Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước về giảm nghèo bền vững
11 http://dantri.com.vn/kinh-doanh/thu-tuong-gdp-binh-quan-dau-nguoi-nam-2013-dat-1960-usd-811231
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
“Giới và việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs) tại Việt Nam”). Theo chuẩn nghèo quốc gia giai đoạn 2006-2010 thì tỷ lệ nghèo đói của cả nước qua các năm như sau: năm 2006 18,5%, năm 2007-15,7%, năm 2008-13,4%;
tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 18,1% năm 2006 xuống còn 9,45% năm 2010. Trong khi đó, các báo cáo đánh giá nghèo đói có nguồn số liệu từ điều tra mức sống dân cư 1993- 1998-2002-2004-2006 dựa theo chuẩn nghèo chung cho thấy sau 14 năm, nghèo đói ở Việt Nam đã giảm được 39 điểm phần trăm tương đương với khoảng 24 triệu người đã thoát khỏi đói nghèo. Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước đã thực hiện nhiều chủ trương, định hướng lớn hướng tới giảm nghèo bền vững. Tỷ lệ hộ nghèo cả nước đã giảm từ 14,2% (năm 2010) xuống còn 11,76% (năm 2011) và 9,6% (năm 2012), bình quân giảm 2,3%/năm; Tỷ lệ hộ nghèo các vùng trong cả nước năm 2011-2012 cụ thể như sau:
Bảng 1.3. Tỷ lệ hộ nghèo của Việt Nam từ năm 2011-2012
STT Tỉnh/Thành phố
Năm 2011 Năm 2012
Tỷ lệ hộ nghèo
(%)
Tỷ lệ hộ nghèo của các vùng so với cả nước
(lần)
Tỷ lệ hộ nghèo
(%)
Tỷ lệ hộ nghèo của
các vùng so với cả nước (lần)
CẢ NƯỚC 11,76 9,60
I Miền núi Đông Bắc 21,01 1,79 17,39 1,81
II Miền núi Tây Bắc 33,02 2,81 28,55 2,97
III Đồng bằng Sông Hồng 6,50 0,55 4,89 0,51
IV Khu IV cũ 18,28 1,55 15,01 1,56
V Duyên hải miền Trung 14,49 1,23 12,20 1,27
VI Tây Nguyên 18,47 1,57 15,00 1,56
VII Đông Nam Bộ 1,70 0,14 1,27 0,13
VIII ĐB sông Cửu Long 11,39 0,97 9,24 0,96
Nguồn: Báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện các chính sách và chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững 02 năm 2011-2012 của Bộ LĐTBXH.
Năm 2012, Tỷ lệ hộ nghèo ở miền núi Tây Bắc cao gấp 2,97 lần so với tỷ lệ hộ nghèo của cả nước; miền núi Đông Bắc là 1,81 lần, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên là 1,56 lần, Duyên hải miền Trung là 1,27 lần.
Tỷ lệ hộ nghèo tại 62 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP đã giảm từ 58,33% (năm 2010) xuống còn 50,97% (năm 2011) và 43,89% (năm 2012), bình quân giảm trên 7%/năm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Tỷ lệ hộ nghèo tại 07 huyện nghèo theo Quyết định 615/QĐ-TTg đã giảm từ 43,56% (năm 2011) xuống còn là 30,13% (giảm 13,43%); Tỷ lệ hộ nghèo tại 23 huyện nghèo theo Quyết định 293/QĐ-TTg cuối năm 2012 còn 43,14%.
Kết quả giảm nghèo nhanh và bền vững dưới sự tác động của vai trò nhà nước đã được thể hiện rõ ở các địa phương cơ sở thời gian qua. Trạm Tấu và Mù Cang Chải là 2 huyện của tỉnh Yên Bái nằm trong 61 huyện khó khăn nhất của cả nước. Những năm qua với nhiều chương trình như: 134, 135, cho vay hộ nghèo... đã làm thay đổi đáng kể bộ mặt nông thôn miền núi. Hiện nay cơ sở hạ tầng đã được cải thiện nhiều, đường giao thông cơ bản đã đi về được đến trung tâm các xã, hệ thống trường học đã được kiên cố hoá, các công trình thuỷ lợi, nước sinh hoạt đã đáp ứng cơ bản bước đầu nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Khai hoang ruộng nước, làm ruộng bậc thang được Nhà nước hỗ trợ đầu tư nên diện tích đã tăng lên gấp hơn 2 lần so với năm 2000 đáp ứng cơ bản bước đầu cho nhân dân trong huyện đẩy mạnh sản xuất tự túc lương thực.
