Nhóm yếu tố giáo dục

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm nghèo bền vững tại huyện ba chẽ tỉnh quảng ninh (Trang 102 - 106)

Chương 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TẠI HUYỆN BA CHẼ, TỈNH QUẢNG NINH

3.2. Thực trạng công tác giảm nghèo bền vững tại huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh

3.2.2. Đánh giá công tác giảm nghèo bền vững

3.2.3.4. Nhóm yếu tố giáo dục

Huyện Ba Chẽ với số lượng hộ là người đồng bào dân tộc khá lớn, thu nhập thấp, ít được học hành đầy đủ, đây cũng là một yếu tố có ảnh hưởng lớn đến các chính sách về giảm nghèo và giảm nghèo bền vững. Người nghèo thường có trình độ học vấn tương đối thấp, thiếu kỹ năng làm việc và thông tin, thiếu kinh nghiệm sản xuất, không có kinh nghiệm làm ăn, cho nên không có được các giải pháp để tự thoát nghèo. Các hộ nghèo

không có điều kiện học tập văn hoá, các con em họ không có nhiều cơ hội đến trường, nhất là con em vùng dân tộc ít người, miền núi vùng sâu, vùng xa, đây cũng là một trong các nguyên nhân gây ra tình trạng nghèo dai dẳng, nghèo từ đời này sang đời khác.

3.2.3.5. Các nguyên nhân dân trên địa bàn huyện Ba Chẽ

Để triển khai công tác giảm nghèo bền vững một cách có hiệu quả, đặc biệt là đề ra những giải pháp giảm nghèo một cách sát thực, cần phải xác định rõ đâu là nguyên nhân dẫn đến sự nghèo đói của hộ, thông qua đó động viên, khích lệ tiềm năng trong bản thân từng người, từng hộ nghèo được khai thác, phát huy triệt để các cơ chế chính sách hiện hành trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo. Tuy nhiên việc không xác định được nguyên nhân, hay những nguyên nhân được xác định không đúng với thực tế, có thể làm giảm hiệu quả của các giải pháp giảm nghèo, thậm chí gây phản tác dụng tạo ra tâm lý ỷ lại, chờ đợi bao cấp nhiều hơn nữa của nhà nước và của cộng động.

Từ bảng số liệu (Bảng 3.23 Tổng hợp các nguyên nhân chủ quan dẫn đến nghèo của các hộ điều tra) và các tồn tại hạn chế trong thực hiện giảm nghèo thời gian qua của huyện Ba Chẽ, xác định được những nguyên nhân dẫn nghèo của hộ hoặc của địa phương.

- Thứ nhất: Thiếu kinh nghiệm sản xuất, đa số người lao động còn hạn chế về trình độ học vấn, thiếu kiến thức chuyên môn kỹ thuật phục vụ sản xuất, phát triển kinh tế; cách thức sản xuất của người dân còn mang tính tự phát, dựa theo bản năng kinh nghiệm nên năng suất, chất lương cây trồng vật nuôi không phát triển;

vẫn còn hiện tượng bảo thủ trì trệ trong cách nghĩ, cách làm, không chịu khó suy nghĩ, không chịu đầu tư công sức vốn liếng vào sản xuất, không dám sản xuất làm ăn lớn.

- Thứ hai: Tình trạng thiếu đất sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số và hộ nghèo ở xã; thôn, bản đặc biệt khó khăn còn chiếm tỷ lệ cao. Đất đai vừa là đối tượng vừa là tư liệu sản xuất nông, lâm nghiệp, trong đó lâm nghiệp là ngành sản xuất mũi nhọn, chiếm vị trí chủ đạo trong lâm - nông nghiệp - thủy sản của huyện Ba Chẽ; đất đai trở thành một yếu tố cần thiết để hộ dân phát triển sản xuất, tăng thu nhập. Vì vậy để thực hiện giảm nghèo bền vững, ổn đinh đời sống nhân dân cần phải thực hiện tốt chính sách giao đất, giao rừng kết hợp với xây dựng chính sách phù hợp để người dân có thể gắn kinh tế gia đình với phát triển nghề rừng.

- .

- Thứ ba: Lười lao động, thiếu ý trí vươn lên thoát nghèo. Đó là sự thu động, ỷ lại, chời đợi trông chờ vào sự trợ giúp của nhà nước, sự giúp đỡ từ cộng đồng của những người nghèo. Một bộ phận người dân còn thờ ơ, bàng quan không quan tâm đến thành quả lao động động sản xuất của mình (Chăn nuôi trâu bò thì đem thả rông trên rừng không chăn dắt bảo quản mất còn không biết, dịch bênh không biết).

- Thứ tư: Khả năng đa dạng hóa việc làm của các hộ dân còn hạn chế, các hộ nghèo nông dân nghèo thường vi vào cớ do hoàn cảnh thiếu lao động, không có đất đai để sản xuất mà thiếu đi sự linh hoạt trong tìm kiếm các công việc làm thêm để thăng thu nhập cho hộ gia đình; một bộ phận nhỏ có ý thức làm thêm nhưng không quyết liệt, chỉ làm đủ ăn cho ngày hôm nay mà không nghĩ đến tích lũy cho ngày mai của người dân còn rất phổ biến ở các thôn, bản.

