CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Giới thiệu về Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, chi nhánh Lưu Xá
3.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, chi nhánh Lưu Xá
Căn cứ quyết định số 925/2020/QĐ-TGĐ-NHCT1 ngày 14 tháng 06 năm 2013
“V/v Ban hành quy định, chức năng nhiệm vụ các phòng thuộc Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam” của Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Lưu Xá hiện nay gồm có 6 phòng chức năng và 7 phòng giao dịch đều được bố trí đặt tại những nơi dân cư đông đúc, có các trường Đại học,cao đẳng cũng như các doanh nghiệp tiềm năng… thuận tiện cho khách hàng giao dịch. Sơ đồ tổ chức của chi nhánh được mô tả như Sơ đồ 3.1 sau đây:
Sơ đồ 3.1. Tổ chức bộ máy của NHTMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Lưu Xá
(Nguồn: Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Lưu Xá) Chức năng nhiệm vụ của một số phòng ban:
* Phòng Khách hàng Doanh nghiệp (KHDN)
PGD HS Phú Bình PGD
Điềm Thụy PGD
Tích Lương PGD ….
Trung Thành
Phòng TCHC Phòng
Hỗ trợ tín dụng Phòng
tổng hợp Phòng
DVKH Phòng
Bán lẻ Phòng
KHDN
Ban Giám đốc
Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp để khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến Tín dụng, quản lý các sản phẩm phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Lưu Xá trực tiếp quảng cáo tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng cho các doanh nghiệp.
Tham mưu cho Giám đốc Chi nhánh dự kiến kế hoạch kinh doanh, tổng hợp, phân tích đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, thực hiện báo cáo hoạt động hàng năm của Chi nhánh.
* Phòng Bán lẻ
Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các cá nhân, để khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ. Thực hiện nghiệp vụ liên quan đến tín dụng quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ thể lệ hiện hành và hướng dẫn của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam trực tiếp quảng cáo tiếp thị giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng cho các khách hàng cá nhân.
* Phòng Tổng hợp (Tiền thân là phòng Quản lý rủi ro) - Chức năng Quản lý rủi ro:
Phòng quản lý rủi ro có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc Chi nhánh về công tác quản lý rủi ro của Chi nhánh; Quản lý giám sát thực hiện danh mục cho vay, đầu tư đảm bảo tuân thủ các giới hạn tín dụng cho từng khách hàng. Thẩm định hoặc tái thẩm định khách hàng, dự án, phương án đề nghị cấp tín dụng. Thực hiện chức năng đánh giá, quản lý rủi ro trong toàn bộ các hoạt động Ngân hàng theo chỉ đạo của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.
- Chức năng Quản lý nợ có vấn đề:
Quản lý nợ có vấn đề chịu trách nhiệm về quản lý và xử lý các khoản nợ có vấn đề (Bao gồm các khoản nợ: Cơ cấu lại thời hạn trả nợ, nợ quá hạn, nợ xấu); Quản lý, khai thác và sử lý tài sản đảm bảo nợ vay theo quy định của nhà nước nhằm thu hồi các khoản nợ gốc và lãi tiền vay. Quản lý, theo dõi và thu hồi các khoản nợ đã dược xử lý rủi ro.
* Phòng Dịch vụ Khách hàng (DVKH)
Là phòng nghiệp vụ thực hiện giao dịch trực tiếp với khách hàng: Các nghiệp vụ giao dịch tại quầy và các công việc liên quan đến công tác quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ tại Chi nhánh: Cung cấp các dịch vụ Ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý hạch toán các giao dịch. Quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy, quản lý quỹ tiền mặt đến từng giao dịch viên theo đúng quy định của Nhà nước và của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng về sử dụng các sản phẩm Ngân hàng.
Bộ phận Tiền tệ Kho quỹ là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹ tiền mặt theo qui định của NHNN và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Ứng và thu tiền cho các quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch trong và ngoài quầy, thu chi tiền mặt cho các doanh nghiệp có thu, chi tiền mặt lớn.
* Phòng Hỗ trợ tín dụng
Thực hiện công việc kiểm tra, kiểm soát các hồ sơ giải ngân, các hoạt động nội bộ của Chi nhánh, kịp thời phát hiện các sai sót trong quá trình thực hiện nghiệp vụ của các phòng giao dịch, các phòng ban trong Chi nhánh để tham mưu cho Ban Giám đốc Chi nhánh đôn đốc, chỉnh sửa kịp thời.
* Phòng Tổ chức - Hành chính (TCHC)
Phòng Tổ chức - Hành chính là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại Chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách của Nhà nước và quy định của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Thực hiện công tác quản trị và văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh, thực hiện công tác bảo vệ, an ninh an toàn Chi nhánh.
