Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.2. Nội dung của giảm nghèo bền vững
1.1.2.3. Các yếu tố cơ bản của giảm nghèo bền vững
Giảm nghèo bền vững là kết quả đạt được từ những nỗ lực của nhà nước, cộng đồng và người dân về giảm nghèo và có khả năng duy trì trên mức tối thiểu này ngay cả khi đối mặt với những biến cố, rủi ro thông thường.
Do vậy, những yếu tố trụ cột của giảm nghèo bền vững:
+ Yếu tố 1: Năng lực của chính bản thân người dân, cộng đồng và chính quyền phải tốt.
+ Yếu tố 2: Dịch vụ xã hội cơ bản tốt, bao gồm cả việc cung cấp dịch vụ của các cơ quan chức năng cũng như khả năng tiếp cận của người dân đến dịch vụ xã hội.
Nếu dịch vụ tốt sẽ mang lại cho người dân nhiều lợi ích thiết thực qua đó giúp cho giảm nghèo bền vững.
+ Yếu tố 3: An toàn, nếu như cùng với nỗ lực để giảm nghèo là những biện pháp để chủ động phòng ngừa, giảm nhẹ và khắc phục rủi ro thi khi đó tính bền vững sẽ cao.
+ Yếu tố 4: Cơ hội phát triển. Nếu thiếu cơ hội để phát triển thì không sử dụng được năng lực để mà thoát nghèo. Có thể hình dung bằng sơ đồ sau đây:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Hình 1.2. Các yếu tố trụ cột giảm nghèo bền vững
Nguồn: Đánh giá tác động giảm nghèo trên địa bàn, Chương trình Chia sẻ, 2007”
* Yếu tố 1 (Năng lực và khả năng): Để giảm nghèo bền vững không thể thiếu yếu tố “năng lực và khả năng”. Nếu chúng ta chỉ dựa vào các nguồn trợ giúp trực tiếp để giảm nghèo thì không mang tính lâu dài, khi nguồn trợ giúp không còn thì người dân lại trở lại với nghèo đói. Ngược lại, khi năng lực của người dân, của chính quyền và cộng đồng tốt thì khi đó người dân sẽ chủ động vươn lên thoát khỏi nghèo đói bằng nỗ lực của chính họ cùng với năng lưc hỗ trợ của chính quyền.
Trong một cộng đồng tốt thì hiệu quả đối phó với những rủi ro cũng cao hơn.
Những điều này dẫn đến tính bền vững trong giảm nghèo. Ba nhóm đối tượng cần xem xét yếu tố năng lực, gồm: Người dân, cộng đồng và chính quyền.
- Năng lực của người dân.: Để đạt tới mức độ bền vững rõ ràng là một hộ gia đình cần có năm tài sản sinh kế.
+ Vốn nhân lực (hay còn gọi là vốn con người): Bao gồm các yếu tố, như trình độ giáo dục, trình độ chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng, tình trạng sức khỏe và khả năng tham gia lao động...mà một người có khả năng phát huy để đạt được mục đích (nâng cao mức sống). Ở cấp độ hộ gia đình, tài sản con người bao gồm số lượng và chất
Yếu tố 1 (Năng lực, Khả năng )
Yếu tố 2 (Dịch vụ xã hội) Yếu tố 4
(Cơ hội phát triển)
Yếu tố 3 (An toàn)
Giảm nghèo bền
vững
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
lượng của lao động. Tài sản con người có thể diễn giải bằng các chỉ báo về giáo dục, số lượng lao động, kỹ năng của lao động, kiến thức bản địa.
+ Vốn tài chính: Được dùng để để định nghĩa cho các nguồn lực tài chính mà hộ gia đình hoặc cá nhân con người có được. Ba vấn đề cơ bản khi xem xét vốn tài chính: Những phương tiện và dịch vụ tài chính hiện có và khả năng tiếp cận; Phương thức tiết kiệm của người dân và các dạng thu nhập. Trong vốn tài chính thì các tiêu chí quan trọng luôn được xem xét, như: thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm, vốn vay (nợ).
