Tồn tại hạn chế

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm nghèo bền vững tại huyện ba chẽ tỉnh quảng ninh (Trang 106 - 109)

Chương 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TẠI HUYỆN BA CHẼ, TỈNH QUẢNG NINH

3.3. Đánh giá chung về những kết quả đạt được và những hạn chế của công tác giảm nghèo bền vững ở huyện Ba Chẽ

3.3.2. Tồn tại hạn chế

Kết quả giảm nghèo của huyện Ba Chẽ trong thời gian qua là khá nhanh, tính bình quân tỷ lệ hộ nghèo giảm 10,3%; mặc dù đã đạt được những thành tựu đáng kể

về giảm nghèo, nhưng sự giảm nghèo của huyện Ba Chẽ vẫn chưa thực sự bền vững, điều đó được thể hiện ở các vấn đề sau:

- Tỷ lệ hộ nghèo của huyện có giảm nhưng vẫn còn rất cao (toàn huyện còn 811/4.899 hộ, chiếm tỷ lệ 16,55%). Trong đó còn 03/8 xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 20%

trở lên (xã Thanh Sơn 24,04%, Nam Sơn 25,99%, Đồn Đạc 30,6%). Tỷ lệ hộ nghèo có giảm theo đúng lộ trình đề ra hàng năm, nhưng vẫn còn nhiều hộ phát sinh nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2013 có giảm nhưng không có sơ sở vững chắc, do đối tượng điều tra, rà soát có sự thay đổi so với năm 2012 (Không xét vào diện hộ nghèo, hộ cận nghèo đối với những hộ gia đình chỉ có 02 vợ chồng trẻ tuổi đời dưới 40 hiện chưa có con hoặc nuôi con đang học phổ thông, có sức lao động, có tư liệu sản xuất nhưng lười lao động); không bình xét vào diện hộ nghèo, hộ cận nghèo đối với những hộ chỉ có người già, cao tuổi, nhưng con của họ có đời sống khá trở lên.

- Tỷ lệ hộ cận nghèo cao (656 hộ cận nghèo, chiếm 13,4% tổng số hộ trên địa bàn huyện) tiềm ẩn nguy cơ tái nghèo rất lớn, bởi vì mỗi khi có những tác động bất lợi đến hộ cận nghèo (thiên tai, dịch bệnh, ốm đau...) thì họ dễ bị tái nghèo trở lại do không đủ năng lực để đối phó với những biến cố đó.

- Trình độ dân trí không đồng đều, thiếu kiến thức và kinh nghiệm làm ăn;

năng lực trong phát triển kinh tế hộ và tham gia phát triển kinh tế- xã hội của đia phương còn hạn chế; khi được hỗ trợ vay vốn thì không biết phát huy hiệu quả của đồng vốn, dẫn đến không hoàn được nợ; chưa có ý thức tiết kiệm; chưa chủ động tìm kiếm và tiếp cận các cơ hội phát triển cũng như chủ động phòng ngừa chống đỡ được với những cú sốc và áp lực bên ngoài. Nhiều mô kinh tế, hình kinh nghiệm giảm nghèo có hiệu quả chậm được áp dụng, phổ biến nhân rộng.

- Một bộ phận nhân dân vẫn còn có tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào nhà nước để được nhận sự hỗ trợ, trợ cấp của nhà nước; còn có tư tưởng bằng lòng với cuộc sống hiện tại, có gì dùng đấy, không chịu khó làm ăn, lười lao động, không tự vươn lên thoát nghèo.

- Sự vào cuộc của chính quyền ở một số xã đối với mục tiêu giảm nghèo còn chưa thỏa đáng; chậm triển khai, tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách về giảm nghèo. Việc chỉ đạo, điều hành tổ chức thực hiện còn chung chung, thiếu giải pháp cụ thể phù hợp cho từng đối tượng và từng địa bàn khác nhau. Thiếu phối hợp chặt chẽ giữa các ngành và đoàn thể trong việc huy động các nguồn lực, xây dựng cộng đồng đoàn kết, tương trợ lẫn nhau phòng chống rủi ro, hỗ trợ sản xuất.

- Cán bộ giảm nghèo chưa được xem trọng, một số nơi bố trí cán bộ không đủ tầm, trình độ năng lực yếu phụ trách công tác giảm nghèo. Công tác tuyên truyền vận động của cấp ủy, chính quyền về xóa nghèo vươn lên làm giàu ở một số xã thực hiện chưa quyết liệt và thường xuyên; chưa làm tốt công tác tôn vinh, khen thưởng đối với các cá nhân có thành tích xuất sắc trong giảm nghèo.

- Cơ chế hỗ trợ, giúp đỡ hộ thoát nghèo, cận nghèo trong vòng 3 năm đầu ổn định cuộc sống chưa được quan tâm, phần nào tác động không nhỏ đến tâm lý, động lực thoát nghèo trong đối tượng hộ nghèo. Một số cơ chế hỗ trợ dành cho người nghèo của Trung ương đang tạo ra tâm lý ỷ lại của người người nghèo, chưa khuyến khích tính chủ động vươn lên của người nghèo.

- Kinh tế xã hội trên địa bàn huyện tuy đã có sự phát triển nhưng còn thấp, chưa thực sự khai thác được thế mạnh của địa phương trong phát triển kinh tế, các nghị quyết thúc đẩy phát triển kinh tế, an sinh xã hội của huyện chưa thực sự đi vào đời sống nhân dân, bên cạnh đó do địa hình chia cắt phức tạp nên ảnh hưởng đến phát triển kinh tế của người dân.

Chương 4

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm nghèo bền vững tại huyện ba chẽ tỉnh quảng ninh (Trang 106 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)