Các yếu tố ảnh hưởng đến giảm nghèo bền vững

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm nghèo bền vững tại huyện ba chẽ tỉnh quảng ninh (Trang 33 - 38)

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

1.1. Cơ sở lý luận

1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến giảm nghèo bền vững

Hiện nay, nhiều chính sách giảm nghèo được ban hành nhưng chủ yếu mang tính hỗ trợ như chính sách y tế, giáo dục, nhà ở..., trong khi đó chính sách đầu tư tạo sinh kế cho người nghèo chưa nhiều, suất đầu tư thấp như vốn tín dụng ưu đãi, vay vốn giải quyết việc làm, đào tạo nghề. Các chính sách cũng chưa thật sự hướng vào mục tiêu nâng cao năng lực thị trường cho người nghèo và hỗ trợ họ tiếp cận thị trường, mà còn mang nặng tính bao cấp nên phát sinh tư tưởng ỷ lại của người nghèo, tạo ra xu hướng nhiều hộ dân muốn được vào diện hộ nghèo để được hưởng chính sách. Một số chính sách hỗ trợ người nghèo còn mang tính ngắn hạn, giải pháp tình thế, nên chưa tập trung đúng mức vào giải quyết nguyên nhân của đói nghèo như chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo, chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo vùng khó khăn… tạo ra tâm lý ỷ lại, trông chờ của một bộ phận hộ nghèo, không quyết tâm vươn lên thoát nghèo. Các chính sách hỗ trợ cho nhóm hộ cận nghèo chưa được quan tâm đúng mức, nên có sự mất công bằng giữa những hộ nghèo và cận nghèo, tạo ra tâm lý bức xúc của nhóm hộ cận nghèo khi đời sống của họ lại trở nên khó khăn hơn những hộ nghèo.

“Nhiều cơ chế, chính sách được ban hành và động thời thực hiện, còn có sự chồng chéo, phân tán nguồn lực dẫn đến việc thực hiện phân bổ và hiệu quả sử dụng nguồn lực chưa cao. Chưa quan tâm đúng mức đến việc triển khai thực hiện chương trình, nhu cầu, nguyện vọng của người nghèo; nguồn lực nhà nước còn nhiều khó khăn, việc lồng ghép giữa các chương trình, dự án chưa tốt, dẫn đến việc sử dụng các nguồn lực hiệu quả chưa cao. Có một số cơ chế, chính sách đã phát hiện còn bất cập, chưa phù hợp với thực tiễn, nhưng việc sửa đổi, bổ sung chậm”- Trích thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về giảm nghèo bền vững tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về thực hiện công tác giảm nghèo, chương trình giảm nghèo, triển khai nhiệm vụ năm 2013 và định hướng thời gian tới theo Thông báo số 195/TB-VPCP ngày 15/5/2013 của Văn phòng Chính phủ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

1.1.3.2. Ý thức vươn lên thoát nghèo

Để người nghèo thực hiện được mục tiêu giảm nghèo thì bản thân họ phải có quyết tâm, ý chí. Thực tế, còn có tình trạng không ít người nghèo có tư tưởng cam phận, không cố gắng vươn lên thậm chí là ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước. Đây là vấn đề quan trọng, là mấu chốt trong giảm nghèo bền vững. Trong hệ thống các chương trình, chính sách giảm nghèo hiện nay, nội dung về thay đổi nhận thức, thúc đẩy ý chí quyết tâm vươn lên của người nghèo ít được quan tâm hơn so với các nỗ lực hỗ trợ lợi ích trực tiếp như hỗ trợ lãi suất, nhà ở…Việc được Đảng, Nhà nước “bao cấp” ( khi giáp hạt, thiếu đói đã có gạo Nhà nước, không có tiền ăn Tết cũng có Nhà nước, nhà cửa xuống cấp, hư hỏng, rồi không có nhà cũng có Nhà nước cấp tiền để làm mới,v.v...) ít nhiều đã ăn sâu vào suy nghĩ của một bộ phận người nghèo. Tình trạng có đất mà không chịu trồng lúa, trồng ngô; có trâu, bò mà không chịu chăm sóc, để cho gầy còm, ốm yếu rồi xẻ thịt, uống rượu; thậm chí có người nghèo được vay tiền từ Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) mà không biết tổ chức sản xuất, để ăn dần vào cả gốc….Gia đình đã nghèo, sau khi dựng vợ, gả chồng cho con, rồi cứ sinh thoải mái, không đủ chỗ ở, xin tách 2-3 hộ khẩu, để được hưởng chính sách hộ nghèo…. không chịu làm ăn để phát triển kinh tế, làm giàu cho gia đình mà cứ muốn tiếp tục nghèo để nhà nước “nuôi”. Đây là một thực trạng đã và đang xuất hiện ở nhiều địa phương, đặc biệt là một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số cư trú tại miền núi, vùng kinh tế đặc biệt khó khăn. Do vậy cần nâng cao năng lực của người nghèo để họ nhận thức đúng về nhu cầu, cách thức khắc phục khó khăn, có kỹ năng để hành động và đặc biệt là họ có quyết tâm, ý chí vươn lên thoát nghèo. Về lý thuyết khi đã có nhận thức, hiểu biết, kỹ năng và quyết tâm họ sẽ tìm cách để tiếp cận với cơ hội phát triển, tiếp cận dịch vụ xã hội và chủ động khắc phục rủi ro vươn lên thoát nghèo bền vững.

