Cách tiếp cận giảm nghèo bền vững

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm nghèo bền vững tại huyện ba chẽ tỉnh quảng ninh (Trang 27 - 33)

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

1.1. Cơ sở lý luận

1.1.2. Nội dung của giảm nghèo bền vững

1.1.2.5. Cách tiếp cận giảm nghèo bền vững

- Tiếp cận giảm nghèo bền vững với nhóm đối tượng là người nghèo:

Trong giảm nghèo bền vững, yêu cầu cần đạt được đối với nhóm người nghèo là năng lực của người nghèo tốt hơn, khả năng tiếp cận với dịch vụ xã hội cơ bản của người nghèo được cải thiện, người nghèo cũng tiếp cận được nhiều cơ hội phát triển hơn, và khả năng phòng ngừa rủi ro tốt hơn. Tuy nhiên yếu tố năng lực là yếu tố quyết định đến mục tiêu giảm nghèo bền vững và mấu chốt chính là việc tác động làm thay đổi nhận thức, hành vi của người nghèo để họ có quyết tâm vươn lên thoát nghèo.

Hành vi vươn lên thoát nghèo sẽ được hiểu là: toàn bộ nói chung những phản ứng, cách cư xử trước những kích thích (trong hoàn cảnh cụ thể, nhất định) hướng đến nâng cao năng lực, tiếp cận dịch vụ, cơ hội phát triển và phòng ngừa rủi ro được biểu hiện ra bên ngoài của người nghèo. Về mặt lý thuyết, hành vi thoát nghèo của người nghèo là khâu cuối của quá trình thay đổi với những tác động từ môi trường bên ngoài diễn ra theo trình tự được giới thiệu trong hình sau đây:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hình 1.3. Hành vi thoát nghèo của người nghèo

Nguồn: Rothschild, M. (1997). An historic perspective of social marketing; Đề tài“Maketing với giảm nghèo bền vững”

Quá trình tác động để thay đổi thái độ của người nghèo làm cho người nghèo có thái độ tích cực trong giảm nghèo là rất khó và cũng đòi hỏi rất nhiều yếu tố kích thích. Các kích thích này nhằm khuyến khích và tạo những điều kiện thích hợp cho những hành vi mong đợi xảy ra (chất xúc tác). Tuy nhiên, thoát nghèo bền vững không thể đạt được trên cơ sở của một hành vi đơn lẻ mà phải là những hành vi tích cực, diễn ra thường xuyên. Đó chính là lý do để phải có những chiến dịch hỗ trợ cho việc duy trì các hành vi tích cực xảy ra thường xuyên.

Toàn bộ quá trình từ bảo đảm cho nhận thức đúng đến duy trì hành vi tích cực đòi hỏi nhiều nỗ lực, kích thích và những kích thích này phải phù hợp với những đặc điểm, yếu tố mà người nghèo chịu sự ràng buộc như kinh tế-xã hội - văn hoá - tôn giáo - phong tục-tập quán.... Dưới đây là mô hình hóa mang tính lý thuyết về các nhóm yếu tố tác động đến động cơ hành động làm cơ sở diễn giải các nhóm yếu tố tác động đến hành vi vươn lên của người nghèo.

- Thực hiện các hoạt động cung cấp thông tin.

- Giới thiệu chương trình

- Giới thiệu về sản phẩm, hình mẫu

- Tuyên truyền lợi ích và giá trị của sản phẩm (cả khía cạnh xã hội, kinh tế, đạo đức, môi trường,...) - Khuyến khích thay

đổi hành vi

- Tạo môi trường thuận lợi (xúc tác) để hành vi mong đợi thực hiện

Khuyến khích và tuyên truyền, vận động thường xuyên, bảo đảm cho hành vi mong đợi tiếp tục được thể hiện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hình 1.4. Các nhóm yếu tố tác động đến động cơ hành động

Nguồn: Stephan Nachuk (2001), Thức dậy một tiềm năng, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội

Mô hình này được lý giải như sau: Với giả định cơ bản đây là mô hình hành vi của một người bình thường, khi đó động cơ hành động sẽ bị phụ thuộc vào mối quan hệ giữa lợi ích và chi phí do việc thực hiện hành động đó (kết quả mà hành động đó mang lại). Khi lợi ích cảm nhận từ việc thực hiện hành động lớn hơn chi phí cảm nhận thì động cơ hành động xuất hiện. Chênh lệch này càng lớn thì động cơ càng mạnh. Lập luận này cũng đúng với người nghèo nghĩa là người nghèo sẽ có quyết tâm hành động thoát khỏi nghèo đói nếu kỳ vọng vào kết quả từ những hành động, nỗ lực vươn lên của họ lớn hơn chi phí mà họ phải bỏ ra (chi phí cảm nhận).

