Khái quát chung về thành phố Uông Bí

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh (Trang 61 - 71)

Chương 3 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ UÔNG BÍ, TỈNH QUẢNG NINH

3.1. Khái quát về các xã trên địa bàn thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh

3.1.1. Khái quát chung về thành phố Uông Bí

3.1.1.1. Vị trí địa lý, tiềm năng, lợi thế

Uông Bí là thành phố nằm ở phía Tây tỉnh Quảng Ninh.

Phía Bắc giáp huyện Lục Ngạn (tỉnh Bắc Giang).

Phía Nam giáp huyện Thủy Nguyên (thành phố Hải Phòng).

Phía Đông giáp Tp Hạ Long và thị xã Quảng Yên (tỉnh Quảng Ninh).

Phía Tây giáp thị xã Đông Triều (tỉnh Quảng Ninh).

Uông Bí nằm cách Thủ đô Hà Nội 130 km, cách thành phố Hải Dương 60 km, cách trung tâm thành phố Hải Phòng 30 km, cách thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh 45 km; có mạng lưới giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy thuận tiện cho giao lưu, tiêu thụ hàng hóa.

Uông Bí nằm trong vùng tam giác động lực phát triển miền Bắc là Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; là đô thị loại II đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, với kỳ vọng sẽ trở thành một đô thị kiểu mẫu, phát triển nhanh và bền vững ở vùng Đông Bắc Việt Nam.

Thành phố có vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng, an ninh, là tuyến phòng thủ phía Đông Bắc của Tổ quốc.

* Tiềm năng, lợi thế:

Ngày 28/10/1961, thị xã Uông Bí chính thức được thành lập. Trong quá trình xây dựng và phát triển, Uông Bí đã có những bước phát triển vượt bậc. Ngày 01/2/2008: Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 187/QĐ-BXD công nhận thị xã Uông Bí là đô thị loại III trực thuộc tỉnh Quảng Ninh. Ngày 25/2/2011: Chính phủ Ban hành Nghị quyết số 12/NQ-CP thành lập TP Uông Bí trực thuộc tỉnh Quảng Ninh. Ngày 28/11/2013: Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2306/QĐ- TTg công nhận thành phố Uông Bí là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Quảng Ninh.

Uông Bí có nhiều tiềm năng, lợi thế nổi trội, là điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư phát triển kinh tế, du lịch, dịch vụ của Thành phố cũng như của tỉnh Quảng Ninh.

Uông Bí có Di tích lịch sử văn hóa và danh thắng Yên Tử (Kinh đô Phật giáo - Thiền phái Trúc Lâm Việt Nam) và Đình Đền Công là di tích Quốc gia đặc biệt.

Thành phố còn có các di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh như: Đền - Chùa Hang son, Chùa Ba Vàng, Chùa Phổ Am, Đình - Chùa Lạc Thanh, cụm Di tích Đình - Nghè Bí Giàng, Di tích lưu niệm sự kiện Bác Hồ về thăm Uông Bí năm 1965 tại phường Trưng Vương và các khu du lịch sinh thái như: Hồ Yên Trung, Lựng Xanh...

Thành phố có nguồn tài nguyên khoáng sản than rất lớn (là khu vực có trữ lượng than lớn nhất Quảng Ninh) đang được khai thác. Đây là ngành công nghiệp quan trọng thúc đẩy ngành công nghiệp điện, cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng phát triển thành các khu công nghiệp tập trung tại Vàng Danh, khu vực phía Nam Quốc lộ 18A, ven Quốc lộ 10 và khu đê Vành Kiệu...

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Uông Bí nằm trong dải cánh cung Đông Triều - Móng Cái, chạy dài theo hướng Tây - Đông; kiến tạo địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam. Phía Bắc cao nhất là núi Yên Tử với độ cao 1.068m, núi Bảo Đài cao 875m. Phía Nam thấp nhất là vùng bãi bồi, trũng ngập nước ven sông Đá Bạc.

Thành phố Uông Bí có 2/3 diện tích là đồi núi dốc nghiêng từ Bắc xuống Nam, được phân tách thành 3 vùng rõ rệt:

Vùng cao: chiếm 65,04% tổng diện tích tự nhiên của Thành phố, gồm xã Thượng Yên Công, phường Vàng Danh và phần diện tích nằm ở phía Bắc Quốc lộ 18A thuộc các phường Nam Khê, Bắc Sơn, Thanh Sơn, Quang Trung, Trưng Vương và Phương Đông.