1.1.3.3. Nhóm yếu tố thuộc về điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lý: Nếu vị trí địa lý không thuận lợi ở những nơi xa xôi hẻo lánh, địa hình phức tạp (miền núi, hải đảo vùng sâu), không có đường giao thông. Đây cũng chính là một nguyên nhân chính dẫn đến tỷ lệ nghèo đói cao ở các vùng và địa phương ở vào vị trí địa lý này. Do điều kiện địa lý như vậy, họ dễ rơi vào thế bị cô lập, tách biệt với bên ngoài, khó tiếp cận được các nguồn lực của phát triển, như tín dụng, khoa học kỹ thuật và công nghệ, thị trường... làm cho cuộc sống của họ lạc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hậu, khó phát triển, kinh tế chủ yếu là tự cấp, tự túc là những yếu tố khách quan tác động mạnh mẽ đến vấn đề nghèo đói.

- Về đất đai: Đất canh tác ít, đất cằn cỗi, ít mầu mỡ, canh tác khó, năng suất cây trồng, vật nuôi đều thấp. Đây là nguyên nhân dẫn đến sản xuất trong nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, làm cho thu nhập của người nông dân thấp, việc tích luỹ và tái sản xuất mở rộng bị hạn chế hoặc hầu như không có, ảnh hưởng lớn đến công tác giảm nghèo. Mặt khác khi người nghèo không có đất hay có ít đất thì phần lớn sinh kế của họ đều dựa vào làm thuê, làm mướn, tham gia vào các hoạt động phi nông lâm nghiệp, khai thác các nguồn tài nguyên, phá rừng…gây huỷ diệt, tàn phá môi trường.

- Về khí hậu thời tiết: Điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, thiên tai thường xuyên xảy ra đặc biệt là bão, lụt, hạn hán, cháy rừng, ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Tác hại của bão lụt, hạn hán là rất lớn, nó luôn là vấn đề nóng bỏng ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng nghèo đói của người dân.

1.1.3.4. Nhóm nhân tố liên quan đến mỗi cá nhân và hộ gia đình

- Tập quán sinh hoạt: Về một mặt nào đó, tập quán, lối sống cũng là một trở lực tới sự phát triển của người nghèo. Tập quán du canh du cư; tình trạng sống thưa thớt, phân bố rải rác không tập trung gây khó khăn trong việc triển khai và thực hiện các chương trình, chính sách phục vụ cho việc sản xuất, giao thương (Công trình thủy lợi, đường, điện). Bên cạnh đó một bộ phận người dân có tập quán trong gia đình ai làm được tiền thì người đó tiêu, không có khái niệm hình thành quỹ chung trong gia đình; Tình trạng ăn uống kéo dài trong các lễ cưới, đám ma cộng thêm các hủ tục lạc hậu về văn hoá, lối sống bám chặt vào số phận của một số đồng bào miền núi là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng nghèo, tái nghèo

