Kết quả thực hiện công tác giảm nghèo và giảm nghèo bền vững

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm nghèo bền vững tại huyện ba chẽ tỉnh quảng ninh (Trang 68 - 77)

Chương 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TẠI HUYỆN BA CHẼ, TỈNH QUẢNG NINH

3.2. Thực trạng công tác giảm nghèo bền vững tại huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh

3.2.1. Kết quả thực hiện công tác giảm nghèo và giảm nghèo bền vững

3.2.1.1. Kết quả thực hiện công tác giảm nghèo

Trong những năm qua, cùng với sự tăng trưởng kinh tế cao và tương đối ổn định, hàng loạt các chính sách XĐGN được triển khai đồng bộ ở tất cả các xã, thị trấn đã cải thiện đáng kể diện mạo nghèo đói ở huyện, đặc biệt là vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc. Những nỗ lực trên đã góp phần làm giảm nhanh tỷ lệ nghèo hộ nghèo của huyện từ 23,50% năm 2009 (chuẩn cũ) xuống còn 16,55% năm 2013 (chuẩn mới). Bộ mặt các xã nghèo đã có sự thay đổi đáng kể, chất lượng cuộc sống của người dân được nâng lên.

Nhiều chính sách tạo cơ hội để người nghèo tiếp cận các dịch vụ sản xuất, dịch vụ xã hội cơ bản được thực hiện như lập quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo, huy động nguồn lực xóa nhà ở tạm bợ…, đời sống vật chất văn hoá tinh thần của nhân dân được nâng lên.

Các chỉ tiêu của chương trình cơ bản hoàn thành theo đúng lộ trình, cụ thể:

- Tỷ lệ hộ nghèo bình quân hàng năm giảm 10%, không có hộ tái nghèo, phát sinh nghèo (Các hộ hộ tái nghèo, phát sinh nghèo hàng năm, nguyên nhân chủ yếu do ốm đau bệnh tật, thiếu lao động, mới tách hộ, đông con, lao động chính bị chết…)

- Có 6 xã (Lương Mông, Minh Cầm, Đạp Thanh, Thanh Lâm, Thanh Sơn) đã được Chính phủ công nhận hoàn thành chương trình 135 của Chính phủ và thoát ra khỏi danh sách các xã đặc biệt khó khăn của Tỉnh.

- Nhận thức của nhân dân về công tác giảm nghèo đã có bước chuyển biến tích cực. Người dân đã thấy được trách nhiệm của mình trong việc XĐGN từ đó họ tự nỗ lực vươn lên thoát nghèo.

- Các chính sách, dự án giảm nghèo của nhà nước và của Tỉnh cơ bản đảm bảo tạo cho chương trình hiệu quả, nhất là chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng các xã, đặc biệt khó khăn; tín dụng hộ nghèo, khuyến nông, khuyến lâm, đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ giảm nghèo, dạy nghề cho lao động nông thôn....

- Nhiều mô hình hay, cách làm mới đã đươc ứng dụng góp phần nâng cao hiệu quả năng suất lao động trong sản xuất nông – lâm nghiệp trên địa bàn, như: Mô hình trồng Nấm linh chi, trồng Ba kích tím, trồng Măng tre mai, thanh long, trồng cây chè rừng, nuôi gà đồi, ngan đen, trồng cây dược liệu...

- Số lượng và tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2009-2013:

+ Năm 2008 tổng số hộ toàn huyện tại thời điểm 31/10/2008 là 3.981 hộ, số hộ nghèo là 1.210 hộ chiếm tỷ lệ 30,39 %.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Năm 2009 tổng số hộ toàn huyện tại thời điểm 31/10/2009 là 4.254 hộ, số hộ nghèo là 1.000 hộ chiếm tỷ lệ 23,50 %.

+ Năm 2010 tổng số hộ toàn huyện tại thời điểm 31/10/2010 là 4.415 hộ, số hộ nghèo là 2.097 hộ (theo tiêu chí mới) chiếm tỷ lệ 16,48,13 %.

