Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TẠI HUYỆN BA CHẼ, TỈNH QUẢNG NINH
4.2.2. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách và sự hỗ trợ, tạo điều kiện từ phía Chính quyền
4.2.2.1. Tăng cường sự lãnh đạo, sự chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở
- Kiện toàn bộ máy Ban chỉ đạo giảm nghèo từ huyện đến cơ sở, nâng cao năng lực chỉ đạo, điều hành của các ban chỉ đạo cho phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương. Đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ trực tiếp là công tác giảm nghèo ở các huyện, các xã nhằm trang bị cho họ những kiến thức cần thiết về công tác dân vận.
- Để mang lại kết quả giảm nghèo bền vững cần phải có sự đầu tư và chỉ đạo quyết liệt từ mọi cấp mọi ngành, đặc biệt là vai trò chỉ đạo điều hành tổ chức thực hiện ở cấp huyện và cơ sở. Có sự phân công các tổ chức đoàn thể, các ban phòng, các trường học, tổ chức trên địa bàn huyện mỗi đơn vị giúp đỡ hướng dẫn xóa nghèo cho một số hộ. Cách thức chính là khảo sát hộ và hướng dẫn hộ cách làm ăn, vay vốn, chuyển đổi cơ cấu sản xuất phù hợp, bởi trình độ và sự năng động cũng như kinh nghiệm làm ăn của các hộ nghèo còn rất thấp cần sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình theo phương thức cầm tay chỉ việc. Thời gian qua ở huyện Ba Chẽ đã có một số đơn vị làm tốt việc hướng dẫn giúp đỡ hộ nghèo. Tuy nhiên nhiều bộ phận đang hưởng ứng và chấp hành một cách miễn cưỡng, hình thức. Do vậy cần tăng cường sự chỉ đạo của chính quyền cấp huyện để yêu cầu các tổ chức đơn vị được phân công giúp đỡ hộ nghèo vào cuộc một cách thiết thực, có cam kết và có chương trình công tác cụ thể để giúp đỡ hộ nghèo, cuối năm có đánh giá kiểm tra kết quả xoá nghèo tại hộ và kết quả công tác của đơn vị giúp đỡ để làm tiêu chí đánh giá hoàn thành nhiệm vụ công tác của đơn vị đó. Có như vậy kết quả giảm nghèo sẽ nhanh hơn và đi theo được hướng giảm nghèo bền vững hơn.
4.2.2.2. Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, thu nhập cho người nghèo, xã nghèo
- Xuất phát từ những lợi thế của huyện và căn cứ vào phương hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn 2030, cần tập
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng: Công nghiệp – xây dựng; thương mại-dịch vụ; nông-lâm-ngư nghiệp, để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện:
+ Tập trung phát triển các vùng nguyên liệu gỗ, vùng dược liệu (chủ yếu ba kích tím) theo hướng thâm canh gắn với chế biến và tiêu thụ theo chuỗi giá trị.
+ Tiếp nhận các cơ sở sản xuất công nghiệp được di dời từ Cẩm Phả, Hạ Long (nhằm giải phóng mặt bằng cho các dự án phát triển đô thị, dịch vụ của các thành phố này).
+ Phát triển mạnh khu vực nông thôn với trọng tâm là phát triển nông nghiệp hàng hóa an toàn chất lượng cao với những sản phẩm có lợi thế của huyện như:
thanh long ruột đỏ, mía tím, nấm linh chi, tre mai, chè hoa vàng, chăn nuôi đại gia súc cung cấp cho 2 khu kinh tế mở Vân Đồn và Móng Cái, các khu du lịch, khu công nghiệp, đô thị
+ Phát triển du lịch tâm linh, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng gắn với nền văn hóa bản địa.
- Chú trọng -
liên kết chặt chẽ 4 nhà từ khâu sản xuất - tiêu thụ.
- Phát triển công nghiệp chế biến lâm sản. Gắn việc phát triển vùng nguyên liệu với nhà máy chế biến, thực hiện tốt sự liên kết giữa người dân tham gia phát triển vùng nguyên liệu với các nhà máy chế biến. Kêu gọi, thu hút các doanh nghiệp đầu tư tập trung chủ yếu các lĩnh vực sau:
+ Chế biến gỗ: tập trung chủ yếu các sản phẩm: các loại ván nhân tạo, gỗ ghép thanh, đồ gỗ nội thất .. phục vụ tiêu dùng trong nước và tiến tới xuất khẩu.
