Chương 3. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CỦA TRUNG TÂM HÀNH CHÍNH CÔNG HUYỆN BÌNH LIÊU, TỈNH QUẢNG NINH
3.4. Đánh giá chung thực trạng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại
3.4.1. Ưu điểm
Thứ nhất, công tác quy hoạch nguồn nhân lực được thực hiện đều đặn và toàn diện
Hàng năm, Trung tâm hành chính công huyện Bình Liêu chủ động thực hiện công tác quy hoạch nguồn nhân lực. Công tác này được thực hiện toàn diện tại với các vị trí lãnh đạo, nhân viên, giao dịch và các vị trí chủ chối trong Trung tâm hành chính công. Từ đó tạo cơ sở đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Trung tâm.
Thứ hai, Trung tâm hành chính công huyện Bình Liêu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã áp dụng quy trình tuyển dụng chặt chẽ, đồng bộ căn cứ trên kết quả định biên lao động của từng phòng ban tại từng Trung tâm
Các bước trong quy trình tuyển dụng nhân lực tại Trung tâm hành chính công huyện Bình Liêu được xây dựng chặt chẽ, nghiêm ngặt bao gồm các bước: Nhận hồ sơ dự tuyển; Thi tuyển vòng 1; Thi tuyển vòng 2 và thông báo kết quả tuyển dụng. Trong công tác tuyển dụng, Trung tâm hành chính công đề ra các tiêu chuẩn cụ thể, yêu cầu cao về trình độ chuyên môn và bằng cấp liên quan, từ đây tạo điều kiện nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giảm thiểu chi phí đào tạo sau tuyển dụng.
Hiện tại, Trung tâm đã ứng dụng công nghệ hiện đại vào các khâu trong quá trình tuyển dụng nên công tác tuyển dụng được diễn ra nhanh chóng, rút ngắn thời gian, khoảng cách và tiết giảm được chi phí. Việc tuyển dụng đã thể hiện được sự minh bạch, tính tin cậy và khách quan cao.
Thứ ba, công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Trung tâm hành chính công huyện Bình Liêu đã đạt nhiều kết quả tích cực trên hầu hết các phương diện, từ quy trình đào tạo, tổ chức đào tạo đến kết quả đào tạo.
Quy trình đào tạo thực hiện đồng bộ, thống nhất trong toàn Trung tâm hành chính công huyện Bình Liêu, các lớp đào tạo đã tạo điều kiện bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và các kỹ năng về tin học và ngoại ngữ cho đông đảo nguồn nhân lực. Quy trình đào tạo hợp lý bao gồm đầy đủ các bước:
Xác định nhu cầu đào tạo, Tổng hợp nhu cầu đào tạo; Lập kế hoạch đào tạo;
Đánh giá và báo cáo kết quả... Từng khâu của quy trình đào tạo đã được thực hiện nghiêm chỉnh dựa trên các văn bản quy định của Trung tâm và có sự phân công trách nhiệm trực tiếp cho bộ phận tổ chức nhân sự thực hiện. Công tác đào tạo đáp ứng được thực tiễn mục tiêu, chiến lược hoạt động từng giai đoạn của Trung tâm hành chính công huyện Bình Liêu.
Thứ tư, chính sách tính lương và chế độ đãi ngộ đối với nguồn nhân lực tại Trung tâm hành chính công huyện Bình Liêu tuân thủ chặt chẽ quy định, pháp luật của nhà nước góp phần cải thiện đời sống của lao động
Thu nhập của người lao động tại Trung tâm hành chính công huyện Bình Liêu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có xu hướng gia tăng, tạo điều kiện để nguồn nhân lực nỗ lực phấn đầu hoàn thiện, nâng cao chất lượng bản thân với mong muốn được hưởng mức lương cao hơn. Chế độ đãi ngộ đối với nguồn nhân lực được thực hiện đồng bộ cả đãi ngộ bắt buộc và đãi ngộ tự nguyện tạo ra tâm lý yên tâm, gắn bó lâu dài với vị trí công tác.
