Chương 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TẠI HUYỆN BA CHẼ, TỈNH QUẢNG NINH
3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện
3.1.2. Điều kiện Kinh tế- Xã hội
Huyện Ba Chẽ được chia thành 8 đơn vị hành chính gồm 07 xã và 1 thị trấn, được chia thành 03 tiểu vùng. Tiểu vùng 1 bao gồm 3 xã phía Tây là Đạp Thanh, Lương Mông, Minh Cầm; Tiểu vùng 2 bao gồm 3 xã Thanh Lâm, Thanh Sơn, Đồn Đạc; Tiểu vùng 3 gồm Thị trấn Ba Chẽ và xã Nam Sơn. Dân số toàn huyện ước tính đến ngày 31/12/2013 là 20.216 người (tốc độ tăng dân số
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
1,68%/năm giai đoạn 2005-2012). Dân số nông thôn: 15.884 người (chiếm 78,6% dân số toàn huyện), dân số thành thị là 4.332 người (chiếm 21,4% dân số toàn huyện). 15.884 người (chiếm 78,6%).
Theo giới tính: Năm 2013 dân số nữ trung bình là 9.878 người, chiếm 48,86%; trong đó nữ trong độ tuổi lao động là 5.514 người, chiếm 47,44%. Đặc biệt với sự kiên trì của công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình, tỷ số giới tính đã chuyển về thế cân bằng hơn và đạt mức 101 nam/100 nữ.
Huyện Ba Chẽ có 9 dân tộc anh em sinh sống rải rác ở 86 điểm dân cư thuộc 75 thôn, khu phố. Nhiều nhất là dân tộc Dao với 8.826 người (chiếm 43,7%), tiếp theo là dân tộc Kinh 4.085 người (chiếm 20,2%), dân tộc Sán Chỉ 3.663 người (chiếm tỷ lệ 18,1%), Tày 3.304 (16,3%), các dân tộc còn lại (Sán Dìu, Hoa, Thái, Mường, Nùng) chiếm tỷ lệ nhỏ (1,7%)13.
2005 - 2013. Số lao động tham gia các ngành kinh tế quốc dân trên địa bàn huyện là 10.550 người (chiếm 90,7% số lao động trong độ tuổi).
23,4%); khu vực nông thôn là 8.903 người (chiếm 76,6% lao động trong độ tuổi toàn huyện). Như vậy có thể thấy lao động khu vực nông thôn vẫn chiếm một tỷ trọng rất lớn. Điều này đặt ra vấn đề phải tạo việc làm cho lao động ở nông thôn.
Lao động theo giới tính: Tỷ lệ lao động nữ khu vực thành thị chiếm 49,4%
lao động trên toàn huyện, tỷ lệ lao động nam chiếm 50,6%. Khu vực nông thôn tỷ lệ lao động nữ chiếm 48,7%; tỷ lệ nam lao động chiếm 51,3% lao động toàn huyện.
: Lao động có việc làm và đang làm việc ở các ngành kinh tế của huyện tuy có tăng khá, song cơ cấu còn bất hợp lý. Số lao động làm việc tại các ngành công nghiệp, dịch vụ chiếm tỷ lệ rất thấp, trong khi lao động thuộc khu vực nông lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm tỷ trọng lớn. Khả năng thu hút lao động nông nghiệp sang các ngành nghề phi nông nghiệp còn nhiều khó khăn và hạn chế.
Lao động có tay nghề, có kỹ năng, được đào tạo trong các lĩnh vực còn thấp cả về số lượng và chất lượng.