Vùng thung lũng: Nằm giữa dãy núi cao phía Bắc và dãy núi thấp phía Nam, có địa hình thấp, chạy dọc theo đường 18B từ Nam Mẫu đến Vành Danh thuộc xã Thượng Yên Công và Phường Vàng Danh. Vùng này có diện tích rất nhỏ, chiếm 1,2% diện tích tự nhiên Thành phố.

Vùng Thấp: Bao gồm các xã, phường nằm ở phía Nam Quốc lộ 18A như phường Phương Nam, Phương Đông, Nam Khê, Quang Trung, Trưng Vương. Vùng

này địa hình bằng phẳng, chủ yếu là các cánh đồng phù sa ven sông có độ dốc cấp I (0÷80) nằm xen giữa các kênh rạch, ruộng canh tác ở độ cao từ 1÷5m so với mặt nước biển. Diện tích khoảng 7.700 ha, chiếm 26,90% diện tích tự nhiên Thành phố.

3.1.1.3. Khí hậu

Vị trí địa lý và địa hình nằm trong cánh cung Đông Triều - Móng Cái, có nhiều dãy núi cao ở phía Bắc và thấp dần xuống phía Nam đã tạo cho Uông Bí một chế độ khí hậu đa dạng, phức tạp vừa mang tính chất khí hậu miền núi vừa mang tính chất khí hậu miền duyên hải.

Dãy núi Bình Hương với độ cao 384 m nằm giữa vùng núi Yên Tử và núi Bảo Đài đã tạo nên dải thung lũng dài, hẹp và vùng đất thấp làm cho khí hậu Uông Bí phân thành nhiều tiểu vùng khác nhau. Trong đó, vùng núi cao phía Bắc đường 18B có khí hậu miền núi lạnh và mưa vừa; vùng núi cao dọc đường 18B có khí hậu thung lũng, ít mưa, mùa hè nóng, mùa đông lạnh; vùng núi nằm giữa phía Nam đường 18B và phía Bắc đường 18A kéo dài đến hạ lưu sông Đá Bạc có tính chất khí hậu miền duyên hải.

Nhiệt độ trung bình năm là 25.10C. Tổng số giờ nắng trong năm: 1.425,4. Độ ẩm không khí trung bình các tháng trong năm là 82,5%.

Tổng lượng mưa trung bình năm là 1553.4 mm.

Hướng gió chủ đạo trong năm là hướng Đông Nam thổi vào mùa hè và Đông Bắc thổi vào mùa đông. Trong các tháng mùa hè thường chịu ảnh hưởng của mưa bão với sức gió và lượng mưa lớn.

Cũng như các huyện, thị xã, thành phố khác ven biển Bắc Bộ, trung bình mỗi năm có khoảng 2-3 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp tới Uông Bí.

Khí hậu ở Uông Bí thuận lợi cho phát triển kinh tế, đời sống và môi sinh.

Trong đó, nhờ địa hình đa dạng tạo ra nhiều vùng khí hậu khác nhau, thích hợp cho sản xuất nông lâm thủy sản và phát triển các loại hình du lịch.

3.1.1.4. Thủy văn

Thành phố Uông Bí chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ nhật triều vịnh Bắc Bộ, biên độ giao động thủy triều trung bình 0,6m. Thành phố có 3 con sông chảy qua là sông Bá Bạc, Sông Uông và Sông Sinh. Hệ thống sông suối phần lớn là sông nhỏ, diện tích lưu vực hẹp, nguồn nước và lưu lượng không đáng kể.

Sông Đá Bạc đoạn chạy qua Thành phố (thuộc địa phận các phường: Phương Nam, Phương Đông, Quang Trung) chiều dài 12km, rộng trung bình 400m, độ sâu lúc thủy triều lên đảm bảo cho tàu 5.000 tấn và xà lan 400 - 500 tấn ra vào cảng.

Đây là tuyến đường thủy liên tỉnh, tàu bè và thuyền lớn vận chuyển vật tư, hàng hóa đi Hải Dương, Hải Phòng và ngược lại.

Sông Uông được tiếp nối từ sông Vàng Danh, kết thúc ở phần đất phường Quang Trung, thuộc ranh giới giữa vùng nước ngọt và nước mặn, có đập tràn để lấy nước làm mát cho Nhà máy điện Uông Bí.

Sông Sinh chảy qua trung tâm Thành phố dài 15km, có khả năng cung cấp nước cho nông nghiệp và nuôi thủy sản.