+ Năm 2011 tổng số hộ toàn huyện tại thời điểm 31/10/2011 là 4.588 hộ, số hộ nghèo là 1.624 hộ chiếm tỷ lệ 35,39%.

+ Năm 2012 tổng số hộ toàn huyện tại thời điểm 31/10/2012 là 4.746 hộ, số hộ nghèo là 1.299 hộ chiếm tỷ lệ 27,37%. Hộ cận nghèo 662 hộ, chiếm 13,94%.

- Năm 2013 tổng số hộ toàn huyện tại thời điểm 31/10/2103 là 4.899 hộ dân, số hộ nghèo là 811 hộ chiếm tỷ lệ 16,55%; hộ cận nghèo 656 hộ, chiếm 13,4% tổng số hộ trên địa bàn huyện.

Từ năm 2011 việc rà soát hộ nghèo được thực hiện theo Quyết định 09/2011/QĐ-TTG ngày 30/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ và quy trình rà soát hướng dẫn tại Thông tư 21/2012/TT-BLĐTBXH ngày 05/9/2012 của Bộ Lao động Thương binh và xã hội.

Đánh giá kết quả giảm hộ nghèo huyện Ba Chẽ giai đoạn 2009-2013

Qua bảng trên cho thấy số hộ nghèo và tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hàng năm 10%. Nhiều xã có tỷ lệ giảm nghèo rất tốt (Lương Mông, Đạp Thanh, Thanh Lâm); Tuy nhiên bên cạnh đó, một số xã còn có tỷ lệ hộ nghèo rất cao (xã Đồn Đạc, Nam Sơn). Nguyên nhân của sự khác biệt trên:

Đối với những xã có tỷ lệ hộ nghèo thấp, nhận thức của cấp ủy, chính quyền đối với công tác giảm nghèo rất cao, đã quan tâm đầu tư xây dựng các mô hình kinh tế, vận động người dân tích cực tham gia triển khai thực hiện; làm tốt công tác giải quyết việc làm cho hộ nghèo; người dân nhận thức rõ hơn về trách nhiệm của bản thân và gia đình đối với công tác giảm nghèo. Ngược lại, những xã có tỷ lệ hộ nghèo cao, bên cạnh yếu tố địa bàn rộng, bị chia cắt, giao thông đi lại khó khăn; ở đây các hình thức tổ chức sản xuất chưa được phát triển, vai trò của cấp ủy, chính quyền và cộng đồng tham gia vào hoạt động giảm nghèo còn hạn chế; nhận thức, tính chủ động tham gia các hoạt động giảm nghèo của người dân chưa cao.

Hoạt động giảm nghèo và chỉ số giảm nghèo trong thời gian quan trên địa bàn huyện Ba Chẽ đã có nhiều khởi sắc; tuy nhiên những kết quả trên chưa phản ánh đúng vấn đề giảm nghèo bền vững trong cộng đồng dân cư; những vấn đề mang tính trụ cột trong giảm nghèo bền vững chưa chưa được phân tích đánh giá một cách sát thực, chưa đi sâu vào giải quyết những nguyên nhân sâu xa, cản trở đến công tác giảm nghèo.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.8. Thực trạng hộ nghèo huyện Ba Chẽ giai đoạn 2009-2013

TT Danh mục

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tổng số hộ

Hộ nghèo

Tỷ lệ (%)

Tổng số hộ

Hộ nghèo

Tỷ lệ (%)

Tổng số hộ

Hộ nghèo

Tỷ lệ (%)

Tổng số hộ

Hộ nghèo

Tỷ lệ (%)

