào tạo công chức; quy hoạch gắn với công tác đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng công chức. Công tác quy hoạch, tuyển chọn công chức chủ yếu dựa trên nguồn nhân lực thực tế của từng cơ quan chuyên môn, đặc biệt chú ý

về cân bằng giới tính để đảm bảo cơ cấu đội ngũ đồng bộ, phải được đào tạo về các mặt vì có ảnh hưởng lâu dài về chất lượng công chức trong tương lai.

3.3.2. Công tác tuyển dụng cán bộ, công chức

Cơ cấu tuyển dụng chưa thực sự hợp lý, chưa tuyển dụng theo vị trí việc làm;

công tác tuyển dụng còn bị chi phối bởi mối quan hệ người thân, quen, họ hàng, con ông cháu cha dẫn đến việc đánh giá chưa thật đúng về năng lực, trình độ của người dự tuyển. Vì vậy, một số công chức mới được tuyển dụng còn nhiều mặt chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ công tác. Và một số công chức cũng chưa thực sự nắm vững hết công việc, nhiệm vụ của phần mình đảm nhiệm. Tuyển dụng phải chú ý đến việc tuyển được nhân tài, có chế độ chính sách đãi ngộ xứng đáng cho việc thu hút người giỏi tham gia tuyển dụng.

3.3.3. Công tác đào tạo, bồi dưỡng

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức có ảnh hưởng trực tiếp bồi đến chất lượng cán bộ, công chức cấp xã của cơ quan UBND Thành phố. Đào tạo, bồi dưỡng là con đường duy nhất để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị trong điều kiện đội ngũ công chức, ủy ban vẫn còn chưa đủ kiến thức.

Hiện nay công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức của cơ quan UBND Thành phố còn nhiều hạn chế.

Nội dung đào tạo chưa phù hợp, chưa hiệu quả, chủ yếu tập trung vào lý luận ít tính thực tiễn và ứng dụng, chưa xây dựng được chương trình đào tạo một cách khoa học lâu dài, nên còn tình trạng công chức phải học qua nhiều khoá đào tạo, tốn nhiều thời gian nhưng vẫn thiếu kiến thức chuyên môn và kỹ năng cần thiết cho công việc. Tình trạng đào tạo “nhiều thầy, ít thợ” đang là vấn đề đáng báo động của ngành giáo dục hiện nay. Hệ thống đào tạo còn yếu kém, bất cập về quy mô, cơ cấu nội dung, phương pháp và nhất là về chất lượng chưa đáp ứng kịp những nhu cầu đòi hỏi lớn và ngày càng cao đối với công chức. Cụ thể như nội dung đào tạo còn dàn trải, chưa cập nhật kịp thời tình hình thực tế của thành phố, của tỉnh, trong nước và thế giới; phương thức đào tạo chủ yếu dựa theo truyền thống, chưa được đổi mới thường xuyên, phương pháp truyền đạt của giảng viên chưa phù hợp... dẫn đến người học nhàm chán. Đó là nguyên nhân chính dẫn đến hiệu quả đào tạo, bồi

dưỡng công chức hành chính nhà nước ở tỉnh Quảng Ninh trong những năm qua chưa hiệu quả, nhất là những lớp ngắn hạn.

Đào tạo chưa thật sự gắn với quy hoạch, chưa gắn với đầu một bộ phận công chức có quan niệm học để lấy bằng cấp, chứ không phải để lấy kiến thức dẫn đến không đảm bảo chất lượng học tập. Công tác đào tạo ở một số phòng, ban chưa gắn với bố trí, sử dụng; cơ sở vật chất, nội dung và phương pháp đào tạo chậm đổi mới, phương tiện phục vụ cho việc giảng dạy và học tập so với yêu cầu vẫn chưa đáp ứng, nội dung chương trình còn nặng về lý thuyết, thiếu tính thực tiễn, kỹ năng thực hành không nhiều... dẫn đến chất lượng và hiệu quả đào tạo chưa cao. Nói tóm lại đào tạo, bồi dưỡng là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới việc nâng cao chất lượng công chức cấp xã của UBND Thành phố cần đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức nhằm đáp ứng yêu cầu của công việc trong giai đoạn tới.