Thứ năm, công tác bố trí, sử dụng nguồn nhân lực tại Trung tâm hành chính công huyện Bình Liêu ngày càng hiệu quả, việc đánh giá nguồn nhân
lực được thực hiện kết hợp cả hai phương pháp thang đo đánh giá đồ họa và phương pháp quản lý bằng mục tiêu.
Đội ngũ cán bộ nhân viên tại Trung tâm hành chính công huyện Bình Liêu được sắp xếp công việc theo đúng chuyên môn, trình độ, phù hợp với năng lực nên phát huy được hiệu quả công việc cũng như tạo động lực khuyến khích cán bộ tự nâng cao chất lượng bản thân. Ngoài ra, nhân lực tại Trung tâm còn thường xuyên được luân chuyển vị trí giúp nhân viên phát huy đúng sở trưởng, phát huy toàn bộ tiềm năng của nhân lực trong ngắn hạn để hoàn thành công việc với hiệu quả cao nhất.
Việc kết hợp hai phương pháp đánh giá nguồn nhân lực là phương pháp thang đo đánh giá đồ họa và phương pháp quản lý bằng mục tiêu giúp phát huy ưu điểm của từng phương pháp cũng như khắc phục được hạn chế của mỗi phương pháp, góp phần gia tăng mức độ tin cậy của kết quả đánh giá, tạo sự hài lòng hơn cho đội ngũ cán bộ nhân viên Trung tâm.
3.4.2. Hạn chế
Thứ nhất, kết quả quy hoạch nguồn nhân lực tại Trung tâm hành chính công huyện Bình Liêu chưa chính xác, giảm tính chủ động trong công việc.
Công tác quy hoạch nguồn nhân lực tại Trung tâm hành chính công huyện Bình Liêu luôn có sự chênh lệch giữa kết quả quy hoạch và thực tế thực hiện, số lượng nhân lực quy hoạch hàng năm không đáp ứng được yêu cầu công việc và đều phải thực hiện bổ sung gây mất tính chủ động nguồn nhân lực phục vụ công việc.
Thứ hai, công tác tuyển dụng nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế, hiệu quả hoạt động tuyển dụng không cao
Công tác tuyển dụng tại Trung tâm hành chính công huyện Bình Liêu mặc dù được thực hiện theo quy trình chặt chẽ song Trung tâm lại không thành lập Hội đồng tuyển dụng đánh giá chuyên biệt. Các kênh tuyển dụng hạn hẹp, các bài trắc nghiệm, câu hỏi trong quá trình tuyển dụng còn có hiện tượng áp đặt, cứng nhắc, chưa phát huy được tính linh hoạt, xử lý tình huống cho các ứng viên.
Thứ ba, Không ứng dụng hiệu quả kiến thức và kỹ năng mới, thiếu khuyến khích đổi mới và sáng tạo:
Công việc của nhân viên không sử dụng triệt để những kiến thức và kỹ năng mới mà họ đã được đào tạo. Điều này có thể dẫn đến sự lạc hậu và thiếu hiệu quả trong việc thực hiện nhiệm vụ.
Trung tâm hành chính công không tạo ra môi trường khuyến khích nhân viên thử nghiệm ý tưởng mới và cách làm việc mới. Sự thiếu đổi mới có thể dẫn đến sự cố hạn chế trong quá trình xử lý công việc và làm giảm hiệu suất làm việc.