Tổng số hộ

Hộ nghèo

Tỷ lệ (%) 1 Lương Mông 307 22 7,17 318 36 11,32 328 16 4,88 339 9 2,65 344 4 1,16 2 Minh Cầm 114 11 9,65 113 54 32,99 120 31 18,26 126 14 16,82 129 3 9,64 3 Đạp Thanh 400 66 16,50 409 257 45,69 429 176 34,81 447 113 28,3 466 43 16,5 4 Thanh Lâm 366 42 11,48 383 200 34,92 388 152 25,46 424 115 19,00 439 73 11,47 5 Thanh Sơn 338 87 25,74 343 219 60,59 364 182 46,05 380 152 36,36 391 94 25,74 6 Nam Sơn 516 197 38,18 540 347 61,14 566 236 57,17 602 200 54,83 608 158 38,18 7 Đồn Đạc 1.114 510 45,78 1.175 906 58,43 1.238 767 52,23 1.271 651 48,33 1.340 410 45,78 8 Thị Trấn 1.099 65 5,91 1.134 78 14,85 1.155 64 10,63 1.157 45 10,45 1.182 26 5,91 Tổng cộng 4.254 1.000 23,51 4.415 2.097 47,50 4.588 1.624 35,40 4.746 1.299 27,37 4.899 811 16,55

59

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.2.1.2. Tình hình tái nghèo và nghèo phát sinh

Theo số liệu thống kế, tình trạng tái nghèo và phát sinh nghèo giảm dần qua các năm, năm 2009 số hộ tái nghèo là 65 hộ, hộ phát sinh nghèo là 108 hộ những đến năm 2013 số hộ tái nghèo là 13 hộ, hộ phát sinh là 52 hộ. Thành tựu đạt được bên cạnh việc người dân mạnh dạn đầu tư vào sản xuất, thay đổi cơ cấu cây trồng…nâng cao thu nhập, đời sống của người dân được nâng lên. Một nguyên nhân nữa là do việc tổ chức bình xét hộ nghèo, hộ thoát nghèo ở thôn, khu phố được tổ chức bình xét theo nguyên tắc dân chủ, công khai, khách quan. Các hộ có tên trong danh sách đưa ra bình xét; đại diện các hộ gia đình trong thôn, khu phố (hội nghị phải có trên 50% đại diện hộ gia đình tham dự) và phải lấy ý kiến biểu quyết đối với từng hộ (theo hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín); kết quả biểu quyết phải có trên 50% số người tham dự đồng ý mới đưa vào danh sách đề nghị: Hộ thoát nghèo, cận nghèo; hộ nghèo, cận nghèo mới. Tuy nhiên khi phân tích, tìm hiểu nguyên nhân số phát sinh nghèo mới qua các năm, thấy rằng: Phần lớn là những hộ gia đình trẻ, mới tách khẩu ra ở riêng, không được gia đình hỗ trợ về đất đai, ruộng vườn, hỗ trợ về vốn giống; bên cạnh đó mục đích của việc tách khẩu ra ở riêng để được nhà nước hỗ trợ cho xây nhà ở, cấp đất rừng và được hưởng các cơ chế hỗ trợ khác. Căn nguyên của vấn đề này, xuất phát từ ý thức không muốn thoát nghèo, tư tưởng trông chờ ỷ lại vào nhà nước và cộng đồng, kéo theo đó là hệ lụy không ít thôn, bản có tư tưởng dòng họ, tìm cách thay phiên nhau vào diện nghèo để chia sẻ quyền lợi thụ hưởng các chính sách hỗ trợ. Công tác bình xét hộ nghèo, hộ cận nghèo một số cơ sở còn có nơi có lúc, chỉ đạo một số cơ sở thiếu kiên quyết, chưa đảm bảo thực hiện theo đúng quy trình quy định, cho nên số liệu chưa phản ánh đúng với thực tế, Một số cán bộ thôn, xã, thành viên Ban chỉ đạo giảm nghèo xã, thôn còn né tránh chưa thực sự vào cuộc, sợ va chạm với dân trong công tác rà soát, bình xét hộ nghèo.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.9. Tình hình hộ nghèo và nghèo phát sinh ở Ba Chẽ năm 2009-2013