3.3.4. Công tác sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức

Sử dụng công chức là một khâu quan trọng trong công tác quản lý công chức của Đảng và nhà nước ta. Việc bố trí, sử dụng đội ngũ công chức vẫn còn bất cập. Ở một số phòng, ban cơ quan, đơn vị vẫn còn tình trạng công chức có trình độ chuyên môn giỏi, có năng lực quản lý điều hành, phẩm chất tốt nhưng chưa được đề bạt, bổ nhiệm vào vị trí công tác tương xứng. Trong khi đó, có công chức hành chính nhà nước còn hạn chế về chuyên môn, về nghiệp vụ phẩm chất lại được giao đảm nhận những vị trí chủ chốt hoặc lãnh đạo cấp phòng trong các cơ quan, đơn vị. Hiện tượng phân công nhiệm vụ trái với ngành nghề đào tạo, không đúng cơ cấu, tuy không phổ biến nhưng vẫn còn tồn tại ở một số cơ quan, đơn vị. Vì vậy cần sử dụng công chức đúng với khả năng, trình độ, sở trường, ngạch, bậc đang giữ vì có ảnh hưởng lớn đến nâng cao chất lượng công chức của đơn vị.

3.3.5. Phân tích công việc

Do chưa thực hiện phân tích công việc nên chưa có bản mô tả công việc thể cho từng vị trí việc làm, dẫn đến sự trùng lắp, chồng chéo công việc, thiếu trách nhiệm, đùn đẩy công việc trong thực hiện nhiệm vụ tại một số phòng, ban thuộc cơ quan UBND xã, phường. Công chức chưa hiểu rõ về công việc, trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của bản thân nên thực hiện công việc hiệu quả không cao. Vì thiếu phân tích công việc nên không xây dựng được chỉ tiêu đánh giá mức độ hoàn thành công việc, dẫn đến việc

đánh giá thực hiện công việc chung chung. Do thiếu phân tích công việc nên không xác định đúng nhu cầu đào tạo và nâng cao chất lượng công chức, không tuyển được công chức có năng lực, đáp ứng yêu cầu của công việc...

3.3.6. Đánh giá thực hiện công việc của cán bộ, công chức

Đánh giá việc thực hiện công việc của công chức đóng một vai trò trọng trong quản trị nguồn nhân lực nói chung và trong nâng cao chất lượng công chức cấp xã trên địa bàn Thành phố nói riêng. Việc đánh giá kết quả thực hiện công việc đúng sẽ xác định được kết quả lao động cụ thể của từng cá nhân, từng công chức trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Việc đánh giá thực hiện công việc của công chức là cơ sở cho việc tuyển chọn bố trí, sử dụng công chức.

3.3.7. Chế độ đãi ngộ đối với công chức

Đây là một trong những nguyên nhân làm cho chất lượng của công chức chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc và thu hút được công chức chất lượng cao về làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước. UBND Thành phố cần chú trọng đến chính sách đãi ngộ công chức tạo động lực một cách hữu hiệu, hấp dẫn để công chức yên tâm với công việc. Khi nói tới các chính sách và biện pháp khuyến khích tạo động lực cho người lao động không chỉ đơn giản chỉ chính sách thu nhập, tiền lương của công chức, mặc dù tiền lương, thu nhập là một trong những chính sách quan trọng nhất của tạo động lực và khuyến khích công chức. Điều quan trọng là phải có hệ thống các chính sách và biện pháp đồng bộ liên quan đến lợi ích của công chức. Để tạo ra được các chính sách tạo động lực cho công chức yên tâm công tác, tâm huyết gắn bó với công việc, thì hệ thống chính sách và các biện pháp phải xuất phát từ những mong muốn, nhu cầu chính đáng của đội ngũ công chức.

Sự không đồng bộ và chưa chặt chẽ của hệ thống pháp luật về công chức là một trong những nguyên nhân quan trọng làm ảnh hưởng tới chất lượng công chức cấp xã trên địa bàn Thành phố trong việc đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của công việc hiện tại, yêu cầu CNH-HĐH của Thành phố, của tỉnh và của đất nước.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)