- Tiếp cận giảm nghèo bền vững với nhóm đối tác xã hội

Các nhóm đối tượng tham gia vào giảm nghèo (gọi tắt là đối tác xã hội) là các cá nhân, tổ chức hỗ trợ hoặc tham gia vào giảm nghèo. Các yếu tố giảm nghèo bền vững gắn với nhóm đối tác này là năng lực quản lý của hệ thống chính quyền, tạo thêm cơ hội phát triển, cung cấp phong phú, chất lượng dịch vụ xã hội cơ bản và cải thiện cho việc bảo đảm an toàn, hạn chế rủi ro. Tương tự với nhóm đối tượng trực tiếp (người nghèo), yếu tố năng lực vẫn là yếu tố quyết định đến việc cải thiện hiệu quả giảm nghèo bền vững. Tại sao có thể nói như vậy? Bởi nếu nhận thức, hiểu biết, thái độ và ý chí cán bộ, chính quyền và các tổ chức, cá nhân liên quan được cải

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thiện thì hoạt động quản lý, can thiệp hỗ trợ giảm nghèo cũng mang lại kết quả tích cực. Ngược lại, nếu yếu tố năng lực không được cải thiện thì dù tác động đến yếu tố khác như thế nào thì kết quả giảm nghèo sẽ không cao.

Như đã biết để giảm nghèo bền vững đòi hỏi phải bảo đảm bốn trụ cột gồm:

- Năng lực của người dân, chính quyền, cộng đồng và các đối tác xã hội nói chung;

- Cơ hội phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, người dân;

- Bảo đảm khả năng tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản và dịch vụ công hiệu quả;

- Xây dựng được hệ thống các biện pháp chủ động phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục rủi ro, bảo đảm an toàn cho người dân.

Việc giảm nghèo không thể bền vững nếu chỉ hướng các nỗ lực vào người nghèo mà không thúc đẩy và tạo được chuyển biến tích cực đối với các nhóm ảnh hưởng. Bốn trụ cột này được nhìn nhận cả từ phía đối tượng người nghèo và từ phía các lực lượng tham gia, hỗ trợ. Người nghèo không thể tiếp cận tốt với dịch vụ xã hội, cơ hội phát triển hay nâng cao năng lực nếu năng lực của chính quyền địa phương không tốt, người nghèo cũng không thể được tạo điều kiện thuận lợi về nguồn lực nếu không có sự hỗ trợ của các cơ quan, các nhà tài trợ; người nghèo cũng sẽ khó vượt qua rủi ro nếu thiếu sự đoàn kết, trợ giúp trong cộng đồng,... Có thể nói, nếu vai trò của bản thân người nghèo trong cuộc chiến chống đói nghèo là cơ bản thì vai trò của các lực lượng tham gia, hỗ trợ đóng vai trò tạo môi trường, định hướng và tiếp sức cho nỗ lực của người nghèo. Thiếu các yếu tố môi trường thuận lợi, thiếu định hướng đúng cho người nghèo và thiếu sự hỗ trợ, tiếp sức, người nghèo sẽ không thể vượt qua được đói nghèo, và được theo từng khía cạnh cụ thể:

- Tạo môi trường thể chế luật pháp, cơ chế, chính sách tích cực thúc đẩy người nghèo vươn lên.

- Tăng cường điều kiện nguồn lực tài chính đáp ứng nhu cầu phát triển, giảm nghèo bền vững.

- Xây dựng nền tảng xã hội lành mạnh, đoàn kết thúc đẩy sự phát triển cộng đồng bền vững.

- Quản lý, cung cấp dịch vụ xã hội cơ bản hiệu quả ít rào cản đối với người nghèo. Cung cấp dịch vụ xã hội cơ bản hiệu quả, ít rào cản đối với người nghèo là một trong những nội dung quan trọng, tạo nền móng bảo đảm các yếu tố của giảm nghèo bền vững. Do đó, người nghèo cần được cung cấp các dịch vụ như:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Nâng cao năng lực cho người dân như thúc đẩy ý chí quyết tâm vươn lên, vận động thực hiện các can thiệp phù hợp với giảm nghèo bền vững.

+ Khuyến khích người nghèo tham gia, tiếp cận các dịch vụ dạy nghề, chăm sóc sức khoẻ, giáo dục,...;

+ Cung cấp dịch vụ, sản phẩm thích hợp cho giảm nghèo như tín dụng, bảo hiểm, các dự án hạ tầng, việc làm cho người nghèo... trong điều kiện là ít rào cản (chi phí bằng tiền và không bằng tiền; thuận tiện về nơi cung cấp; được quảng bá rõ ràng). Nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ này có thể được thực hiện bởi cơ quan nhà nước, cơ quan dịch vụ công và có thể là các doanh nghiệp lợi nhuận và phi lợi nhuận. Nếu coi họ là những đối tác xã hội thì việc thúc đẩy họ thực hiện tốt hoạt động cung cấp dịch vụ, sản phẩm cho giảm nghèo bền vững là rất cần thiết.