Stt Đơn vị

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Số hộ tái nghèo

Hộ phát sinh nghèo

Số hộ tái nghèo

Hộ phát sinh nghèo

Số hộ tái nghèo

Hộ phát sinh nghèo

Số hộ tái nghèo

Hộ phát sinh nghèo

Số hộ tái nghèo

Hộ phát sinh nghèo

1 Xã Lương Mông 0 3 0 15 16 0 1 2 0

2 Xã Minh Cầm 0 0 0 1 31 0 2 0 0

3 Xã Đạp Thanh 5 0 0 13 176 1 12 0 11

4 Xã Thanh Lâm 0 4 0 6 152 0 26 2 15

5 Xã Thanh Sơn 1 15 0 30 182 0 5 2 8

6 Xã Nam Sơn 12 20 53 21 236 13 13 4 11

7 Xã Đồn Đạc 44 58 2 175 767 9 3 1 7

8 Thị trấn Ba Chẽ 3 8 0 23 64 4 5 2 0

Cộng 65 108 55 284 0 1,624 27 67 13 52

(Nguồn Phòng Lao động Thương binh xã hội huyện)

61

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

* Tình hình giảm nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số và đồng bào Dân tộc Dao ở huyện Ba Chẽ.

Qua 05 năm triển khai thực hiện Nghị quyết của Huyện ủy và Hội đồng nhân dân huyện về đẩy mạnh công tác giảm nghèo giai đoạn 2006-2010 và giai đoạn 2011-2015 trên địa bàn huyện đã được các kết quả đáng khích lệ. Tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm. Tuy nhiên với đặc thù là huyện vùng cao với 80% dân số là người dân tộc thiểu số, tỷ lệ hộ nghèo nằm phần lớn trong cộng đồng dân tộc thiếu số. Năm 2009 số hộ nghèo trên địa bàn huyện là 1.000 hộ, trong đó 100% là người dân tộc thiểu số, chiếm cao nhất là người dân tộc Dao (Dao Thanh Y và Dao Thanh phán) thuộc 02 xã Nam Sơn và Đồn Đạc. Năm 2013 số hộ nghèo toàn huyện là 811 hộ, hộ dân tộc thiểu số chiếm 782 hộ, chiếm 96,4% tổng số hộ nghèo toàn huyện, tập trung ở các xã Nam Sơn, Đồn Đạc, Thanh Sơn; Riêng xã Đồn Đạc chiếm 50,55% hộ nghèo trong toàn huyện. Trong quá trình điều tra, nghiên cứu cho thấy hộ dân tộc Tày, Kinh có nhận thức, sự chịu khó và khả năng làm ăn tốt hơn so với các nhóm hộ dân tộc khác (người Dao, người Sán Chỉ, Cao Lan) nên thuộc diện hộ nghèo ít hơn. Qua thực tế tại 02 xã Minh Cầm và Lương Mông có tỷ lệ người Tày chiếm đa số thì số hộ nghèo chiếm tỷ lệ rất thấp; số hộ nghèo hiện tại của 02 xã trên là những hộ có người bị ôm đau thường xuyên hoặc hộ thuộc dân tộc Dao đang sinh sống tại các thôn có đường giao thông đi lại đặc biệt khó khăn. Do đặc thù của huyện Ba Chẽ, đồng bào dân tộc Dao là dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ lớn nhất (43,6%) trong số 10 dân tộc anh em, cư trú lâu năm trên địa bàn huyện Ba Chẽ. Địa bàn cư trú của đồng Dao phân bố ở tất cả các xã, thị trấn, cụ thể: Lương Mông có 4/8 thôn (Đồng Cầu, Bãi Liêu, Khe Nà, Khe Giấy); Minh Cầm 2/5 thôn (Khe Tum, Khe Áng); Đạp Thanh 2/11 thôn (Đồng Dằm, Đồng Khoang); Thanh Lâm 3/9 thôn (Khe Ốn, Đồng Thầm, Vàng Chè); Thanh Sơn 3/9 thôn (Khe Nà, Thác Lào, Loỏng Toỏng).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.10. Hộ nghèo, cận nghèo trong đồng bào dân tộc Dao giai đoạn 2009-2013