1.2.1.1. Kinh nghiệm giảm nghèo của huyện Nam Đông tỉnh Thừa Thiên – Huế Trước đây, Nam Đông (Thừa Thiên – Huế) là vùng đất khó khăn của tỉnh bởi địa bàn miền núi, xa xôi, cách trở. Huyện có 12 xã - thị trấn thì có tới 7 xã đặc biệt khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 1.628/4.145 hộ, tỷ lệ hộ nghèo lên tới 35,4% (năm 2001). Nhưng đến năm 2005, Nam Đông dường như đã mang một bộ mặt mới, những con đường trải bê -tông thẳng băng giúp huyện xích gần với thành phố Huế hơn. Trường học, trạm y tế cũng được xây dựng mới khang trang, sạch đẹp. Năm 2005, huyện chỉ còn hơn 10% hộ nghèo và đã chính thức xin rút khỏi Chương trình 135. Có được thành tựu đó là do huyện đã tập trung mọi nguồn lực từ chương trình 135/CP đầu tư cho cơ sở hạ tầng, làm nền tảng phát triển kinh tế – xã hội. Để có thêm nguồn vốn, ngoài hỗ trợ của Chương trình 135 và của tỉnh, Nam Đông đã thực hiện chính sách tiết kiệm, mỗi năm dôi ra 400 – 500 triệu đồng dùng xây dựng hạ tầng. Đặc biệt, nhằm thay đổi cách nghĩ, cách làm của bà con, huyện coi trọng việc xây dựng hệ thống thủy lợi và các mô hình phát triển kinh tế vườn, cây công nghiệp, trồng rừng. Tuy nhiên, bí quyết quan trọng nhất giúp Nam Đông giảm nghèo nhanh thành công chính là khơi dậy ý thức tự vươn lên của mỗi hộ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
nông dân. Hai xã Hương Sơn và Hương Phú trước đây thuộc diện nghèo nhất huyện nhưng nhờ sự năng động của bà con trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi, xây dựng các mô hình kinh tế mới, hai xã đã tiên phong xin ra khỏi Chương trình 135 để nhường chỗ trợ cho những địa phương khó hơn mình.
1.2.1.2. Kinh nghiệm giảm nghèo nhanh và bền vững ở huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hoá
số trên 105 nghìn người (đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 84%, chủ yếu là người Thái và người Mường), trình độ dân trí thấp; sản xuất manh mún, tự cấp, tự túc, diện tích sản xuất nông nghiệp ít; hạ tầng cơ sở còn thiếu thốn nhiều, giao thông đi lại khó khăn, tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp. Đây là một trong 7 huyện nghèo của Thanh Hoá được hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a của Chính phủ. Sau hơn 3 năm thực hiện, với nguồn kinh phí hỗ trợ của Trung ương và tỉnh, sự lồng ghép các chương trình, hỗ trợ của các tập đoàn kinh tế nhà nước và các nguồn kinh phí khác, cùng với sự cố gắng của các cấp, các ngành đã tạo điều kiện cho nhân dân các dân tộc huyện Bá Thước cải thiện được điều kiện sản xuất, nâng cao trình độ dân trí, cơ sở hạ tầng được cải thiện, 100% hộ nghèo có nhu cầu về nhà ở đó được hỗ trợ, giao thông thuận lợi tạo điều kiện cho lưu thông hàng hoá và đi lại của nhân dân; đời sống nhân dân giảm bớt khó khăn và tỉ lệ hộ nghèo giảm được 15,99% (từ 55,24% năm 2009 xuống còn 39,25% năm 2012) vượt mục tiêu đề ra. Đời sống của nhân dân được cải thiện thu nhập bình quân đầu người năm 2011 đạt 9 triệu đồng/người/năm, lương thực bình quân đầu người đạt 339 kg/người/năm. Với mục tiêu tạo sự chuyển biến nhanh hơn về đời sống vật chất, tinh thần của người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số trong huyện, bảo đảm đến năm 2020 ngang bằng các huyện khác trong tỉnh, phấn đấu đến năm 2015 giảm tỷ lệ hộ nghèo của huyện xuống còn 15 %. Huyện Bá Thước đang tập trung hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, theo hướng sản xuất hàng hoá, khai thác tốt các thế mạnh của các xã trong huyện. Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phù hợp với đặc điểm của từng xã và cả huyện; chuyển đổi cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả theo quy hoạch; xây dựng xã hội nông thôn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; bảo đảm vững chắc an ninh, quốc phòng.