13 Theo Báo cáo 2013 của Chi cục Thống kê huyện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bảng 3.2. Tương quan giữa chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế huyện Ba Chẽ giai đoạn 2009-2013
TT Chỉ tiêu ĐVT 2005 2013
1 Khối nông lâm thủy sản
- Cơ cấu lao động nông lâm, thuỷ sản % 81,2 78,5 - Cơ cấu kinh tế khối nông, lâm thủy sản % 65,2 48,2 2 Khối công nghiệp - xây dựng
Cơ cấu lao động công nghiệp-xây dựng % 1,7 2,5 Cơ cấu kinh tế công nghiệp-xây dựng % 18,3 24,6 3 Khối thương mại - dịch vụ
Cơ cấu lao động thương mại - dịch vụ % 17,1 18,9 Cơ cấu kinh tế thương mại - dịch vụ % 16,5 27,2
( Nguồn: Chi cục thống kê huyện Ba Chẽ) Trong cơ cấu nguồn nhân lực các ngành kinh tế, thì lao động nông nghiệp vẫn là chủ yếu, cụ thể: Năm 2009 tỷ trọng cơ cấu lao động trong ngành kinh tế của huyện như sau: ngành nông lâm nghiệp: 81,2%; ngành công nghiệp - xây dựng 1,7% ; ngành dịch vụ 17,1%. Đến năm 2013 cơ cấu kinh tế dịch chuyển trong các ngành nông lâm nghiệp, công nghiệp-xây dựng, dịch vụ là 78,5%; 2,5%; 18,9%. Sự chuyển dịch cơ cấu lao động đã diễn ra tích cực theo hướng tăng tỷ lệ lao động phi nông nghiệp và giảm dần lao động nông nghiệp. Tuy vậy, sự chuyển dịch lao động của huyện còn chậm.
Hình 3.1. Cơ cấu lao động các ngành năm 2009-2013
(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Ba Chẽ)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
* Số người được giải quyết việc làm: Số người được giải quyết việc làm mới từ năm 2006 đến nay trung bình khoảng là 300 - 350 lao động/năm. Cơ cấu việc làm theo các nhóm ngành như sau : Năm 2009: nhóm ngành công nghiệp - xây dựng là chiếm khoảng 14,7%; Nhóm ngành nông - lâm - thủy sản chiếm khoảng 70,6%; Nhóm ngành thương mại - dịch vụ chiếm khoảng 14,7%. Năm 2013 tương tự : 14,8%; 44,5% và 40,7%.
3.1.2.2. Kết cấu hạ tầng của huyện (Giao thông, điện, thuỷ lợi, y tế, giáo dục, cơ sở vật chất khác...)
- Đường giao thông: Huyện Ba Chẽ hiện có 3 trục đường tỉnh lộ là: Tỉnh lộ 330, Tỉnh lộ 342 và Tỉnh lộ 329. Đây là các trục đường chính của tỉnh qua huyện có tầm quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện nên trong giai đoạn tới cần nâng cấp các trục đường này.
Hệ thống giao thông nội huyện hiện có:
+ Đường huyện: Dài 116,62 km, trong đó kết cấu mặt đường là bê tông xi măng là 72,62 km (đạt 62,27%); đường cấp phối đạt 2,2km (đạt 1,88%); đường đất là 41,8km (35,8%).
+ Đường xã: Dài 49,43 km. Trong đó, có 12,42 km là đường Bê tông (chiếm 25,1%); còn lại 37,01 km là đường đất (chiếm 74,8%).
+ Đường thôn: Tổng chiều dài 54,22km (đã cứng hóa 6,82%). Đường ngõ xóm: Tổng chiều dài 143,41 km (hiện nay đã cứng hóa 9,96%). Đường nội đồng:
Tổng chiều dài là 119,71 km (chủ yếu là đường đất).
Đến nay, hầu hết các đường huyết mạch, quan trọng của huyện đều đã được đầu tư cải tạo, nâng cấp làm mới sẽ tạo điều kiện cho giao thông đi lại, mở ra cơ hội lớn để giao lưu kinh tế trong và ngoài huyện.
- Hệ thống điện: Hiện nay Ba Chẽ đã có 100% số xã có điện. Tuy nhiên, đến nay trong số 4.322 hộ mới chỉ có khoảng 95,2% được sử dụng điện bằng nguồn lưới điện quốc gia, hiện còn 174 hộ chưa được sử dụng điện nằm rải rác ở các thôn bản thuộc xã Đồn Đạc. Khó khăn lớn nhất hiện nay là số hộ chưa sử dụng điện mặc dù chỉ chiếm tỷ lệ 4,8% nhưng lại sống rải rác ở các xã mà đường giao thông không thuận tiện nên việc kéo điện lưới vào các thôn bản này là hết sức khó khăn do địa hình hiểm trở, dốc cao, tốn kém rất nhiều kinh phí.