+ Vốn vật chất: Là những yếu tố có tính chất hiện vật, bao gồm các công trình cơ sở hạ tầng của xã hội và hộ gia đình. Cơ sở hạ tầng và các dịch vụ công cộng bao gồm đường giao thông, cầu cống, công trình thuỷ lợi, các hệ thống cung cấp nước sạch và vệ sinh, các mạng lưới cung cấp năng lượng (điện), nơi làm việc, nhà ở, bệnh xá...Các tài sản trong gia đình như đồ dùng nội thất, dụng cụ sinh hoạt, trang thiết bị, máy móc...
+ Vốn xã hội: Đó là mạng lưới kinh tế, xã hội thiết lập từ các nhóm bạn bè, họ hàng, láng giềng; các cơ chế hợp tác, liên kết trong sản xuất, kinh doanh trên thị trường, các mạng lưới trao đổi thương mại với những con người tham gia vào mạng lưới; những luật lệ, quy ước chi phối hành vi ứng xử, sự trao đổi và quan hệ; các cơ hội tiếp cận thông tin và tài nguyên; hoạt động của các đoàn thể và chính quyền...
+ Vốn tự nhiên: Bao gồm những yếu tố liên quan hay thuộc về tự nhiên môi trường như khí hậu, địa hình, đất đai, sông ngòi, rừng, biển, mùa màng...có thể không thuộc sở hữu của cá nhân nhưng con người phụ thuộc hay bị ảnh hưởng.
- Năng lực của chính quyền: Năng lực của chính quyền các cấp (đặc biệt là cơ sở nơi trực tiếp tiếp nhận và xử lý các vấn đề với người dân) phụ thuộc vào nhiều yếu tố như hệ thống bộ máy có được thiết lập đầy đủ? Trình độ, kỹ năng của cán bộ lãnh đạo, quản lý có phù hợp? Trang thiết bị kỹ thuật điều hành công tác điều hành, quản lý?. Các biểu hiện về năng lực của chính quyền được thể hiện tóm tắt qua bảng sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bảng 1.1. Tóm tắt năng lực của chính quyền
STT Danh mục Hiểu biết Kỹ năng Trách nhiêm
1 Xây dựng kế hoạch
- Yêu cầu và định hướng phát triển;
- Phương pháp xây dựng kế hoạch;
- Hiểu biết thực tế địa phương.
- Kỹ năng đánh giá, phân tích;
- Kỹ năng làm việc với người dân;
- Huy động cộng đồng.
- Giải trình /giải đáp thắc mắc;
- Tư vấn, tham mưu hỗ trợ người dân;
- Sẵn sàng đối thoại, trao đổi.
2
Thực hiện kế hoạch, chính sách,
chế độ
- Quy trình tổ chức thực hiện;
- Thời vụ.
- Kỹ năng tổ chức, điều hành;
- Làm việc với cộng đồng.
- Công khai thông tin;
- Lắng nghe và giải trình kết quả.
Nguồn : Phòng Nội vụ huyện Ba Chẽ - Năng lực Cộng đồng: Trong một cộng đồng nếu có sự liên kết chặt chẽ, đoàn kết, tương trợ sẽ thúc đẩy địa phương phát triển nhanh và bền vững. Có nhiều tiêu chí đánh giá năng lực của cộng đồng và những điểm chính được thể hiện như sau:
+ Tính liên kết giữa các hộ, nhóm hộ trong cộng đồng + Khả năng huy động nguồn lực khi cần thiết
+ Vai trò và sự tham gia của các tổ chức, hội đoàn thể trong hoạt động cộng đồng + Đoàn kết giải quyết các vấn đề rủi ro (chia sẻ) đối với cộng đồng hoặc cá nhân trong cộng đồng
+ Người dân tôn trọng và tích cực tham gia các hoạt động của cộng đồng (tham gia vào hoạt động tương trợ, chia sẻ khó khăn hoặc tham gia, đóng góp thúc đẩy phát triển của địa phương).