- Thứ năm: Do thiếu hoặc không có vốn để sản xuất, kinh doanh. Vốn dưới dạng tiền mặt, bất động sản, nguyên vật liệu, giống... có ý nghĩa rất lớn đối với hộ dân, vì thiếu hoặc không có vốn sẽ là trở ngại rất lớn đối với người dân trong sản xuất, kinh doanh khi tham gia vào kinh tế thị trường. Song ở đây có một nghịch lý là những người nghèo thường là những người không có vốn để làm ăn, song chính họ lại là những người không biết cách bảo quản đồng vốn và làm cho nó sinh sôi nảy nở, do họ thiếu kinh nghiệm làm ăn, thiếu thông tin, thiếu thị trường. Do đó nhiều khi họ cũng không dám vay vốn để đầu tư vào sản xuất kinh doanh vì lo không trả được nợ. Mặt khác, cũng không loại trừ một số người nghèo vay vốn, tìm kiếm tín dụng còn là vì để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tối thiểu như ăn, sửa nhà, ốm đau bệnh tật...

- Ngoài những nguyên nhân trên, tại địa phương còn có nhiều nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng nghèo, ảnh hưởng đến quá trình giảm nghèo:

+ Quy mô hộ gia đình và tỷ lệ người sống phụ thuộc: Các hộ nghèo ở trên địa bàn huyện Ba Chẽ đa số là các hộ có nhiều con. Trong tổng số 811 hộ nghèo năm 2013 của huyện, bình quân mỗi hộ có 4,51 nhân khẩu, tỷ lệ người phụ thuộc là 2,85 do ảnh hưởng quan điểm, tập tục lạc hậu và ít thực hiện kế hoạch hoá gia đình.

Những hộ nghèo luôn ở trong tình trạng "người làm thì ít, người ăn thì nhiều".. Một số trường hợp mới tách hộ, con nhỏ không có điều kiện về sinh kế.

+ Chi tiêu không có kế hoạch, đặc biệt là trong cộng đồng dân tộc Dao (Dao Thanh Y, Dao Thanh Phán) vẫn còn có thói quen sử dụng tiền bạc, người nào làm ra tiền thì người đó tiêu, không biết cách hình thành nguồn tài chính chung trong gia đình, để tương trợ lẫn nhau...

+ Sự thiếu hiểu biết về xã hội, lạc hậu, duy trì và tồn tại các tai tệ nạn xã hội như cờ bạc, rượu chè còn xảy ra trong một bộ phận người nghèo.

3.2.3.6. Nguyên nhân của các trường hợp thoát nghèo thành công (giảm nghèo bền vững)

- Về vốn tài chính: Chủ động cao trong việc tự đi xin vay hay trong việc sử dụng vốn vay được để giảm nghèo hiệu quả; có yếu tố khách quan bổ sung vốn như nhận được tiền từ khai thác gỗ rừng trồng (Keo, Sa mộc, quế), mô hình chăn nuôi- trồng trọt theo cơ chế hỗ trợ của huyện (nuôi lợn, gà, trâu, bò), thu hoạch từ trồng cây Lâm sản ngoài gỗ (cây Địa liền, Hương bài, gừng), thu từ trồng cây đặc sản (Thanh Long, Tre Mai, Nấm Linh chi…); có tiền tiết kiệm.

- Vốn nhân lực: Có thể có nhiều con nhưng con cái đã lớn, có trình độ học vấn cao hơn, có việc làm và có khả năng hỗ trợ gia đình; Cha mẹ có sức khoẻ tốt và chăm chỉ làm việc.

- Vốn tự nhiên và vốn vật chất: Có đất và có nhiều tài sản phục vụ cho sản xuất, bao gồm cả việc đất đai thuận lợi canh tác, có giá trị hoặc có chất lượng cao, hay đất ở các vị trí thuận lợi để làm cơ sở sản xuất kinh doanh.

- Vốn xã hội: Cộng đồng dân cư, các cơ quan đoàn thể có nhiều chương trình giúp đỡ, động viên người nghèo vươn lên thoát nghèo; có nhiều chính sách động viên khuyến khích hộ thoát nghèo. Cung cấp những hỗ trợ kèm theo (ưu đãi lãi suất để họ mạnh dạn vay vốn đầu tư, sản xuất, hướng dẫn tập huấn kỹ thuật chăm sóc cây trồng vật nuôi...)

- Về nhận thức, ý thức vươn lên: Có quyết tâm thoát nghèo cao, có ý chí học hỏi các kỹ thuật mới, có nhận thức tốt; Năng động và biết cân bằng hợp lý giữa tiêu dùng và tiết kiệm để có vốn đầu tư vào sản xuất trong tương lai; thực hiện tốt việc đa dạng hóa việc làm, tranh thủ làm thêm. Không có tệ nạn xã hội; có độ tin cậy tín dụng cao.

- Về năng lực: Biết tận dụng triệt để và khai thác có hiệu quả các cơ hội từ các chương trình và chính sách giảm nghèo; Tiếp cận được tốt với các nguồn thông tin và quyết định được đúng đắn về các vấn đề liên quan đến sản xuất. Triển khai thanh công các mô hình trồng trọt hay chăn nuôi mới.

3.2.3.7. Nguyên nhân của các trường hợp tái nghèo và nghèo phát sinh (nghèo mới) - Rủi ro: Tai nạn bất thường xảy ra trong sản xuất và kinh doanh; việc mắc phải bệnh nặng hoặc bệnh kinh niên, mất đi lao động chủ chốt trong gia đình; thiên tai, bệnh dịch trong cây trồng hay vật nuôi, mất mùa; các rủi ro khác trong sản xuất.

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm nghèo bền vững tại huyện ba chẽ tỉnh quảng ninh (Trang 102 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)