- Hệ thống thủy lợi: Do đặc thù là huyện miền núi, diện tích đất canh tác nông nghiệp nhỏ, manh mún nên các công trình thủy lợi trong huyện hầu hết là công trình có công suất nhỏ, phục vụ diện tích canh tác nhỏ. Hiện nay, toàn huyện Ba Chẽ có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
162,78 km kênh mương (trong đó: đã kiên cố hóa là 54,22km) với năng lực tưới 1.694,5 ha. Có 220 đập dâng với chiều dài thân đập là 3,3289 km (trong đó đã kiên cố 1,8358 km) với năng lực tưới 556,68 ha. Về chất lượng công trình: Đập xây chiếm 83%; đập đất chiếm 17%. Có 54,22 km kênh đã được đầu tư kiên cố (33,1%), còn lại 108,56 km (66,70%) là kênh đất.
- Y tế: Hệ thống y tế ngày càng được củng cố phát triển, từng bước được hoàn thiện từ tuyến huyện đến tuyến xã. Cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế từng bước được đầu tư; 100% các xã, thị trấn có trạm y tế và 87,5% số thôn bản có nhân viên y tế hoạt động; 62,5% xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế; giường bệnh tăng từ 40 giường năm 2009 lên 50 giường năm 2013. Đội ngũ cán bộ được tăng cường
đào /10.000 dân
năm 2013.
- Giáo dục: Hiện nay trên địa bàn huyện có 21 trường, trong đó có 7 trường mầm non, 14 trường phổ thông. Hệ thống trường lớp đáp ứng được nhu cầu học tập của con em nhân dân, trong đó có 06 trường đạt chuẩn Quốc gia; 08 điểm trường có học sinh bán trú xã dân nuôi. Toàn huyện luôn duy trì được 8/8 xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở theo tiêu chí của Bộ Giáo dục và Đào tạo tạo. Chất lượng giáo dục đang có sự chuyển biến tích cực, tăng quy mô học sinh, giảm tỷ lệ học sinh bỏ học, nâng cao dân trí vùng đồng bào dân tộc.
- Hệ thống viễn thông
+ Mạng lưới viễn thông huyện hiện có: 1 tổng A1000 E10 có 5 trạm V5X đặt tại các xã: Thanh Sơn, Thanh Lâm, Đạp Thanh, Lương Mông, Minh Cầm mỗi trạm có dung lượng mắc: 288 số.
+ Trạm phát di động: có 4 mạng điện thoại và 4 trạm phát sóng là: Vina phone, Mobi phone, Vietel môbile, EVN-Telecom ở thị trấn và 5 trạm phát Vina phone ở: Lương Mông, Đạp Thanh, Thanh Lâm, Thanh Sơn, Nam Sơn, có 1 trạm Vietel ở xã Lương Mông.
Mạng lưới viễn thông tiếp tục được mở rộng, đảm bảo đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc của nhân dân. Đến nay trên bàn huyện có 18.390 thuê bao điện thoại các loại đạt tỷ lệ 89,3 thuê bao/100 dân; 1.013 thuê bao internet đạt 4,9 thuê bao/100 dân; 268 thuê bao MyTV đạt 1,3 thuê bao/100 dân; tổng doanh thu dịch vụ viễn thông đạt 10.994 triệu đồng.
- Hệ thống phát thanh truyền hình: Mạng lưới phát thanh truyền hình không ngừng được đầu tư, mở rộng. Đến nay phát sóng thanh đã phủ tới 100% các thôn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
bản, khu phố, tỷ lệ phủ sóng phát thanh và phủ sóng truyền hình đều đạt 100%.
-
02 đến 04 số, góp phần tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền đến người dân.
3.1.2.3. Cơ cấu kinh tế của huyện (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ qua các năm).
Huyện Ba Chẽ được chia thành 8 đơn vị hành chính gồm 7 xã và 1 thị trấn.
Xuất phát từ điều kiện đất đai, tài nguyên, khí hậu, điều kiện kinh tế - xã hội những năm qua Đảng bộ và chính quyền địa phương đã xác định cơ cấu kinh tế chung của huyện là: Nông - lâm - tiểu thủ công nghiệp - dịch vụ.