Xuất phát từ lợi thế của Ba Chẽ là điều kiện đất đai rộng có điều kiện phát triển các nhà máy chế biến gỗ có quy mô lớn
+ Sản xuất rượu Ba kích và đa dạng hóa các sản phẩm về dược liệu + Sảm xuất các sản phẩm từ Chè Hoa vàng và các sản phẩm từ Tre.
+ Tiếp tục đẩy mạnh xúc tiến kêu gọi đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp công nghiệp chế biến lâm nông sản, chế biến dược liệu, sản xuất vật liệu xây dựng ... vào cụm công nghiệp Nam Sơn, cụm công nghiệp Đạp Thanh và Thanh Lâm.
- Xây dựng khu vui chơi giải trí để du khách được ở nhà của người bản xứ, ăn món ăn đặc sản của đồng bào dân tộc, giao lưu trao đổi văn hóa với người dân, được tận hưởng những làn điệu dân ca, hát Soóng Cọ, hội Lồng Tồng của dân tộc Tày, hát giao duyên của dân tộc sán chỉ, múa Phùn Voòng của người Dao, hát Then của đồng bào Tày… Ngoài ra còn xây dựng một số hình thức thể thao trên mặt nước như ô tô nước, đua thuyền…các môn thể thao, các trò chơi dân gian của các dân tộc.
Xây dựng làng văn hóa du lịch cộng đồng gắn với phát triển nông thôn mới: Làng văn hóa dân tộc (dân tộc Dao) tại thôn Nam Hả (xã Nam Sơn); Làng văn hóa dân tộc Tày Làng Dạ (Thanh Lâm).
4.2.2.3. Các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông lâm nghiệp
- Hội đồng nhân dân huyện ban hành Nghi quyết về các chính sách khuyến khích sản xuất nông lâm nghiệp thủy sản theo hướng hành hóa (hỗ trợ lãi xuất vay vốn Ngân hàng; hỗ trợ giống, hỗ trợ vật tư đối với từng cây, con vật nuôi).
- HĐND, UBND huyện nghiên cứu ban hành các hướng dẫn định mức, tiêu chuẩn kỹ thuật và thủ tục thanh quyết toán nguồn ngân sách tập trung Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới đối với các loài cây, con vật nuôi có giá trị kinh tế cao để thúc đẩy người dân sản xuất theo hướng hàng hóa, giảm nghèo bền vững.
4.2.2.4. Triển khai thực hiện tốt việc liên kết, tiêu thụ sản phẩm
- Xây dựng được mối liên kết với các huyện lân cận (Tiên Yên, Đầm Hà, Hoành Bồ, Bình Liêu) để thống nhất xây dựng vùng nguyên liệu (vùng nguyên liệu gỗ, ba kích tím, thanh long ruột đỏ, mía tím ...) phục vụ cho công tác tiêu thụ, công nghiệp chế biến ổn định, bền vững.
- Đẩy mạnh mối quan hệ kinh tế giữa Ba Chẽ với thành phố lớn, khu công nghiệp, khu đô thị: đây là thị trường lớn tiêu thụ các loại lâm nông sản của Ba Chẽ.
Ngược lại Ba Chẽ có thể tiếp nhận được sự hỗ trợ của thành phố, khu công nghiệp, đô thị trên các lĩnh vực: cung cấp công nghệ, hợp tác liên doanh, liên kết, trao đổi
hàng hóa, hợp tác và giúp đỡ về đào tạo cán bộ dạy nghề, giải quyết việc làm cho lao động trên địa bàn huyện.
- Có sự phối hợp chặt chẽ các huyện lân cận để xây dựng nên những tuyến du lịch mới, đồng thời phối hợp giúp đỡ nhau trong công tác quảng cáo tuyên truyền thu hút khách du lịch và kêu gọi nhà đầu tư. Liên kết với các Công ty du lịch TP. Hạ Long, liên kết với các tuor du lịch của các tỉnh thành phía Bắc (đặc biệt là thành phố Hà Nội) để gắn kết các tuyến du lịch và thu hút khách.
