Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh lưu xá (Trang 36 - 41)

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

Đề tài được nghiên cứu theo phương pháp nghiên cứu lý thuyết và thu thập thông tin thông qua tài liệu và khảo sát thực tế tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Lưu Xá. Số liệu khảo sát thực tế từ 2 nguồn: Thông tin sơ cấp và thông tin thứ cấp.

2.2.1.1. Thu thập thông tin thứ cấp

Số liệu thứ cấp là các số liệu liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến nội dung nghiên cứu của đề tài. Tác giả căn cứ vào các tài liệu đã được công bố, các báo cáo, số liệu thống kê tình hình kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Lưu Xá qua các thời kỳ. Cụ thể như sau:

+ Căn cứ vào dữ liệu được lưu trữ và các báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Lưu Xá trong 3 năm từ năm 2020 đến 2022. Trong các báo cáo này có đầy đủ các thông tin mà tác giả cần để sử dụng trong đề tài như tổng số lao động của các năm, số lượng lao động phân theo từng bộ phận, phòng ban chuyên môn, cơ cấu lao động theo độ tuổi, cơ cấu lao động theo giới tính, cơ cấu lao động theo tính chất lao động. Số liệu thứ cấp để phân tích thực trạng chất lượng nguồn nhân lực gồm trình độ chuyên môn của cán bộ được chia chi tiết ở các cấp bậc đào tạo khác nhau từ chưa có bằng từ trung cấp trở lên đến có bằng trung cấp,

cao đẳng, đại học và sau đại học. Ứng với đó là hình thức đào tạo gồm đào tạo theo hình thức chính quy tập trung và đào tạo theo hình thức tại chức, mở rộng, chuyên tu, từ xa. Tiếp đó là chuyên ngành đào tạo, trình độ ngoại ngữ, tin học và lý luận chính trị.

+ Căn cứ vào Báo cáo bình xét danh hiệu thi đua cuối năm để đánh giá hiệu quả làm việc của từng cán bộ nhân viên cũng như sự đoàn kết của cả tập thể Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Lưu Xá.

+ Căn cứ vào kết quả khám sức khỏe định kì để đánh giá tình trạng sức khỏe của từng cán bộ nhân viên Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Lưu Xá.

+ Căn cứ vào Chiến lược phát triển Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đến năm 2030 để đưa ra mục tiêu cũng như định hướng hoạt động của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Lưu Xá trong thời gian tới.

+ Căn cứ vào Quy định về công tác tổ chức cán bộ trong hệ thống Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Quyết định này quy định rất cụ thể về điều kiện, tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục tuyển dụng và căn cứ để Bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ tại Hội sở chính và các chi nhánh trực thuộc.

2.2.1.2. Thu thập thông tin sơ cấp

* Mục đích khảo sát:

Đánh giá thực trạng về hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, chi nhánh Lưu Xá xuất phát từ phía Cán bộ nhân viên và khách hàng của chi nhánh.

+ Chọn mẫu điều tra:

* Đối với phiếu điều tra dành cho đối tượng khảo sát là cán bộ nhân viên của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, chi nhánh Lưu Xá

Tính đến hết ngày 31/12/2022, Vietinbank, chi nhánh Lưu Xá có 125 cán bộ, người lao động làm việc tại chi nhánh. Căn cứ vào quy mô nguồn nhân lực của Vietinbank Lưu Xá tác giả tiến hành điều tra toàn bộ 125 cán bộ, người lao động của Vietinbank Lưu Xá.

* Đối với phiếu điều tra dành cho đối tượng khảo sát là khách hàng của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, chi nhánh Lưu Xá

Chọn mẫu số khách hàng giao dịch của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, chi nhánh Lưu Xá khoảng 9300 người trong năm 2022. Vì vậy, quy mô mẫu sẽ được tính theo công thức SLovin sau:

n = N

= 9300

= 385 1+N x e2 1 + 0,052 x 9300

Trong đó:

n: Quy mô mẫu mong muốn N: Tổng thể mẫu

e: sai số %

Mẫu được chọn có chọn lọc từ số khách hàng có sử dụng sử dụng dịch vụ tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Lưu Xá trong năm 2022

+ Phương pháp điều tra:

Tác giả dùng một hệ thống các câu hỏi theo những nội dung xác định nhằm thu thập thông tin khách quan liên quan đến các tiêu chí tổng hợp của nhân lực (phương pháp điều tra bằng An - két) người được hỏi sẽ trả lời bằng cách viết trong một thời gian nhất định. Phương pháp này cho phép điều tra, thăm dò ý kiến đồng loạt nhiều người nên tác giả đã sử dụng phương pháp này.

* Cách thức tiến hành

Mỗi đối tượng trong mẫu được chọn điều tra thì tác giả phát 1 phiếu điều tra.

Phương pháp điều tra được thực hiện là phát bảng hỏi, thu thập bảng hỏi thông qua hình thức trực tiếp.

Đối với đối tượng là cán bộ nhân viên: số phiếu phát ra là 125, số phiếu thu về 125. Tỷ lệ đạt 100%

Đối với đối tượng là khách hàng của chi nhánh ; số phiếu phát ra là 385 phiếu, số phiếu thu về 383. Tỷ lệ đạt 99,48%

* Thang đo của bảng hỏi: Thang đo Likert 5 mức độ được sử dụng trong nghiên cứu này. Thang đo được tính như sau:

Bảng 2.1 Thang đo và ý nghĩa thang đo Likert

STT Thang đo Ý nghĩa

1 1,00 đến 1,80 Rất kém

2 1,81 đến 2,60 Kém

3 2,61 đến 3,40 Trung bình

4 3,41 đến 4,20 Tốt

5 4,21 đến 5,00 Rất tốt

* Nội dung phiếu điều tra

Đối tượng là cán bộ nhân viên tại chi nhánh

Phần I: Thông tin cá nhân (đơn vị) của người (đơn vị) tham gia trả lời bảng câu hỏi điều tra như: Tên, tuổi, giới tính, trình độ đào tạo, chức vụ, thời gian công tác.