1.2.1.3. Kinh nghiệm về giảm nghèo nhanh và bền vững của huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang
Huyện Bắc Quang là huyện cửa ngõ phía Nam của Hà Giang, nằm trên quốc lộ 2 cách thành phố Hà Giang 60 km. Bắc Quang có tổng diện tích tự nhiên là 109.873,69 ha, tổng dân số của huyện là 105.091 người với 25.829 hộ, bình quân 4 người/hộ. Bao gồm nhiều dân tộc khác nhau, trong đó dân tộc Tày chiếm đa số 46,90%, Kinh 25,54%, Dao 14,24%, Nùng 4,80%, Mông 4,80%, còn lại là một số các dân tộc thiểu số khác chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng dân số. Thực hiện Nghị quyết số 80 của Chính Phủ về định hướng giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011-2020, huyện Bắc Quang đã đạt những kết quả theo tiến độ đã đề ra, cụ thể: Để tiếp tục giúp dân xoá nghèo mang tính bền vững, huyện Bắc Quang đã xác định phải phát huy nội lực là chính và sản xuất nông lâm nghiệp vẫn là ưu tiên hàng đầu. Trong đó, chú trọng đến công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đẩy mạnh đưa các loại giống mới vào canh tác và thâm canh tăng vụ đối với các loại cây lương thực, nhất là với cây lúa, Nhờ vậy, huyện Bắc Quang không những đã đảm bảo về an ninh lương thực trên địa bàn mà còn có sản phẩm lúa gạo hàng hoá phục vụ nhu cầu của thị trường. Huyện đã đẩy mạnh xây dựng và phát triển các mô hình sản xuất phát triển kinh tế hộ như hình thức kinh tế trang trại theo các mô hình vườn- chuồng; mô hình vườn-ao-chuồng, mô hình vườn- ao-chuồng- rừng. Theo đó, nhiều hộ có quy mô sản xuất khá tạo ra nguồn sản phẩm hàng hoá phục vụ nhu cầu của thị trường (Mô hình trồng xen canh cây cam và chè của xã Kim Ngọc; các mô hình trồng rừng, vườn cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi cá; dự án nuôi trâu cái sinh sản…). Các mô hình trên chỉ là một số trong nhiều mô hình sản xuất phát triển kinh tế hộ ở huyện Bắc Quang nhờ đó, nhiều hộ dân đã thoát nghèo bền vững và làm giàu chính đáng trên quê hương mình. Có được kết quả này, ngoài việc được hưởng lợi từ các chương trình dự án của trung ương, của tỉnh thì chủ trương phát huy nội lực của huyện đóng vai trò quan trọng và mang tính quyết định. Trong thời gian qua, huyện Bắc Quang đã thực hiện chủ trương
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
khuyến khích các hộ nông dân trong toàn huyện tận dụng và phát huy thế mạnh của mình để phát triển kinh tế gia đình. Các hộ nghèo, được bình xét từ cơ sở, có phân loại các lý do dẫn đến nghèo để hỗ trợ. Vì vậy, việc đầu tư, hỗ trợ vừa đảm bảo trọng tâm trọng điểm, đúng đối tượng, vừa khuyến khích để phát huy nội lực và có tính bền vững.
Bên cạnh đó, huyện cũng thực hiện tốt các chính sách, chương trình giảm nghèo của chính phủ. như Chính sách hỗ trợ sản xuất, dạy nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người nghèo; Trong 2 năm 2011, 2012, Ngân hàng Chính sách XH huyện đã cho 7.200 lượt người nghèo vay vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất - kinh doanh với số tiền 7,1 tỷ đồng. Đối với chính sách hỗ trợ về y tế và dinh dưỡng: mỗi năm huyện mua và cấp trên 60.000 thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, người dân tộc thiểu số; trên 5.000 thẻ cho trẻ em dưới 6 tuổi. Riêng năm 2012, huyện đã hỗ trợ 200 triệu đồng mua thẻ bảo hiểm y tế cho trên 400 người thuộc hộ cận nghèo. Huyện cũng đã tổ chức xóa nhà tạm cho 203/312 hộ nghèo;
tổ chức thực hiện tốt chương trình đưa văn hoá, thông tin về cơ sở nhằm hỗ trợ người nghèo hưởng thụ văn hoá, thông tin; Tăng cường các hoạt động truyền thông, giúp người nghèo tiếp cận các chính sách giảm nghèo, phổ biến các mô hình giảm nghèo có hiệu quả, gương thoát nghèo điển hình. Qua hơn hai năm thực hiện Nghị quyết, thu nhập bình quân người nghèo của huyện Bắc Quang đã tăng lên 1,8 lần và giảm hộ nghèo bình quân xuống 3,05%/năm, đạt so với chỉ tiêu đề ra. Mỗi năm bình quân tăng 7% hộ khá và 4,5% hộ giàu. Kết quả này là nền tảng để Bắc Quang tiếp tục thực hiện thắng lợi chỉ tiêu Nghị quyết về xóa đói giảm nghèo từ nay đến 2015.