3.1.3. Tình hình hoạt động của của ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, chi nhánh Lưu Xá
Để đánh giá tổng quan về hoạt động của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Lưu Xá, tác giả tiến hành thu thập dữ liệu thứ cấp về báo cáo kết quả kinh doanh từ năm 2020 đến năm 2022.Kết quả như sau:
Giai đoạn 2020-2022 là giai đoạn khó khăn trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng khi mà nền kinh tế có sự suy thoái, cạnh tranh giữa các ngân hàng gay
gắt, nhiều NHTM ngoài quốc doanh không duy trì được chỗ đứng trên thị trường, mặt khác ảnh hưởng của dịch bệnh covid-19 ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế từ doanh nghiệp, hộ gia đình và ngân hàng…
Năm 2021 tổng thu nhập của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Lưu Xá giảm 22,12% so với năm 2020 tương ứng giảm 100,441 triệu đồng.
Năm 2022 chỉ tiêu này tăng 5.484 triệu đồng so với năm 2021. Điều này phản ánh đúng thực trạng nền kinh tế và hoạt động kinh doanh của ngành Ngân hàng nói chung và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Lưu Xá nói riêng. Nhưng nhờ sự điều phối từ nhà nước mà các ngân hàng thương mại nói chung và chi nhánh Lưu Xá nói riêng vẫn đảm bảo hoạt động kinh doanh.
Bảng 3.1. Kết quả kinh doanh của Vietinbank Lưu Xá giai đoạn 2020 - 2022
Đơn vị tính: Triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 2021/2020 2022/2021
+/- % +/- %
1 Tổng thu
nhập 438.269 337.828 343.312 -100.441 -22,92 5.484 1,62 1.1 Thu lãi tiền
vay 240.102 188.991 196.901 -51.111 -21,29 7.910 4,19 1.2 Thu lãi gửi
vốn TSC 182.029 134.863 131.763 -47.166 -25,91 -3.100 -2,30 1.3 Thu dịch
vụ 5.061 6.024 6.465 963 19,03 441 7,32
1.4 Thu khác 11.077 7.950 8.183 -3.127 -28,23 233 2,93 2 Tổng chi
phí 383.384 288.268 281.278 -95.115 -24,81 -6.991 -2,43 2.1 Chi phí trả
lãi 124.542 93.924 106.626 -30.618 -24,58 12.702 13,52 2.2
Chi trả lãi nhận vốn từ TSC
220.425 159.820 140.163 -60.604 -27,49 -19.657 -12,30 2.2
Trích lập DPRR trong năm
4.529 8.156 6.157 3.627 80,10 -1.999 -24,51 2.3 Chi phí
tiền lương 17.679 14.256 17.177 -3.423 -19,36 2.921 20,49 2.4 Chi phí
khác 16.209 12.112 11.154 -4.097 -25,27 -958 -7,91 3 Lợi nhuận 54.885 49.559 62.034 -5.326 -9,70 12.475 25,17
Nguồn: Báo cáo thu nhập, chi phí các năm từ 2020-2022
Mặc dù tổng thu nhập của Ngân hàng giảm, nhưng chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động cuối cùng của Chi nhánh là lợi nhuận vẫn được duy trì đều và có sự tăng trưởng vào năm 2022. Cụ thể năm 2021 lợi nhuận của Chi nhánh giảm 9,7% so với năm 2020 tương ứng giảm 5.326 triệu đồng; lý do được đưa ra là dịch bệnh Covid- 19 ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế thế giới và trong nước, điều này dẫn đến các công việc kinh doanh của doanh nghiệp cũng như cá nhân trở nên gặp rất nhiều khó khăn từ đó nhu cầu vay vốn để mở rộng kinh doanh bị giảm đi điều này dẫn đến doanh thu giảm, chi phí giảm mà kéo theo lợi nhuận của chi nhánh giảm theo. Nhưng sang năm 2022 lợi nhuận toàn Chi nhánh tăng 25,17% so với năm 2021 tương ứng tăng 12,475 triệu đồng. Năm 2022 đánh dấu mốc quan trọng đối với nền kinh tế giai đoạn 2020-2022 vì đất nước ta thực hiện nền kinh tế mở trong tâm thế mới. Không còn những giai đoạn phong tỏa toàn bộ công ty, doanh nghiệp để chống dịch bệnh.
Điều này thể hiện quyết tâm của lãnh đạo và cán bộ nhân viên của Chi nhánh, mặc dù với địa bàn hoạt động khó khăn, cạnh tranh ngày càng gay gắt, song Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Lưu Xá luôn bám sát định hướng chỉ đạo kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam tập trung mọi nguồn lực, biện pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh, tiết giảm chi phí, chủ động điều hành linh hoạt cơ chế kinh doanh và xử lý kịp thời các tình huống phát sinh để phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu kinh doanh cũng như kế hoạch đề ra.