Bảng 3.3. Giá trị sản xuất và giá trị tăng thêm của các ngành kinh tế
TT Hạng mục ĐV 2009 2011 2013
TĐTT GĐ 2009-
2013
I GTTT (CĐ) 72.164 134.957 174.775 13,5
1 N - L – TS Tr.đ 45.586 63.002 88.835 10,0
2 CN – XD " 13.454 34.464 43.884 18,4
3 TM – DV " 13.124 37.491 42.056 18,1
II GTTT (HH) 93.248 191.148 242.590
1 N - L – TS Tr.đ 60.798 95.074 121.295
2 CN – XD " 17.064 45.267 55.311
3 TM – DV " 15.386 50.807 65.984
CƠ CẤU 100 100 100
1 N - L – TS % 65,2 52,0 50,0
2 CN – XD % 18,3 21,6 22,8
3 TM – DV % 16,5 26,4 27,2
III GTSX (CĐ) Tr.đ 108.981 160.503 190.174 1 N - L – TS " 87.248 108.495 118.344
2 CN – XD " 7.658 23.524 35.749
3 TM – DV " 14.075 28.484 36.081
IV GTSX (HH) 175.104 401.257 545.333 1 N - L – TS Tr.đ 130.872 271.238 355.033
2 CN – XD " 16.082 58.810 100.097
3 TM – DV " 28.150 71.209 90.203
Nguồn: Niên Giám Chi cục Thống kê huyện Ba Chẽ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Trong những năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện phát triển ổn định, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: tỷ trọng giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp - thủy sản có xu hướng giảm dần; tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp và dịch vụ có xu hướng tăng dần. Năm 2009: cơ cấu ngành nông - lâm nghiệp - thủy sản chiếm 65,2%; công nghiệp - xây dựng chiếm 18,3%; Dịch vụ chiếm 16,5% đến năm 2013 cơ cấu kinh tế dịch chuyển trong các ngành Nông lâm thủy sản, công nghiệp-xây dựng, dịch vụ là: 50,0%; 22,8% và 27,2%. Sản lượng lương thực có hạt bình quân/người/năm năm 2009 là 232,7kg; năm 2013 là 263 kg/người/năm. Với tốc độ tăng trưởng rất khác nhau của các ngành kinh tế, trong thời kỳ 2009 - 2013 cơ cấu kinh tế huyện Ba Chẽ có sự thay đổi lớn về cả lượng và chất. Về lượng, tỉ trọng của ngành dịch vụ trong tổng GTSX tăng từ 16,5% lên 27,2%. Tiếp đó là ngành công nghiệp, xây dựng tăng từ 18,3% năm 2009 lên 22,8% vào năm 2013. Tỉ trọng ngành lâm - nông nghiệp - thủy sản giảm từ 65,2% xuống còn 50% năm 2013.
Bảng 3.4. Chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế
TT Hạng mục ĐV 2009 2011 2013
1 N - L – TS % 65,2 52,0 50,0
2 CN – XD % 18,3 21,6 22,8
3 TM – DV % 16,5 26,4 27,2
(Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Ba Chẽ) Về chất, cơ cấu GTSX của Ba Chẽ sau 08 năm đã cho thấy thành công bước đầu của quá trình chuyển dịch nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa. Năm 2009, ngành lâm - nông nghiệp - thủy sản chiếm tới 65,2% GTSX của nền kinh tế. Đến năm 2013, GTSX ngành lâm - nông nghiệp - thủy sản đã giảm xuống còn khoảng 50% nhường chỗ cho ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, tuy nhiên hiện nay ngành lâm - nông nghiệp - thủy sản vẫn là ngành giữ vai trò chủ đạo và có tỉ trọng cao trong nền kinh tế.
- Sản xuất lâm - nông nghiệp - thủy sản:
Giá trị sản xuất ngành lâm - nông nghiệp - thủy sản năm 2013 (theo giá HH) là 59.679 triệu đồng (đạt tốc độ tăng trưởng 10%/năm giai đoạn 2005 - 2013).