Phần II: Các câu hỏi điều tra cụ thể được lựa chọn từ phần vấn đề cần giải quyết, xoay quanh vấn đề: đánh giá chất lượng nguồn lực hiện tại và đánh giá những biện pháp nâng cao chất lượng mà ngân hàng đã áp dụng.

Việc chuẩn bị phiếu điều tra và nội dung của phiếu điều tra dựa vào mục tiêu nghiên cứu và mục tiêu của việc điều tra. Đối với một số tiêu chí đánh giá người được hỏi sẽ đánh giá và xếp hạng từ 1 đến 5 tương ứng: Rất tốt, tốt, tương đối tốt, bình thường, yếu hoặc từ 1 đến 3 tương ứng với: đồng ý, không đồng ý, không có ý kiến…

Đối với khách hàng của chi nhánh - Nội dung phiếu điều tra:

Bảng câu hỏi điều tra sẽ được chia thành hai phần chính:

Phần I: Thông tin cá nhân (đơn vị) của người (đơn vị) tham gia trả lời bảng câu hỏi điều tra như: Tên, tuổi, giới tính

Phần II: Các câu hỏi điều tra cụ thể được lựa chọn từ phần vấn đề cần giải quyết, xoay quanh vấn đề đánh giá về nhân viên ngân hàng dưới khía cạnh về đạo đức nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm làm việc, tác phong trong công việc, và đánh giá về thai độ của nhân viên khi tiếp xúc với khách hàn

Việc chuẩn bị phiếu điều tra và nội dung của phiếu điều tra dựa vào mục tiêu nghiên cứu và mục tiêu của việc điều tra. Đối với một số tiêu chí đánh giá người được hỏi sẽ đánh giá và xếp hạng từ 1 đến 5 tương ứng: Hoàn toàn đồng ý, đồng ý, bình thường, không đồng ý và hoàn toàn không đồng ý

2.2.2. Phương pháp tổng hợp số liệu

Sau khi thu thập được các thông tin tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin là số liệu lịch sử và số liệu khảo sát thực tế thì tiến hành lập lên các bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ...

Toàn bộ số liệu thu thập được xử lý bởi chương trình Excel trên máy tính.

Đối với những thông tin là số liệu định lượng thì tiến hành tính toán các chỉ tiêu cần thiết như số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình và lập thành các bảng biểu, đồ thị.

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin 2.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp này được sử dụng nhằm trình bày một cách khái quát, phản ánh trực quan các số liệu phân tích. Phương pháp giúp xử lí, phân tích con số của các hiện tượng số lớn từ đó hiểu bản chất và tính quy luật của chúng trong điều kiện thời gian và không gian cụ thể. Phương pháp này kết hợp với phân tích đồ họa đơn giản như các đồ thị mô tả dữ liệu, biểu diễn các dữ liệu thông qua đồ thị, bảng biểu diễn số liệu tóm tắt. Trong khuôn khổ luận văn tác giả sử dụng phương pháp này để hệ thống hóa các số liệu về đặc điểm địa bàn nghiên cứu và số lượng, trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị, trình độ tin học ngoại ngữ của CBCC ở Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Lưu Xá bằng phân tổ thống kê, tính các chỉ tiêu tổng hợp về tuyệt đối, số tương đối, số bình quân để phân tích tình hình biến động của hiện tượng theo thời gian.

2.2.3.2. Phương pháp so sánh

Sau khi tính toán số liệu ta tiến hành so sánh số liệu giữa các năm. Từ đó đưa ra được những nhận xét, đánh giá thông qua kết quả tổng hợp và tính toán số liệu về việc nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng NNL tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Lưu Xá từ năm 2020 đến năm 2022. Từ những nhận xét đánh giá đưa ra các kết luận về việc nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng NNL tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Lưu Xá: Những thuận lợi, khó khăn;

những ưu điểm, nhược điểm còn tồn tại.

2.2.3.3. Phương pháp phân tích tổng hợp

Phân tích tổng hợp là chia cái toàn thể của đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, và từ đó giúp chúng ta hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu được cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy bằng cách tổng hợp và đúc kết lại.

Trong luận văn, tác giả sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp nhằm phân chia các nội dung của công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thành các vấn đề nhỏ: hoạt động nâng cao trí lực (tuyển dụng nhân lực và thu hút nhân tài ; sử dụng nguồn nhân lực hợp lý; đào tạo và phát triển nguồn nhân lực), hoạt động nâng cao thể lực (xây dựng thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý; công tác chăm sóc sức khỏe cho người lao động) và hoạt động nâng cao tâm lực (giáo dục nâng cao đạo đức nghề nghiệp; đánh giá thực hiện công việc công bằng; chính sách khen thưởng và kỷ luật) . Tác giả tiến hành phân tích từng nội dung nhỏ và tổng hợp lại để rút ra những mặt đạt được và hạn chế trong công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Chi nhánh.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh lưu xá (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)