Tình hình huy động vốn
Ban lãnh đạo chi nhánh đã xác định mục tiêu tăng trưởng nguồn vốn là trọng tâm số một trong thời gian vừa qua, đặc biệt là trong năm 2022, đây là chỉ tiêu quyết định đến việc đánh giá thi đua và cơ chế lương, thưởng của chi nhánh. Vì vậy, ngay từ đầu năm Ban Lãnh đạo chi nhánh đã chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ và linh hoạt các giải pháp để tăng trưởng nguồn vốn, giao chỉ tiêu từng tháng đến từng cán bộ và gắn trách nhiệm cho lãnh đạo phòng và lãnh đạo chi nhánh, đồng thời thường xuyên kiểm tra sát sao tiến độ thực hiện từng tuần, từng tháng để có biện pháp kịp thời. Tình hình huy động vốn giai đoạn 2020-2022 được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 3.2. Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Lưu Xá giai đoạn 2020- 2022
Đơn vị tính: Triệu đồng
TT Chỉ tiêu
Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%) Tổng vốn huy động 1.393.184 1.498.247 1.669.378
1 Phân theo đối tượng khách hàng
1.1 Tiền gửi các tổ chức 128.094 9,19 218.604 14,59 144.404 8,65 1.2 Tiền gửi dân cư 1.265.090 90,81 1.279.643 85,41 1.524.973 91,35
2 Phân theo loại tiền
2.1 Ngoại tệ quy đổi 41.847 3 49.404 3,3 46.865 2,8
2.2 Việt Nam đồng 1.351.337 97 1.448.843 96,7 1.622.513 97,2
3 Phân theo kỳ hạn
3.1 Không kỳ hạn 145.772 10,47 151.323 10,1 181.779 10,88 3.2 Dưới 12 tháng 1.119.497 80,35 1.121.357 74,28 1.160.580 69,52 3.3 Từ 12 tháng trở lên 127.915 9,18 233.994 15,62 327.019 19,6
Nguồn: Báo cáo tổng hợp các năm từ 2020 - 2022 của Vietinbank Lưu Xá Qua nghiên cứu bảng số liệu trên ta thấy:
Đối với công tác huy động vốn của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Lưu Xá có sự tăng trưởng qua các năm. Cụ thể năm 2021 tổng nguồn vốn huy động tăng so với năm 2020; Năm 2022 nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng so với năm 2021. Nguyên nhân bởi trong năm này, với một số động thái của NHNN nhằm bình ổn lãi suất huy động trên thị trường, cũng như những chế tài xử phạt nghiêm khắc đối với các TCTD vượt trần huy động, khiến cho lãi suất huy động giảm rõ rệt so với các năm trước. Như vậy, nguồn vốn huy động của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Lưu Xá có sự tăng trưởng cả về số tương đối lẫn số tuyệt đối. Đây là một tín hiệu tốt cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong giai đoạn khó khăn.
Mặc dù thị trường tài chính nước ta trong những năm qua có những diễn biến phức tạp cùng với sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng, việc huy động vốn của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Lưu Xá đã gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn đạt mức tăng trưởng đều đặn. Để đạt được kết quả trên là sự nỗ lực và quyết tâm của toàn chi nhánh cùng với sự chỉ đạo sát sao của Ban Giám đốc, bởi trong những năm vừa qua, đặc biệt là năm 2020 nền kinh tế có nhiều biến động không thuận lợi cho hoạt động ngành ngân hàng như: sự thay đổi của giá vàng và tỷ giá, cạnh tranh lãi suất gay gắt giữa các ngân hàng cổ phần trên cùng địa bàn, tình hình lạm phát có nhiều biến động tiêu cực tại một số thời điểm… Với nhiều sản phẩm huy động vốn đa dạng kết hợp với công tác tiếp thị linh hoạt, cùng sự điều hành lãi suất kịp thời, Vietinbank đã giữ vững được nguồn tiền gửi của các khách hàng truyền thống, tích cực khai thác thêm nguồn tiền gửi mới, nguồn tiền gửi của các dự án đem lại hiệu quả cao cho công tác huy động vốn của chi nhánh.
Đạt được kết quả này là nhờ các cơ chế chính sách linh hoạt về ưu đãi lãi suất nhằm đảm bảo tối ưu hóa lợi nhuận cho khách hàng gửi tiền, đồng thời duy trì chính sách chăm sóc khách hàng cũng như chú trọng công tác truyền thông, quảng cáo và khuyến mãi. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Lưu Xá đã áp dụng đưa ra bộ sản phẩm huy động đa dạng trên thị trường, các chương trình khuyến mãi về sản phẩm huy động cũng được tổ chức khá thành công. Nhờ đó, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Lưu Xá luôn đạt mức tăng trưởng cao trong hoạt động huy động vốn.
