Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nhằm đạt được mục tiêu đó, nhiệm vụ đặt ra là cần tiến hành các nghiên cứu sau:
(1) nghiên cứu tài liệu thứ cấp (tổng quan các nghiên cứu đã có) và (2) khảo sát thực tế với quy mô mẫu, nội dung có tính đại diện và phù hợp với khả năng thực hiện.
Sau khi đã lựa chọn được đối tượng là những người nghèo từ kết quả bình xét, thẩm định hộ nghèo ở các địa phương, công việc thu thập số liệu ở các thôn, khu phố, xóm và đến hộ gia đình sẽ được tiến hành theo các bước như sau (Sơ đồ khung phương pháp nghiên cứu).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Hình 2.1. Khung phân tích Vấn đề nghiên cứu
Các giải pháp giảm nghèo bền vững đối với các hộ nghèo
Lựa chọn vùng nghiên cứu
Các số liệu thu thập ở cấp độ vi mô: huyện, xã, thôn, xóm, hộ gia đình trong phạm vi đơn vị hành chính là huyện
Dữ liệu thông tin
Thông tin định lƣợng Thông tin định tính
+ Diện tích đất canh tác + Lao động
+ Chi phí sản xuất của hộ + Chi tiêu của hộ gia đình + Thu nhập của hộ gia đình + Đầu tư sản xuất
+ Vốn sản xuất
+ Mong muốn của người dân + Các nhân tố tác động tới sự nghèo.
+ Sự quan tâm của các tổ chức xã hội đối với người nghèo.
+ Các chính sách hỗ trợ + Thuận lợi khó khăn
+ Mức độ quyết tâm thoát nghèo của hộ gia đình.
Phân tích Giải pháp kiểm định
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
2.2.1.2. Chọn điểm nghiên cứu
Lựa chọn điểm nghiên cứu được xem là một công việc quan trọng vì điểm nghiên cứu mang tính đại diện cho địa bàn nghiên cứu và lĩnh vực nghiên cứu, mặt khác điểm nghiên cứu có ảnh hưởng khách quan đến toàn bộ kết quả phân tích.
Xuất phát từ điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội với những lợi thế so sánh của các xã, thị trấn trong huyện, trong những năm qua huyện Ba Chẽ cơ bản đã hình thành ba tiểu vùng kinh tế tuy ranh giới và sự khác biệt của nó chưa lớn nhưng đây là cơ sở để có kế hoạch đầu tư phát triển, nhằm góp phần giải quyết nguồn lao động trên địa bàn.
+ Tiểu vùng 1 gồm 3 xã phía Tây là Lương Mông, Minh Cầm, Đạp Thanh:
Do điều kiện tự nhiên, đất đai, địa hình tạo cho những xã của vùng này có khả năng phát triển kinh tế tổng hợp như: Trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp.
+ Tiểu vùng 2: gồm 03 xã Thanh Lâm, Thanh Sơn và Đồn Đạc. Tiểu vùng này có địa hình, khí hậu đặc thù miền núi phù hợp với việc phát triển trồng rừng nguyên liệu, phát triển các loại cây lâm đặc sản ngoài gỗ (Nấm Linh chi, Ba kích tím, Sâm nam, Chè Hoa vàng, Măng tre mai) và phát triển chăn nuôi Trâu, Bò.
+ Tiểu vùng 3: gồm các xã Nam Sơn và Thị trấn Ba Chẽ: diện tích chiếm 14,8%, dân số chiếm 36,8%. Đây là vùng trọng điểm về sản xuất lương thực, thực phẩm trong toàn huyện, ngoài ra còn là vùng có điều kiện tập trung trồng cây công nghiệp hàng hoá như; quả Thanh Long, cây Mía tím, rau sạch, hoa...phát triển ngư nghiệp.
Bên cạnh yếu tố tiểu vùng; các nhóm dân tộc chính đang sinh sống tại huyện cũng được phân bố theo địa bàn: Dân tộc Tày tập trung trên địa bàn 4 xã Thanh Lâm, Đạp Thanh, Minh Cầm, Lương Mông. Dân tộc Sán Chỉ phân bổ tại các xã Thanh Sơn, Thanh Lâm. Dân tộc Dao Thanh Phán tập trung tại xã Đồn Đạc, Thanh Sơn. Dân tộc Dao Thanh Y tập trung tại xã Nam Sơn. Dân tộc Kinh tập trung tại Thị trấn và một số thôn trung tâm của xã Đồn Đạc.
Dựa vào đặc điểm của huyện Ba Chẽ và số lượng hộ nghèo ở các xã, tác giả chọn 6 xã đại diện cho ba tiểu vùng và cả huyện bao gồm:
Tiểu vùng 1 với các xã đại diện là Lương Mông và Đạp Thanh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Tiểu vùng 2 với các xã đại diện là Thanh Lâm, Thanh Sơn và Đồn Đạc Tiểu vùng 3 với xã đại diện là Nam Sơn