Thành phố có hai hồ nước: Hồ Yên Trung diện tích 50ha và hồ Tân Lập diện tích 16ha. Hai hồ lớn này cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp ở các khu vực xung quanh. Ngoài ra đây còn là những địa điểm hấp dẫn khách du lịch tới vui chơi, giải trí.

3.1.1.5. Diện tích tự nhiên

Tổng diện tích đất tự nhiên là 25.546,40ha. Trong đó các loại hình thổ nhưỡng khác nhau được ghi nhận tại các khu vực, đưa ra những thách thức nhất định về việc canh tác và quản lý kinh tế nông nghiệp, đòi hỏi các cán bộ phụ trách phải có sự am tường về đặc tính mỗi khu vực khi đưa ra các chiến lược phát triển kinh tế dựa trên yếu tố về thổ nhưỡng. Về chi tiết, trên địa bàn thành phố Uông Bí phân bố các loại đất, gồm:

- Nhóm đất mặn M (Salic Fluvisols: FLs): hình thành từ những sản phẩm phù sa sông, biển được lắng đọng trong môi trường nước biển, diện tích 5.427ha, chiếm 0,68% diện tích tự nhiên. Phân bố ở Phương Nam, Phương Đông, Yên Thanh, Quang Trung, Trưng Vương.

- Đất mặn sú vẹt đước glây nông Mm-g1 (Epi Gleyi Salic Fluvisols: FLs-g1) diện tích 576,59ha, chiếm 2,4% diện tích tự nhiên, phân bố ở Phương Nam, Phương Đông, Yên Thanh, Quang Trung, Trưng Vương. Đây là loại đất tốt, độ phì thực tế cao, thích hợp với phần lớn rừng ngập mặn và nuôi trồng thủy sản.

- Đất phèn mặn SM (Sali Thionic Fluvisols: FL ts): Diện tích 1.603,87ha, chiếm 6,67% diện tích tự nhiên, phân bố ở Phương Nam, Phương Đông, Yên Thanh, Quang Trung, Trưng Vương. Phần lớn diện tích đất phèn hiện tại được sử dụng trồng 1-2 vụ lúa năng suất thấp.

- Đất phù sa P (Fluvisols - FL): diện tích 357,98 ha, chiếm 1,49% diện tích tự nhiên toàn Thành phố, chiếm 45,68% diện tích nhóm đất phù sa. Phân bố ở các phường Phương Đông, Phương Nam, Nam Khê, Trưng Vương, Quang Trung.

- Đất phù sa không được bồi có tầng loang lổ glây nông: Pc-l-g1 (Epi gleyi Plinthi Dystric Fluvisols: FLd-p-g1). Diện tích 374,89ha chiếm 1,56% diện tích đất tự nhiên, chiếm 47,55% diện tích đất phù sa, phân bố ở các phường Yên Thanh, Trưng Vương và Quang Trung.

- Đất phù sa không được bồi có tầng loang lổ glây sâu: Pc-l-g2(Endo gleyi Plinthi Dystric Fluvisols: FLd-p-g2). Diện tích 53,21ha, chiếm 0,22% diện tích tự nhiên, chiếm 6,77% diện tích nhóm đất phù sa, phân bố ở Nam Khê.

- Đất xám X (acrisols: AC): đất xám điển hình xẫm màu Xh-u (Umbric Haplic Acrisols:ACh-u). Diện tích 413,27ha, chiếm 1,72% diện tích tự nhiên. Phân bố ở Phương Nam, Phương Đông, Thanh Sơn, Yên Thanh.

- Đất vàng đỏ: (1) Đất vàng đỏ đá lẫn sâu Fv-sk2 (Endo Skeleti Ferralic Acrisols:ACf-sk2) 10.491,78ha chiếm 43,64% diện tích tự nhiên Thành phố, 64,28% diện tích đất vàng đỏ, phân bố ở Thượng Yên Công, Vàng Danh, Bắc Sơn và Thanh Sơn.

- Đất vàng nhạt đá sâu: FVv-đ2 (Endo lithi Ferralic Acrisols ACf-l2). Diện tích 5351,28ha chiếm 22,26% diện tích tự nhiên, chiếm 32,79% diện tích đất vàng đỏ. Phân bố ở Thượng Yên Công, Phương Đông; Thanh Sơn, Quang Trung, Bắc Sơn, Trưng Vương, Nam Khê và Vàng Danh.

- Đất vàng nhạt đá lẫn sâu FVv-sk2 (Endo Skeleti Ferralic Acrisols: ACf- sk2) 478,21ha chiếm 1,99% diện tích tự nhiên Thành phố, chiếm 2,93% diện tích đất đỏ vàng, phân bố ở Phương Đông, Thanh Sơn, Quang Trung.