Năm Tổng số hộ dân

Kết quả điều tra, rà soát

cuối năm

2013

Nghèo dân tộc Dao Cận nghèo dân tộc Dao

Tổng cộng

Tỷ lệ % nghèo dân

tộc Dao

Tỷ lệ % cận nghèo dân tộc

Dao

Tỷ lệ % Nghèo+cận nghèo

dân tộc Dao Hộ

nghèo Hộ cận nghèo

Thanh Phán

Thanh

Y Cộng Thanh Phán

Thanh

Y Cộng

B 1 2 4 6 7 8=6+7 9 10 11=9+10 12=8+11 13=(8/2)*100 14=(11/4)*100 15=(12/(2+4))*100 2009 4.254 1.000 885 532 197 729 354 129 483 1.212 73,0 55,0 64,0

2010 4.415 702 675 405 174 579 410 79 489 1.068 82,48 72,44 77,56 2011 4.588 1.624 673 694 317 1.011 283 117 400 1.411 62,25 59,44 61,43 2012 4.746 1.299 662 677 264 941 235 94 329 1.270 72,44 49,70 64,76 2013 4.899 811 656 448 196 644 458 69 527 1.171 79,41 80,34 79,82

(Nguồn Phòng Lao động Thương binh xã hội huyện)

63

Đặc biệt 2 xã có tỷ lệ đồng bào Dao sinh sống cao nhất là Đồn Đạc (12/14 thôn, với tỷ lệ 70,47% tổng số dân) và Nam Sơn (9/10 thôn, với tỷ lệ 90,37% tổng số dân). Trong những năm qua, được sự quan tâm của trung ương và tỉnh, cơ sở hạ tầng nông thôn (điện lưới Quốc gia, các tuyến đường liên thôn, liên xã, cơ sở trường học ở tất cả các bậc học, trạm y tế, các đập thủy lợi, công trình nước sạch phục vụ sinh hoạt...) vùng đồng bào dân tộc nói chung và vùng đồng bào Dao nói riêng đã được quan tâm, đầu tư xây dựng, cơ bản đáp ứng cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, ổn định đời sống của đồng bào dân tộc. Công tác giao đất, giao rừng đã được huyện tập trung thực hiện, hiện nay có 1.487/1.818 hộ (chiếm tỷ lệ 81,79%) hộ đồng bào dân tộc Dao đã được nhận đất, nhận rừng để phát triển sản xuất, với diện tích mỗi hộ ít nhất từ 3 ha trở lên (số hộ chưa được nhận chủ yếu do mới tách hộ từ năm 2009 đến nay). Tuy nhiên, một thực trạng đáng quan tâm hiện nay là tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo trong đồng bào dân tộc Dao còn rất cao so với tổng số hộ nghèo, cận nghèo toàn huyện.

Phân tích kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, cận nghèo năm 2013 cho thấy, tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào Dao chiếm 72% cao gấp 2,6 lần và cận nghèo 49,6% cao gấp 3,5 lần so với tỷ lệ bình quân chung của cả huyện.

Bảng 3.11. Thống kê số hộ, số khẩu là người dân tộc Dao trên địa bàn huyện Ba Chẽ

Stt Đơn vị

Số hộ Số khẩu Số thôn

100%

người dao/tổng

số thôn Tổng

số hộ

Số hộ là dân tộc Dao

Tỉ lệ % Tổng số khẩu

Dân tộc Dao

Tỉ lệ

% 1 Thị Trấn 1158 23 1.99 4332 153 3.53

2 Đồn Đạc 1272 864 67.92 5326 3753 70.47 12/14 3 Nam Sơn 589 507 86.08 3083 2786 90.37 9/10 4 Thanh Sơn 383 112 29.24 1630 560 34.36 3/9 5 Thanh Lâm 401 81 20.20 1885 422 22.39 3/9 6 Đạp Thanh 449 67 14.92 2058 335 16.28 2/11 7 Minh Cầm 129 44 34.11 527 181 34.35 1/5 8 Lương Mông 343 143 41.69 1375 636 46.25 4/8

Tổng cộng: 4724 1841 38.97 20216 8826 43.66

(Nguồn Phòng Lao động Thương binh xã hội huyện)

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm nghèo bền vững tại huyện ba chẽ tỉnh quảng ninh (Trang 68 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)