Tình hình sử dụng vốn
Trong các hoạt động ngân hàng, cho vay là hoạt động mang lại nguồn thu chủ yếu. Chính vì thế, chiến lược phát triển tín dụng lành mạnh, an toàn và chất lượng được Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Lưu Xá đặc biệt quan tâm. Trong những năm qua, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Lưu Xá đã thực hiện đúng những quy định của NHNN nói chung và của hệ thống Vietinbank nói riêng, từng bước lành mạnh hóa tình hình tín dụng của mình. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Lưu Xá đã xây dựng quy chế riêng của mình về cho vay rất chặt chẽ, rõ ràng. Do vậy, hoạt động cho vay cũng đã thu được những kết quả khá tốt.
Bảng 3.3 Hoạt động sử dụng vốn của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Lưu Xá giai đoạn 2020 -2022 ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 2021/2020 2022/2021
+ % + %
Tổng dư nợ tín dụng 1.755.566 1.987.517 2.028.497 231.951 13,212335 40.980 2,76 Dư nợ tín dụng DN 1.433.536 1.482.543 1.513.111 49.007 3,4186086 30.568 2,06
Dư nợ tín dụng CN 322.030 504.974 515.386 182.944 56,809708 10.412 -0,018
1.Phân theo đơn vị tiền tệ
1.1. Cho vay bằng VNĐ 1.597.912 1.827.916 1.865.605 230.004 14,394036 37.689 2,92 1.2. Cho vay bằng ngoại tệ quy
VND 157.655 159.602 162.893 1.947 1,2351688 3.291 1,00
2. Phân theo thời hạn
2.1.Dư nợ ngắn hạn 1.430.929 1.677.945 1.712.542 247.015 17,262588 34.597 3,50 2.2. Dư nợ trung, dài hạn 324.637 309.573 315.956 -15.064 -4,640316 6.383 -1,06 Nguồn: Báo cáo tổng kết 2020,2021,2022
Khác với kết quả huy động vốn, tình hình tín dụng trong những năm vừa qua tại chi nhánh có những tăng giảm khác nhau, cụ thể:
Trong năm 2021, tổng dư nợ cho vay đạt 1.987.517 triệu đồng, tăng 231.951 triệu đồng so với năm 2020 tương đương tốc độ tăng trưởng 13,21%.
Có thể nói năm 2020 là năm quan trọng với hệ thống ngân hàng trên khía cạnh minh bạch và xử lý nợ xấu. Bởi lẽ, trong năm này, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) bắt buộc các ngân hàng đẩy mạnh việc bán nợ xấu cho VAMC nhằm đưa tỷ lệ nợ xấu xuống dưới 3%, đồng thời chấm dứt cho phép các ngân hàng che giấu nợ xấu. Điều này đã làm cho bảng cân đối kế toán các ngân hàng trở nên “đẹp và sạch hơn”, thể hiện
“thực chất hơn” hiệu quả. Chính vì vậy mà việc kinh doanh trong thời điểm này đối với các ngân hàng trong đó có Vietinbank Lưu Xá sẽ gặp khó khăn vì các ngân hàng phải đẩy mạnh trích lập dự phòng cho nợ xấu mà đặc biệt là nợ nhóm 5 trong năm 2020, do đó các ngân hàng này sẽ không phải trích lập thêm dự phòng cho các khoản nợ này trong năm 2021. Mặc dù vậy, với uy tín của một chi nhánh lớn, Vietinbank - CN Lưu Xá vẫn đảm bảo được mức tăng dư nợ trong năm.
Trong năm 2022, dư nợ cho vay nền kinh tế đến 31/12/2022 là 2.028.497 tiệu đồng, tăng 40,980 triệu đồng tương ứng 2,76 % so với 31/12/2021. Năm 2022, tín dụng đã được thắt chặt hơn so với 2021 vì nhằm thực hiện những chỉ đạo của NHNN và chỉ thị từ hội sở Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, trong năm 2022, chi nhánh đã hạn chế cho vay đối với các lĩnh vực có rủi ro cao như: Cho vay kinh doanh bất động sản, kinh doanh chứng khoán,… đẩy mạnh cho vay DN VVN (Doanh nghiệp vừa và nhỏ) có đủ năng lực tài chính, tập trung cho vay lĩnh vực sản xuất. Thực hiện cho vay theo các chương trình của Chính phủ như cho vay hỗ trợ lãi suất, cho vay nông nghiệp phát triển nông thôn, cho vay xuất khẩu…
góp phần hỗ trợ phát triển cho các doanh nghiệp, đồng thời đem lại hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh.