PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.2. Các nghiên cứu trong nước
Hướng tiếp cận chủ yếu của các nghiên cứu trong nước hiện nay là phát triển KCN đảm bảo sự tăng trưởng kinh tế ổn định và phát triển hài hòa với các mặt xã hội và bảo vệ môi trường. Phần lớn nghiên cứu sử dụng cách tiếp cận lý thuyết trong đánh giá xu hướng và kết quả của phát triển bền vững các KCN, một số nghiên cứu đã đánh giá được khá đầy đủ các chỉ tiêu phát triển bền vững các KCN và đưa ra các định hướng giải pháp trong khi một vài nghiên cứu khác lại sử dụng nghiên cứu tình huống tại một KCN hoặc một địa phương.
Đối với hệ thống các chỉ tiêu bền vững của các KCN được các nhà nghiên cứu trong nước xây dựng mặc dù chưa chỉ rõ được trình độ phát triển của các KCN nhưng đã xác định được ngưỡng phát triển của các KCN. Trong đó, với nghiên cứu
“Hệ thống đánh giá phát triển bền vững các khu công nghiệp Việt Nam” Lê Thế Giới (2008) đã hệ thống các tiêu chí nhằm đánh giá sự phát triển bền vững của các KCN Việt Nam trên cả hai góc độ bền vững nội tại và đóng góp bên ngoài [23]. Hệ thống chỉ tiêu của ông được xây dựng trên nền tảng định hướng của Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam (chương trình Nghị sự 21) kết hợp với thực trạng các KCN cả nước, và trong đó, một phần rất quan trọng là quan sát từ các KCN vùng KTTĐ miền Trung. Do đó, các tiêu chí đánh giá về mặt kinh tế của nghiên cứu có thể được xem xét hình thành bộ khung tiêu chí đánh giá chính cho đối tượng nghiên cứu của luận án. Một số luận án tiến sĩ kinh tế khác cũng đã có sự kế thừa và hoàn thiện đối với hệ thống tiêu chí này như “Phát triển bền vững các KCN thành phố Đà Nẵng”
của Nguyễn Cao Luận (2018), “Phát triển bền vững các KCN tỉnh Hải Dương” của Trần Văn Thiện (2017). Đối với các nghiên cứu về phát triển KCN trong nước hiện nay, quan điểm của nghiên cứu sinh tương tự như D. Gibbs (2005), thay vào đó là phát triển theo hướng bền vững với ý nghĩa giảm thiểu, hạn chế các tác động tiêu cực của các KCN đối với môi trường và xã hội xung quanh.
Tác giả Lê Thế Giới còn có nghiên cứu cụ thể về ứng dụng hệ sinh thái kinh doanh và ngành CN. Khi xem xét các KCN, hay chính xác hơn là các doanh nghiệp trong KCN trong sự vận động và phát triển của kinh doanh hiện đại, thì ranh giới của
12
các KCN được xóa dần bởi sự năng động của các doanh nghiệp, các sản phẩm sẽ theo hướng tích hợp từ nhiều ngành sản xuất và được đáp ứng bởi nhiều sản phẩm khác nhau. Do đó, cần xem xét sự vận động, phát triển của các doanh nghiệp trong một hệ thống liên kết chặt chẽ với nhau như một hệ thống sinh thái CN. Các doanh nghiệp trong mỗi KCN và các KCN trong các cluster công nghiệp được xem như mỗi tổ chức có sự phụ thuộc với nhau rất lớn, tạo ra một sức mạnh tổng hợp cũng như sức ỳ hệ thống. Nếu các tổ chức có thể hình thành và vận động như một hệ sinh thái kinh doanh sẽ có khả năng tự thích nghi với môi trường thay đổi và đảm bảo sự tồn tại, cạnh tranh của các thành viên trong hệ sinh thái đó [23]. Hệ sinh thái kinh doanh là một khái niệm bổ sung hữu hiệu bên cạnh quy luật lượng đổi chất đổi trong nguyên lý phát triển, giúp hiểu rõ và phân tích sự phát triển của hệ thống KCN trong nền kinh tế vùng - mặt hệ thống trong phát triển KCN. Đây là một vấn đề có nhiều ý nghĩa về mặt lý luận, tạo ra khoảng trống trong nghiên cứu về phát triển KCN.
Tuy có nhiều nghiên cứu ở nhiều góc độ, kể cả cho từng giải pháp cụ thể để phát triển các KCN theo những mô hình nhất định nhưng thường chỉ tập trung nghiên cứu cho từng địa phương riêng lẻ hoặc dựa trên tình hình phát triển KCN cả nước để đưa ra các định hướng chung. Việc nghiên cứu phát triển KCN cho một khu vực, vùng KTTĐ dường như khá ít trong khi sự liên kết của các địa phương vùng KTTĐ được xem là nền tảng để phát huy hết tiềm lực nhằm tạo hiệu ứng lan tỏa đến khu vực kinh tế khác. Về mặt học thuật, nghiên cứu vấn đề phát triển KCN trong một không gian kinh tế là Vùng với những cơ sở lý thuyết về cực tăng trưởng, kinh tế vùng sẽ mở ra góc nhìn mới hơn của các KCN về mối quan hệ tương hỗ với vùng, các nguyên nhân khách quan suy giảm năng lực cạnh tranh đơn lẻ, các hạn chế của sự phát triển mang tính chất khu biệt, chưa nhìn thấy toàn cảnh của quá trình liên kết. Xem xét ở nhiều vấn đề cho thấy, một phần vì phạm vi nghiên cứu khá rộng, liên quan đến nhiều địa phương, nhiều vùng kinh tế khác nhau gây khó khăn trong việc thu thập dữ liệu nghiên cứu, một phần vì khái niệm về kinh tế vùng ở Việt Nam, dù đã xuất hiện từ lâu nhưng chưa thể hiện được nhiều, các hoạt động phát triển KCN vẫn mang tính chất cục bộ địa phương.