Đất vàng đỏ phân bố rộng, đặc điểm của đất phụ thuộc vào địa hình, mẫu chất, thảm thực vật, môi trường sinh thái sử dụng đất. Ở Uông Bí phần lớn đất vàng đỏ nằm ở độ dốc > 200, tầng đất mịn dày 50-100cm đất chua, nghèo bazơ và các chất dễ tiêu, độ phì tự nhiên trung bình thấp. Một phần diện tích còn hoang hoá dưới thảm cỏ hoặc cây lùm bụi, diện tích còn lại được che phủ bằng thảm rừng và một ít cây trồng.

- Đất mùn vàng nhạt trên núi: Hv (Humic acrisols: ACu): đất mùn vàng nhạt trên núi đá nông HVv-đ1 (Epi Lithi Humic Acrisols: ACu - l1). Diện tích có 319,34ha chiếm 1,33% diện tích tự nhiên toàn Thành phố. Phân bố ở dãy núi Yên Tử thuộc xã Thượng Yên Công 169,59ha và Vàng Danh 149,75ha.

- Đất nhân tác NT (Anthrosols: AT): 1033,11ha chiếm 4,3% diện tích tự nhiên. Phân bố ở Thượng Yên Công 392,34ha; Phương Đông 266,87ha; Thanh Sơn 122,42ha; Quang Trung 38,82ha; Bắc Sơn 115,74ha và Vàng Danh 96,92ha.

3.1.1.6. Dân số

Quy mô dân số: Quy mô dân số của thành phố Uông Bí (theo số liệu của Niên giám thống kê năm 2019) là 127.120 người.

Với xu hướng đô thị hóa cũng như sự tập trung trong các điều kiện phát triển kinh tế - xã hôi, cơ cấu dân số trong các năm qua có chiều hướng thay đổi theo hướng tỷ lệ dân số nội thành ngày một tăng, tỷ lệ dân số ngoại thành giảm dần. Về chi tiết, tỷ lệ tăng dân số hiện ước tính khoảng 1,12%, với mật độ dân số xấp xỉ 492,1 người/km2.

Bảng 3.1. Diện tích, dân số thành phố Uông Bí phân theo đơn vị hành chính STT Tên đơn vị hành chính Diện tích tự nhiên (ha) Dân số (người)

1. Phường Nam Khê 750,77 10.987

2. Phường Trưng Vương 1.546,24 10.648

3. Phường Quang Trung 1.404,88 23.409

4. Phường Bắc Sơn 2.714,39 7.053

5. Phường Vàng Danh 5.433,50 12.428

6. Phường Thanh Sơn 945,69 17.676

7. Phường Yên Thanh 1.444,57 9.668

8. Phường Phương Nam 2.173,49 13.744

9. Phường Phương Đông 2.393,22 15.352

10. Xã Thượng Yên Công 6.739,66 6.155

Tổng số toàn thành phố: 25.546,40 127.120

(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2019)

3.1.1.7. Tỷ lệ lao động qua đào tạo của thành phố: tăng bình quân 4,4%/năm (năm 2015, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 68%, đến năm 2020 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 90%), trong đó có chứng chỉ đào tạo nghề trở lên đạt 47%.

Thành phố Uông Bí có lợi thế là trung tâm công nghiệp, du lịch, y tế và đào tạo phía Tây của tỉnh, trên địa bàn có các trường dạy nghề, Cao đẳng, và 2 trường Đại học. Nguồn nhân lực lao động kỹ thuật được đào tạo cơ bản dồi dào, gồm các trình độ: trên đại học, đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật lành nghề. Ngoài ra, thành phố Uông Bí nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói chung đã xây dựng được các chiến lược thu hút nhân tài, phát triển nguồn lực lao động, nâng cao chất lượng cuộc sống cũng như thu nhập của người dân, do đó trong các năm gần đây, chất lượng con người tại địa phương được nâng cao rõ rệt. Điều này cũng góp phần giúp lực lượng cán bộ công chức địa phương có thêm nguồn bổ sung nhân lực quý giá.

3.1.1.8. Tài nguyên rừng

Năm 2018, diện tích rừng của TP. Uông Bí là 13.526,46 ha chiếm 52,94%

tổng diện tích tự nhiên.