- Quy mô và cơ cấu hộ gia đình: Qua nghiên cứu cho thấy quy mô hộ gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng nghèo đói. Người nghèo phổ biến ở những hộ gia đình có quy mô lớn, mỗi hộ có rất nhiều con, tuổi còn nhỏ. Tình trạng sinh nhiều con, sinh quá dầy ở các cặp vợ chồng trẻ, vợ chồng đang trong độ tuổi sinh đẻ làm cho cuộc sống gia đình họ gặp rất nhiều khó khăn. Do số người trong gia đình là tương đối nhiều nên chi tiêu cho những vấn đề thiết yếu hàng ngày là khá cao (chẳng hạn chi tiêu cho lương thực, quần áo, thuốc men...) trong khi đó, tổng thu nhập của một hộ nghèo thường không tăng nhiều hoặc có tăng nhưng cũng không thể đủ để trang trải các khoản chi tiêu hàng ngày, hoặc làm ngày nào ăn hết ngày đó, không thể có được các khoản tích luỹ nên việc thoát khỏi nghèo trở nên bế tắc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Tỷ lệ người sống phụ thuộc: Theo số liệu của các cuộc điều tra mức sống dân cư của Tổng cục Thống kê cho ta thấy, tỷ lệ trẻ em trên người lao động ở nhóm hộ nghèo là rất cao. Có thể nói tình trạng phụ thuộc của các gia đình là “người làm thì ít, người ăn thì nhiều” và thường xảy ra ra tình trạng thiếu lao động, do số người trong gia đình đông nhưng phần lớn vẫn chưa tự lao động để nuôi sống bản thân mình mà phải phụ thuộc vào một vài lao động chính. Tình trạng thiếu lao động còn thể hiện ở chỗ, người lao động chính, ngoài công việc kiếm tiền nuôi gia đình còn phải gánh thêm nhiều công việc nhà do số người phụ thuộc tăng. Lao động bỏ ra của họ cho công việc nhà cũng là đáng kể, vì làm việc nhà nên họ không thể làm các công việc tạo ra thu nhập khác. Có thể thấy tình trạng hộ nghèo có số người sống phụ thuộc cao là rất phổ biến, nó xảy ra ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước.

Đây là một yếu tố quan trọng, ảnh hưởng rất lớn, thậm chí có tính chất quyết định, tới tình trạng nghèo đói của người dân, nó cản trở việc thực hiện giảm nghèo của người dân. Cùng với mức sinh cao (gia đình đông con), tỷ lệ người sống phụ thuộc cũng đã tạo nên một vòng luẩn quẩn của đói nghèo “Do sinh nhiều con nên lao động thiếu, số người phụ thuộc cao, gánh nặng đè lên vai những người lao động chính, một người làm để phải nuôi mấy người do đó làm không đủ ăn. Vì vậy, con cái không được hưởng một cách đầy đủ những nhu cầu thiết yếu như y tế, giáo dục... dẫn đến vòng đời của chúng sẽ lại rơi vào cảnh nghèo đói.”

1.1.3.5. Các yếu tố kinh tế

- Nghề nghiệp và nguồn thu nhập: Trong các hộ nông dân, những hộ nghèo thường là những hộ thiếu hoặc không có đất, do vậy, cuộc sống của họ phụ thuộc rất nhiều vào thu nhập từ làm thuê. Trình độ học vấn thấp khiến họ ít có cơ hội tìm kiếm việc làm ngoài công việc trong nông - lâm nghiệp không ổn định và thu nhập thấp. Đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp, sức cạnh tranh của hàng hoá thấp, trình độ áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất còn thấp, luôn phụ thuộc nhiều vào thời tiết; nếu có rủi ro xảy ra (như hạn hán, lũ lụt, cháy rừng) thì nguy cơ mất trắng toàn bộ sản phẩm là rất cao, đồng nghĩa với nguy cơ rơi vào cảnh nghèo, tái nghèo.

- Tình trạng không có hoặc thiếu việc làm: Hiện nay, trong nền kinh tế thị trường, tình trạng không có việc làm, thiếu việc làm thường xuyên đã ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của người dân. Đây cũng chính là nguyên nhân cơ bản làm cho các hộ gia đình rơi vào cảnh đói nghèo.

- Cơ cấu chi tiêu: Cơ cấu chi tiêu của các hộ nghèo thường rất eo hẹp. Họ chỉ có khả năng trang trải với mức hạn chế, tối thiểu các chi phí lương thực và phí lương thực thiết yếu khác. Họ thường phải bỏ thêm chi phí không đáng có hoặc bị

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

giảm thu nhập vì khó tiếp cận các cơ hội tăng trưởng kinh tế. Thu nhập thấp, họ chỉ có khả năng trang trải tối thiếu các chi phí lương thực nhưng nó cũng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi tiêu của họ. Mặc dù tỷ trọng chi cho ăn uống cao, nhưng số lượng và chất lượng bữa ăn của họ vẫn không được đảm bảo, tình trạng thiếu ăn, đứt bữa vẫn còn. Khẩu phần ăn của họ không đảm bảo được lượng calo cần thiết cho cuộc sống bình thường nhằm tái sản xuất sức lao động. Tình trạng sức khỏe kém cũng là một nguyên nhân dẫn đến nghèo đói, nó cũng làm người nghèo khó thoát khỏi vòng luẩn quẩn của đói nghèo. Thu nhập thấp → ăn uống không đầy đủ → sức khỏe kém

→ năng suất lao động thấp → làm không đủ ăn → thiếu đói → vay mượn nợ nần nhiều → thu nhập thấp... đó chính là vòng xoáy mà người nghèo rất dễ mắc phải.