4.2.2.5. Xây dựng các cơ chế hỗ trợ, chính sách phù hợp tạo điều kiện để người nghèo vươn lên, thoát nghèo bền vững
- Thực hiện xoá bao cấp trong giảm nghèo, chuyển sang những phương pháp, phương thức hỗ trợ phù hợp, trong đó triển khai thực hiện cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất Nông- Lâm- Ngư- Tiểu thủ công nghiệp: Người dân vay vốn, nhà nước hỗ trợ lãi xuất để phát triển sản xuất; hỗ trợ cây con giống theo một tỷ lệ nhất định (ví dụ: nhà nước hỗ trợ 70%, người dân bỏ ra 30%; nhà nước hỗ trợ chuồng trại, thức ăn, người dân đầu tư con giống....) thông qua đó để người dân có trách nhiệm và ý thức hơn trong việc phát triển kinh, vươn lên thoát nghèo.
- Ban hành cơ chế hỗ trợ đối với những hộ gia đình thoát nghèo, cận nghèo để ổn định cuộc sống trong vòng 03 năm đầu để tránh tái nghèo. Thực hiện việc hỗ trợ lãi suất từ nguồn ngân sách địa phương, để Ngân hàng CSXH cho hộ cận nghèo vay với lãi suất 0%, giúp họ sản xuất kinh doanh, chuyển đổi nghề nghiệp, phát triển kinh tế vươn lên làm giàu.
- Nhà nước ưu tiên ngân sách để thực hiện chính sách khuyến khích thoát nghèo bền vững đối với những hộ nghèo và thôn có tỷ lệ nghèo cao có ý chí tự nguyện đăng ký thoát nghèo bền vững, trong đó lấy chính sách khuyến khích hộ thoát nghèo bền vững làm chính sách cơ bản, nền tảng để giảm tỷ lệ hộ nghèo của thôn và xã. Đồng thời phát huy vai trò chủ động, tính tự giác, tinh thần tích cực và ý thức thoát nghèo của từng hộ nghèo, thôn có tỷ lệ nghèo cao để đăng ký thoát nghèo hoặc giảm nghèo nhanh, bền vững.
- Tăng cường công tác khuyến nông –lâm-ngư miễn phí cho người nghèo làm nông nghiệp ở nông thôn thông qua bồi dưỡng về kiến thức và kỹ năng áp dụng
kỹ thuật và công nghiệp mới, nhất là công nghệ sinh học vào sản xuất kinh doanh nông nghiệp có năng suất và thu nhập cao; về kiến thức kinh doanh trong kinh tế hộ gia đình; trước hết là kiến thức và kỹ năng xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, hạch toán thu –chi, tiếp cận thị trường tiêu thụ sản phẩm...để tăng thu nhập, thoát nghèo bền vững.
- Nhà nước tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện cho hộ nghèo về mặt bằng kinh doanh, tạo cơ hội làm ăn và hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, đồng thời tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng phù hợp.
4.2.2.6. Tổ chức tốt việc huy động các nguồn lực cho giảm nghèo bền vững
- Ngoài nguồn vốn được ngân sách trung ương hỗ trợ từ chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo và việc làm và các chương trình phát triển kinh tế xã hội miền núi có liên quan đến việc thực hiện giảm nghèo của địa phương, để tăng thêm nguồn lực cho chương trình giảm nghèo bền vững, cần đẩy mạnh xã hội hoá công tác giảm nghèo, thực hiện tuyên truyền vận động nhân dân phát huy nội lực tại chỗ; khuyến khích các tổ chức đoàn thể, các tổ chức xã hội các doanh nghiệp và các nhà hảo tâm tham gia ủng hộ nguồn lực vật chất cho công tác giảm nghèo của địa phương.
- Tổ chức tốt cuộc vận động “Ngày vì người nghèo”. Tổng kết rút kinh nghiệm và nhân rộng các mô hình xã hội hoá công tác giảm nghèo có hiệu quả, huy động các nguồn lực trong xã hội cho công tác giảm nghèo.
- Tăng cường dân chủ và công khai hoá các hoạt động giảm nghèo để dân biết, tham gia và giám sát thực hiện. Đề cao tinh thần trách nhiệm tính chủ động sáng tạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, phát hiện và xử lý nghiêm những trường hợp làm thất thoát kinh phí, nhất là ngân sách nhà nước, vốn đóng góp của từng lớp dân cư cho công tác giảm nghèo.
- Tổ chức tốt việc lồng ghép chương trình dự án phát triển với mục tiêu giảm nghèo bền vững, đồng thời vận động các tổ chức trong và ngoài nước tăng cường nguồn lực cho công tác giảm nghèo.