Rừng Uông Bí chủ yếu là rừng nghèo, đây là loại rừng đã được khai thác nhiều lần, trữ lượng rừng đạt khoảng 50-70m3/ha. Chủ yếu là các loại rừng gỗ, tre, nứa hỗn giao; tuy nhiên vẫn có một số loại gỗ quý hiếm như lát hoa, lim xanh, sến, táu...

Ngày 26/9/2011, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 1671/QĐ-TTg thành lập Khu rừng Quốc Gia Yên Tử, tỉnh Quảng Ninh thuộc loại khu rừng lịch sử - văn hóa - môi trường trong hệ thống các khu rừng đặc dụng Việt Nam. Rừng Yên Tử có tổng diện tích 2.783 ha, trong đó 2.060,3 ha là rừng tự nhiên có hệ động thực vật vô cùng đa dạng và phong phú.

Theo số liệu điều tra của phân viện điều tra Tây Bắc Bộ tháng 9/2011 tại khu rừng Quốc gia Yên Tử - tỉnh Quảng Ninh (Dự án xây dựng rừng Quốc gia Yên Tử) đã xác định được 830 loại thực vật bậc cao có mạch của 509 chi, 171 họ thuộc 5 ngành thực vật chính. Theo đánh giá ban đầu của các chuyên gia thực vật, rừng Yên Tử hiện nay là trung tâm của vùng phân bố Táu mật, Sao Hòn Gai, Lim xanh, Gụ lau, Sến mật, Hồng tùng, Trầu tiên, Sú rừng, Mai vàng,... Trong đó có 38 loài

thực vật đặc hữu quý hiếm như lim xanh, táu mật, lát hoa, thông tre, la hán rừng, vù hương, kim giao... Tổng số loài động vật ở cạn có xương sống là 151 loài, trong đó: Thú có 35 loài thuộc 17 họ, 5 bộ; Chim có 77 loài thuộc 32 họ, 11 bộ;

Bò sát có 34 loài thuộc 10 họ, 2 bộ; Lưỡng thê có 15 loài thuộc 5 họ, 2 bộ. Trong đó có 23 loài đặc hữu quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam như: voọc mũi hếch, sóc bay lớn, ếch gai, ếch ang...

3.1.1.9. Tài nguyên khoáng sản

Nguồn khoáng sản hóa thạch lớn nhất của Uông Bí là than đá, trữ lượng vùng than Đông Triều - Mạo Khê - Uông Bí đạt 1,4 tỷ tấn, chiếm 40% trữ lượng than toàn Tỉnh (toàn Tỉnh 3,5 tỷ tấn). Công nghiệp khai thác than Uông Bí đã được thực hiện từ năm 1916. Sản lượng khai thác than hiện nay trên vùng Vàng Danh đạt hơn 7,8 triệu tấn/năm. Công nghiệp khai thác, chế biến than là ngành công nghiệp chủ đạo có tác động rất lớn đến phát triển KTXH Thành phố.

Ngoài than đá, Uông Bí còn có các khoáng sản để sản xuất vật liệu xây dựng: đá, sỏi, cát, xi măng, vôi, gạch ngói... phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Đáng kể là đá vôi với trữ lượng 28 - 30 triệu m3 phân bố chủ yếu ở phường Phương Nam (hiện nay nhà máy xi măng đã được xây dựng với công suất gần 50 vạn tấn/năm; khai thác đá với quy mô lớn công suất 40 vạn m3/năm); đá sét có trữ lượng 595 nghìn tấn ở bãi sỏi; sản xuất gạch tuynen của Công ty Cổ phần Xây dựng Quảng Ninh công suất 15 triệu viên/năm.

Bảng 3.2. Tài nguyên khoáng sản của Thành phố

TT Tài nguyên Trữ lượng Tiềm năng Địa điểm 11 Than đá (tr.tấn) 300 500 Vàng Danh, Thượng Yên

Công, Phương Đông 22 Đá vôi (tr. m3) 28-30 45 Phương Nam, Ph.Đông

33 Đất sét (tr.m3) 20-22 30 Thanh Sơn

44 Cát xây dựng (tr.m3) 5-10 20 Phương Đông, Thanh Sơn 85 Nhựa thông (tấn) 550-600 650 Phương Đông, Bắc Sơn,

Trưng Vương, Nam Khê 66 Gỗ các loại (1.000m3) 847 Khoanh nuôi Rừng phía Bắc Thành phố

(Nguồn: Quy hoạch phát triển công nghiệp thành phố Uông Bí giai đoạn 2011- 2020, định hướng đến năm 2025)

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh (Trang 61 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)