Ngành nông nghiệp tăng trưởng 8,5%/năm; lâm nghiệp 18,9%, thủy sản tăng trưởng 3,0%/năm. Tăng trưởng ngành lâm - nông nghiệp - thủy sản chưa bền vững do phụ thuộc vào thời tiết khí hậu. Để đảm bảo phát triển ổn định cần giảm tối thiểu vào thiên nhiên, tăng sự chủ động ứng phó của con người đối với biến đổi khí hậu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bảng 3.5. Tăng trưởng kinh tế ngành nông lâm nghiệp thủy sản
TT Hạng mục ĐVT 2009 2011 2013
TĐTT (%/năm) GĐ 2005 - 2013 N - L - TS Tr.đ 34.819,2 36.303,5 59,679 10,0 1 Nông nghiệp " 13.895 22.088 23,056 8,5 - Trồng trọt " 10.901 13.805 14,222 4,7
- Chăn nuôi " 2.993 8.283 8834 18,6
2 Lâm nghiệp Tr.đ 14.871 14.065 36345 19,3
3 Thủy sản " 252 150 278 3,0
(Nguồn: Chi cục Thống kê Ba Chẽ năm 2013) Với cơ cấu kinh tế chiếm 50% năm 2013, nông lâm nghiệp thủy sản hiện đang là ngành có tác động lớn đến tăng trưởng kinh tế của huyện đồng thời có vai trò trong việc giải quyết việc làm cho lao động và đảm bảo đáp ứng nhu cầu lương thực của huyện. Trong cơ cấu nông lâm nghiệp thủy sản thì lâm nghiệp đã tiến tới là vai trò chủ đạo chiếm 55,42%, giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm 44,04%; giá trị sản xuất thủy sản chiếm 0,54%.
Bảng 3.6. Cơ cấu kinh tế ngành nông lâm nghiệp thủy sản
TT Hạng mục ĐVT 2009 2011 2013
1 Nông nghiệp % 44,52 59 44,04
- Trồng trọt % 67,61 62,5 61,08
- Chăn nuôi % 32,39 37,5 38,92
2 Lâm nghiệp % 55,1 40,5 55,42
3 Thủy sản % 0,38 0,5 0,54
(Nguồn: Chi cục Thống kê Ba Chẽ năm 2013) - S C – TTCN: Hiện nay trên địa bàn huyện có 64 cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp với 358 lao động (trong đó các cơ sở sản xuất cá thể chiếm 96,8%) và 358 lao động trong ngành (cơ sở sản xuất TTCN cá thể chiếm 58,6%). Các mặt hàng truyền thống tiếp tục phát triển như: Chế biến nông- lâm sản;
Vật liệu xây dựng; Dịch vụ khác….Tình hình sản xuất CN-TTCN có bước phát triển khá, giá trị sản xuất tăng nhanh, một số ngành nghề mới phát triển mạnh như sơ chế gỗ ván sàn, giấy đế xuất khẩu, sản xuất gạch không nung, gia công sản xuất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
khung nhôm kính, sửa chữa cơ khí, máy móc .... Giá trị sản xuất công nghiệp - TTCN (theo giá so sánh 2010) ước đạt 55.069 triệu đồng đạt 162% KH, bằng 164%
so với năm trước
- Các cụm, điểm công nghiệp: Huyện Ba Chẽ đang đầu tư xây dựng Cụm công nghiệp xã Nam Sơn có tổng diện tích gần 50 ha hiện nay đang được huyện Ba Chẽ thực hiện xong công tác giải phóng mặt bằng. Các hạng mục công trình đầu tư dự kiến gồm các cơ sở sản xuất, chế biến nông, lâm sản và cảng trung chuyển hàng hóa từ cụm công nghiệp tiêu thụ ra thị trường bên ngoài. Huyện đã đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư, kêu gọi thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào cụm công nghiệp, đến nay đã có 02 doanh nghiệp (Công ty CP Gỗ Thanh Lâm, Cty CP Kỷ Tâm - Than Hà Tu) được UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư với số vốn trên 160 tỷ đồng, hiện đã lập xong công tác quy hoạch và triển khai san gạt mặt bằng. Đồng thời, Huyện đã chủ động tạo 04 khu quỹ đất sạch với diện tích trên 300 ha để phục vụ thu hút đầu tư.