Thứ tư, các chính sách đãi ngộ nguồn nhân lực mặc dù đã được thực hiện khá tốt nhưng chế độ đãi ngộ đối với nguồn nhân lực chưa được quy định cụ thể
Những năm gần đây, Trung tâm hành chính công huyện Bình Liêu đã khá quan tâm, chú trọng triển khai đa dạng các chế độ đãi ngộ tự nguyện đối với nguồn nhân lực. Tuy nhiên, nhiều chế độ đãi ngộ chưa được Trung tâm quy định cụ thể như: công tác phí, phụ cấp độc hại máy tính, phụ cấp độc hại kho quỹ,... Trung tâm cũng thiếu các chính sách thưởng cho tập thể (nhóm, bộ phận) hay thưởng đột xuất. Các đòi hỏi với thưởng sáng kiến (cần phải được được ứng dụng) cũng không đem lại nhiều tác dụng khuyến khích.
Thứ năm, việc sử dụng, bố trí nguồn nhân lực chưa thật sự hợp lý, các tiêu chí đánh giá nguồn nhân lực chưa rõ ràng, cụ thể
Hàng năm, các phòng ban chức năng tại Trung tâm hành chính công huyện Bình Liêu thực hiện luân chuyển cán bộ, sắp xếp lại công việc, tuy nhiên những thay đổi này do cán bộ quản lý các bộ phận tự quyết định nên đôi khi không phù hợp với nguyện vọng của người lao động. Đồng thời, sau khi luân chuyển cán bộ, thay đổi sắp xếp công việc, cán bộ cũng không được đào tạo lại cho phù hợp với vị trí công việc mới mà chỉ được sự hướng dẫn của cán bộ cùng bộ phận nên hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực không cao.
Công tác đánh giá nguồn nhân lực tại Trung tâm hành chính công huyện Bình Liêu chưa xây dựng được các tiêu chí đánh giá chi tiết, cụ thể, kết quả đánh giá còn mang nặng tính chủ quan của cán bộ quản lý nên không đảm bảo mức độ công bằng cao.
3.4.3. Nguyên nhân
Trung tâm hành chính công Huyện Bình Liêu chưa có mục tiêu cụ thể khi triển khai các hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nên các hoạt động được triển khai hàng năm không có cơ sở định hướng lâu dài.
Ban lãnh đạo Trung tâm hành chính công huyện Bình Liêu chưa thật sự coi trọng công tác quản lý, đảm bảo chất lượng, số lượng nguồn nhân lực nên các hoạt động quản lý, nâng cao chất lượng nguồn nhân triển khai không toàn diện và phát huy hiệu quả như mong đợi. Cán bộ quản lý các phòng ban chưa khuyến khích, tạo được không khí hăng say học tập, phát huy sáng kiến cải tiến để nâng cao năng suất, chất lượng công việc cũng như chất lượng nguồn nhân lực tại Trung tâm.
Tinh thần trách nhiệm của một số cán bộ, nhân viên tại Trung tâm còn yếu, tác phong làm việc chậm đổi mới, thái độ phục vụ khách hàng chưa cao, chưa chịu khó nghiên cứu học tập nâng cao trình độ đặc biệt khi môi trường kinh tế thường xuyên thay đổi.
Trung tâm hành chính công huyện Bình Liêu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh chưa có đội ngũ chuyên trách phụ trách vấn đề nhân lực, các cán bộ thường là kiêm nhiệm nhiều công việc cho nên không dành nhiều thời gian cho công tác này. Hơn thế nữa bản thân Trung tâm hành chính công còn chưa đề cao tầm quan trọng của các hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong tổ chức. Đây là một nhận thức sai lầm cần thay đổi trong thời gian sắp tới.
Cơ chế quản lý của Trung tâm đã ngăn chặn sự chủ động trong các hoạt động quản lý nhân lực cũng như triển khai các hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Trung tâm hành chính công huyện Bình Liêu, mọi hoạt động triển khai đều phải tuân theo sự chỉ đạo của lãnh đạo, nên các kế hoạch nhiều khi đã được xây dựng nhưng không thể thực hiện do không phù hợp với quan điểm chỉ đạo của lãnh đạo Trung tâm.
Chương 4
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TRUNG TÂM HÀNH CHÍNH CÔNG HUYỆN BÌNH LIÊU,
TỈNH QUẢNG NINH