- Nghèo do thiếu vốn: Thiếu hoặc không có vốn là nguyên nhân mà người nghèo cho rằng có ảnh hưởng lớn nhất đến sự nghèo đói của họ. Không có vốn để sản xuất kinh doanh chính là trở lực rất lớn đối với người lao động khi tham gia vào kinh tế thị trường. Vốn là rất cần thiết, là điều kiện ban đầu cần phải có để giúp cho các hộ nghèo thoát khỏi cảnh nghèo đói. Vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào các hộ nghèo có thể tiếp cận với các nguồn tín dụng để họ có nhiều cơ hội trong sản xuất kinh doanh.

Sở dĩ hộ nghèo tiếp cận vốn còn khó khăn là do cách sản xuất của hộ nghèo còn giản đơn, không biết thâm canh, thiếu kinh nghiệm sản xuất, do lãi suất vay vốn cao và thủ tục vay còn rườm rà hoặc cũng có thể do họ ngại rủi ro vay về không biết đầu tư vào đâu, có hoàn được vốn không. Họ sợ đầu tư vào những cái mới vì không biết nó thế nào, vì thế họ vẫn cứ làm theo cách truyền thống, không có khoa học. Trong nông nghiệp thì do không biết cách đầu tư, cải tạo đất cho tốt, không đưa các loại giống mới vào trồng, không có các loại phân bón tăng trưởng hợp lý và cũng không sử dụng các loại thuốc phòng tránh sâu bệnh dẫn đến năng suất cây trồng thấp và nghèo lại hoàn nghèo.

- Nghèo do thiếu tài sản vật chất: Thiếu hoặc không có tài sản luôn là nguyên nhân gây ra nghèo đói đối với các hộ gia đình. Như là các đôi vợ chồng trẻ, mới bước vào cuộc sống, có xuất phát điểm thấp (giá trị tài sản ban đầu nhỏ) họ gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh, trong việc tiếp cận với thị trường, nắm bắt các cơ hội, nhạy bén với các xu thế của xã hội. Các hộ có xuất phát điểm thấp thì rất dễ rơi vào cảnh nghèo nếu có rủi ro xảy ra. Vì tài sản có giá trị của họ, xét cho cùng, chỉ có căn nhà và một đồ đạc sinh hoạt thiết yếu điều quan trọng ở đây không phải là tổng giá trị của tài sản là bao nhiêu mà chúng ta phải xem xét khả năng có thể hoá giá các tài sản này để bù đắp cho các thiệt hại do các rủi ro đem lại.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chính vì không có tài sản để tự bảo hiểm nên nhiều hộ gia đình đã phải sống chung với nghèo đói. Thiếu tài sản còn thể hiện ở các hộ gia đình không có hoặc không đáng kể các tư liệu sản xuất đế phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Họ thường phải sống ở trong những căn nhà lán, lều tạm bợ. Qua đây ta thấy chính sự thiếu thốn các loại tài sản trên làm cho việc đi lại, nuôi trồng, sản xuất gặp nhiều khó khăn, là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng nghèo đói ở nhiều nơi.

1.1.3.6. Nhóm yếu tố giáo dục

Người nghèo thường có trình độ học vấn tương đối thấp, thiếu kỹ năng làm việc và thông tin, thiếu kinh nghiệm sản xuất, không có kinh nghiệm làm ăn, cho nên không có được các giải pháp để tự thoát nghèo. Dân trí thấp, tự ti, kém năng động, lại không được hướng dẫn cách thức làm ăn, đây là nguyên nhân làm cho nhiều hộ rơi vào cảnh đói nghèo triền miên, đặc biệt là các hộ vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc miền núi, ít người. Các hộ nghèo không có điều kiện học tập văn hoá, các con em họ không có nhiều cơ hội đến trường, nhất là con em vùng dân tộc ít người, miền núi vùng sâu, vùng xa, đây cũng là một trong các nguyên nhân gây ra tình trạng nghèo dai dẳng, nghèo từ đời này sang đời khác. Thực tế, bản thân các hộ nghèo cũng hiểu được rằng trình độ học vấn là chìa khóa quan trọng để thoát khỏi cảnh nghèo đói. Tuy nhiên, các con số thống kê được đã chỉ ra rằng, vấn đề lớn liên quan đến việc tiếp thu các kỹ năng, các kiến thức chung, việc có được thông tin là đặc biệt quan trọng.

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm nghèo bền vững tại huyện ba chẽ tỉnh quảng ninh (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)