* Yếu tố 2 (Dịch vụ xã hội): Giảm nghèo là nỗ lực của cả nhà nước, cộng đồng và người dân trong đó nhà nước (chính quyền) và các đối tác xã hội cung cấp những dịch vụ cần thiết để người dân thực hiện các giải pháp giảm nghèo. Do vậy, dịch vụ công và dịch vụ xã hội tốt là điều kiện quan trọng bảo đảm cho giảm nghèo nhanh và bền vững. Các tiêu chí quan trọng để đánh giá về dịch vụ công cộng và dịch vụ xã hội gồm có:
+ Tính minh bạch: Sự rõ ràng của các thông tin, sự công bằng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
+ Tính linh hoạt: Có khả năng thay đổi theo thực tiễn cuộc sống trên nguyên tắc lấy người dân làm trung tâm, hiệu quả là thước đo.
+ Số lượng dịch vụ cung ứng: Dịch vụ y tế, giáo dục, thủ tục hành chính, giải quyết đơn thư...
+ Tính hiệu lực và hiệu quả của các dịch vụ công.
+ Tính kịp thời của dịch vụ.
* Yếu tố 3 (Tính an toàn): Giảm nghèo bền vững phải gắn với khả năng chống chịu rủi ro. Chủ động phòng, ngừa giảm thiểu rủi ro chính là nền tảng của giảm nghèo bền vững. Thước đo đánh giá giảm nghèo bền vững về góc độ tính an toàn là xem xét mức độ và cách thức người dân, cộng đồng và chính quyền địa phương dự phòng, giải quyết vấn đề rủi ro.
Bảng 1.2. Biểu hiện về đảm bảo an toàn
Phòng ngừa Giảm thiêu Khăc phục
Chính quyền
- Hạ tầng cơ sở có khả năng chịu được thiên tai;
- Dự báo được những rủi ro có khả năng xảy ra.
- Sẵn sàng xử lý tình huống trong khi rủi ro xảy ra;
- Có phương án tổ chức lực lượng sẵn sàng khi rủi ro xảy ra;
- Thông báo nguy cơ rủi ro cho người dân.
- Tổ chức khắc phục rủi ro kịp thời; sẵn sàng nguồn lực vật chất, phương tiện hỗ trợ người dân.
Cộng đồng
- Tuyên truyền về cách thức phòng ngừa rủi ro (ví dụ:
khuyến khích sử dụng mũ bảo hiểm, phòng dịch...).
- Hướng dẫn người dân cách thức cùng hỗ trợ nhau khi rủi ro xảy ra.
- Tinh thần chia sẻ khó khăn;
- Đoàn kết thống nhất khắc phục rủi ro Người
dân
- San sẻ rủi ro thông qua đa dạng hoá nguồn thu nhập.
- Hiểu biết và có kỹ năng xử lý khi rủi ro xảy ra.
- Mua bảo hiểm;
- Vay (tiếp cận tín dụng vi mô)
- Báo cáo cho chính quyền, cộng đồng.
Nguồn: Đề tài“Maketing với giảm nghèo bền vững”
* Yếu tố 4 (Cơ hội cho người nghèo tiếp cận phát triển): Cơ hội phát triển luôn là vô tận và ngày càng phong phú, mọi cơ hội phát triển đều gắn với việc tiếp cận với các thị trường (thị trường lao động, đất đai, công nghệ, thông tin, tài chính, hàng hoá, tín dụng...). Tuy nhiên với người nghèo không dễ để tiếp cận và khai thác được các cơ hội bởi những bất lợi so với nhóm giàu hay khá giả hơn. Trên thực tế, nhiều cơ hội còn xa với người nghèo do thiếu các kênh để người nghèo tiếp cận, đặc biệt là việc tiếp cận với các thị trường này thông qua các yếu tố về kênh. Do đó, cần
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
xem xét độ mở của các cơ hội cho người nghèo tiếp cận hay khả năng có thể tiếp cận được.