Bảng 3.7. Tình hình sản xuất công nghiệp – TTCN giai đoạn 2009 - 2013 T
T Chỉ tiêu ĐVT 2009 2011 2013
1 Cơ sở sản xuất công nghiệp Cơ sở 70 77 64 - Khu vực kinh tế nhà nước "
+ Tập thể " 1 0 0
+ Tư nhân " 2 2 2
+ Cá thể " 67 75 62
2 Lao động công nghiệp Người 267 355 358 - Khu vực kinh tế nhà nước "
+ Tập thể " 7 7 0
+ Tư nhân " 75 148 148
+ Cá thể " 185 200 210
(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Ba Chẽ) - Ngành Dịch vụ:
+ Dịch vụ thương mại: Ngành dịch vụ thương mại của huyện trong những năm qua có những bước phát triển đáng kể, chủ yếu trên lĩnh vực tư nhân. Toàn huyện có tổng số 5 chợ gồm 1 chợ tại trung tâm thị trấn Ba Chẽ và 4 chợ phiên tại trung tâm các xã, nơi tập trung đông dân cư như: Chợ phiên Lương Mông tại trung tâm cụm xã Lương Mông; Chợ phiên Đạp Thanh tại trung tâm cụm xã Đạp Thanh;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chợ phiên Thanh Lâm; Chợ phiên Tầu Tiên, tại trung tâm cụm xã Đồn Đạc. Các chợ nằm tại trung tâm xã là đầu mối, nơi giao lưu buôn bán của nhân dân trên địa bàn xã và các xã lân cận. Tình hình lưu chuyển hàng hóa xã hội: Tổng mức bán lẻ trên địa bàn huyện năm 2013 là 47.174 triệu đồng, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân là 12,3%/năm giai đoạn 2005 - 2013. Số người kinh doanh thương mại năm 2013 là 458 người, tăng so với năm 2005 là 113 người.
+ Dịch vụ du lịch - khách sạn, nhà hàng: Ba Chẽ được thiên nhiên ưu đãi với các thắng cảnh thiên nhiên rừng núi trùng điệp với khí hậu trong lành, mát mẻ và hấp dẫn; bên cạnh đó là truyền thống và bản sắc văn hóa của 8 dân thiểu số và một số di tích lịch sử như Miếu Ông, Miếu Bà; lò sứ cổ Nam Sơn… Tuy nhiên đến nay hạ tầng du lịch chưa được đầu tư đúng mức, du khách cũng ít biết đến Ba Chẽ nên ngành du lịch và kinh doanh khách sạn nhà hàng của huyện chưa phát triển.
- Dịch vụ vận tải: Toàn huyện chỉ có 3 tuyến vận tải chính: thị trấn Ba Chẽ - Hạ Long, thị trấn Ba Chẽ - xã Đạp Thanh và tuyến đường sông khu 5 (thị trấn) - Làng Mới (xã Nam Sơn).
- Dịch vụ Tài chính - Ngân hàng: Hiện nay trên địa bàn huyện có 02 chi nhánh ngân hàng chủ yếu: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân hàng chính sách xã hội. Nguồn vốn tín dụng ngân hàng cả năm 2013 đạt 189,6 tỷ đồng đã đảm bảo kịp thời nhu cầu vay vốn phục vụ đời sống và sản xuất của nhân dân, các doanh nghiệp (trong đó nguồn vốn huy động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là 120 tỷ đồng; Ngân hàng Chính sách xã hội là 69,9 tỷ đồng). Ngân hàng Chính sách xã hội đã làm tốt công tác cho vay vốn phát triển sản xuất, góp phần xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm.
Những thành tựu trong phát triển kinh tế ở cả 3 khu vực nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, đặc biệt là phát triển cơ sở hạ tầng, thu nhập của người dân ngày càng một tăng là tiền đề quan trọng cho công tác giảm nghèo ở Ba Chẽ có kết quả tốt. Tuy nhiên, chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, công tác quy hoạch chậm, thiếu ổn định nên hạn chế tốc độ phát triển, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư. Kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển lại là yếu tố không thuận lợi trong phát triển kinh tế và trong giảm nghèo ở Ba Chẽ.