- Vai trò của công tác giảm nghèo đối với chính trị, kinh tế, xã hội.

Lịch sử phát triển xã hội cho thấy bất kỳ xã hội nào, quốc gia nào, chính đảng nào theo đuổi mục tiêu tiến bộ xã hội đều phải giải quyết vấn đề nghèo đói, bởi vì nghèo đói không chỉ là đối tượng mà còn là nguyên nhân, cản trở xã hội phát triển. Trong quá khứ cũng như hiện tại, chúng ta đều thấy tác động, ảnh hưởng tiêu cực của nghèo đói đến an ninh chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, môi trường,... Đặc biệt, ngày nay cùng với quá trình toàn cầu hoá kinh tế, bùng nổ thông tin, tốc độ phân hoá giàu nghèo trên thế giới ngày càng nhanh thì xung đột về kinh tế, chính trị càng phức tạp. Tình trạng các vụ khủng bố, xung đột sắc tộc trên thế giới đang gia tăng có nguyên nhân không nhỏ là do nghèo đói, đặc biệt là bất bình đẳng (hay nhìn nhận nghèo đói một cách tương đối). Ngược lại, nghèo đói, bất bình đẳng có nguyên nhân từ sự bất ổn về kinh tế, chính trị, môi trường, văn hoá, xã hội,... Chính vì vậy, nghèo đói vừa là nguyên nhân vừa là hậu quả của bất ổn kinh tế, chính trị;

nó giống như một vòng luẩn quẩn.

Công cuộc giảm nghèo đã được Nhà nước Việt Nam đề ra và thực hiện từ nhiều năm nay. Chúng ta có thể khẳng định giảm nghèo nhanh và bền vững là một trong những mục tiêu của tăng trưởng cả trên góc độ xã hội và kinh tế, đồng thời cũng là một điều kiện cho tăng trưởng bền vững. Về ngắn hạn, khi phân phối một phần đáng kể trong thu nhập xã hội cho chương trình giảm nghèo thì nguồn lực dành cho tăng trưởng kinh tế có thể bị ảnh hưởng, song xét một cách toàn diện về dài hạn thì kết quả xóa đói giảm nghèo lại tạo tiền đề cho tăng trưởng nhanh và bền vững. Điều đó cũng đồng nghĩa như việc thực hiện người cày có ruộng đã tạo ra sự

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

phát triển vượt bậc của nông nghiệp, nhờ đó mà nhiều nông dân đã thoát khỏi đói nghèo và có điều kiện tham gia thực hiện cách mạng xanh, tạo sự phát triển mới cho ngành nông nghiệp.

Hình 1.5. Vòng luẩn quẩn của nghèo đói và mối quan hệ của nó với tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội

Nguồn: Bộ LĐTBXH, 2005: Vòng luẩn quẩn của nghèo đói và mối quan hệ của nó với tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội

Vai trò của giảm nghèo bền vững có tác động vô cùng to lớn đối với chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước. Cái đói, cái nghèo đang hiện hữu sẽ luôn là nỗi ám ảnh của sự lạc hậu, kém phát triển của mỗi Quốc gia. Thực hiện chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững thành công là điều kiện tiền đề quan trọng để cả đất nước tiến lên hội nhập và phát triển cộng đồng. Giảm nghèo bền vững sẽ đem lại một nền kinh tế đất nước vững mạnh, dân giàu. Một khi đã có một tiềm lực kinh tế mạnh thì có thể nghĩ đến việc công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng một Quốc gia phát triển về mọi mặt và có vị thế trên trường thế giới.

Giảm nghèo bền vững không đơn giản là việc phân phối lại thu nhập một cách thụ động mà phải tạo ra động lực tăng trưởng tại chỗ, chủ động tự vươn lên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thoát nghèo. Giảm nghèo không đơn thuần là sự trợ giúp một chiều của tăng trưởng kinh tế đối với các đối tượng có nhiều khó khăn mà còn là nhân tố quan trọng tạo ra một mặt bằng tương đối đồng đều cho phát triển, tạo thêm một lực lượng sản xuất dồi dào và bảo đảm sự ổn định cho giai đoạn sau tăng trưởng nhanh hơn mạnh hơn (giai đoạn cất cánh).

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm nghèo bền vững tại huyện ba chẽ tỉnh quảng ninh (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)