Dù vậy, trong nước cũng có một số công trình tương đồng với phạm vi nghiên
13
cứu của luận án. Trong đó có luận án Tiến sĩ kinh tế “Phát triển các khu công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ theo hướng bền vững” của Vũ Thành Hưởng (2010).
Phương pháp tiếp cận của luận án này cũng tương tự các nghiên cứu phát triển bền vững trong nước, dựa trên hệ thống tiêu chí phát triển bền vững để đánh giá sự phát triển của các KCN vùng KTTĐ Bắc Bộ. Đồng thời đã kết hợp thêm so sánh chéo thực trạng phát triển các KCN tại vùng KTTĐ miền Trung và vùng KTTĐ phía Nam.
Bổ sung này được đánh giá là cần thiết vì với các đặc thù về địa kinh tế, điều kiện tự nhiên cùng xuất phát điểm ban đầu khiến sự phát triển của các KCN ở các địa phương đều có sự bất đồng, không thể đơn thuần đưa ra đánh giá dựa vào ngưỡng tiêu chí của một KCN đơn thể. Tuy vậy, nghiên cứu của Vũ Thành Hưởng mới chỉ đánh giá sự phát triển của các KCN ở một số tỉnh, thành phố có điều kiện kinh tế phát triển và xem xét dưới góc độ hiệu quả của các cực tăng trưởng. Trong khi đó, sự trùng lắp của cơ cấu ngành, tác động đặc thù KT- XH của mỗi vùng... chưa được định hình và làm rõ trong các kết quả đánh giá, chưa thể hiện đầy đủ khi so sánh trình độ phát triển KCN ở các vùng KTTĐ với nhau. Thêm vào đó, nghiên cứu chỉ mới đánh giá tác động của nhân tố chính sách đến sự phát triển của các KCN, một nhân tố thuộc về thể chế bên cạnh các nhân tố không kém phần quan trọng khác như thị trường (quy mô nền kinh tế và môi trường kinh doanh), yếu tố vốn, lao động, lực lượng doanh nghiệp... đến mức độ phát triển của các KCN [32].
Đối với các giải pháp về phát triển KCN, các tác giả như Trần Đình Thiên (2012), Vũ Như Thăng (2014), Nguyễn Kế Tuấn (2016), Bùi Quang Bình (2018) đều đánh giá ở góc độ quản lý nhà nước cũng như góc độ tiếp thị năng lực thu hút đầu tư của các KCN, đặc biệt trong điều kiện vùng KTTĐ miền Trung, do quá trình hình thành và phát triển các KCN chưa được lâu, mục tiêu chủ yếu tập trung vào việc thu hút vốn đầu tư, cơ chế chính sách và các định chế quản lý các KCN chưa nhất quán và thiếu đồng bộ, chưa có chuẩn quy định và chuẩn đánh giá về KCN, việc điều hành công tác quản lý KCN còn nhiều bất cập, các điều kiện hình thành các KCN là khác nhau nên chúng cũng có những thuận lợi và khó khăn khác nhau.
Về các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển KCN có nhiều nghiên cứu bàn tới nhưng trên nhiều góc độ xem xét cũng như khác nhau mục tiêu nghiên cứu. Nếu
14
tiếp cận sự phát triển KCN qua kết quả sản xuất ở đây hay kết quả sản xuất trên 1 đơn vị diện tích thì Lý thuyết mô hình kinh tế tân cổ điển được coi là cơ sở lý thuyết quan trọng nhất cho việc xem xét ảnh hưởng của các nhân tố tới sự phát triển KCN. Lý thuyết này đã chỉ ra cơ chế mà các yếu tố như vốn, lao động, thể chế… tác động tới kết quả sản xuất ở KCN. Trên cơ sở này Paul Saumelson (1989), Mankiw (2002) và (2010) đã phát triển mô hình phân tích tác động của các yếu tố nguồn lực tới tăng trưởng sản lượng. Sau này các công trình nghiên cứu thực nghiệm như Trần Thọ Đạt (2002), Lê Xuân Bá, Nguyễn Thị Tuệ Anh (2006), Nguyễn Chín (2013), Trương Bá Thanh và nhóm tác giả (2016)… kế thừa và vận dụng vào phân tích tác động của các yếu tố nguồn lực tới tăng trưởng GDP của Việt Nam. Nghiên cứu của Vũ Thành Hưởng (2010) đã đề cập tới vai trò của các nhân tố như quy mô nền kinh tế và môi trường kinh doanh, yếu tố vốn, lao động, lực lượng doanh nghiệp… Các nghiên cứu trên đây như Trần Đình Thiên (2012), Vũ Như Thăng (2014), Nguyễn Kế Tuấn (2016), Bùi Quang Bình (2018) bàn nhiều tới vai trò của nhà nước, nhất là thể chế của chủ thể này trong phát triển KCN. Tổng hợp một số nghiên cứu về phát triển KCN ở Việt Nam (Phụ lục 01).
Mặc dù vẫn còn nhiều bất đồng quan điểm trong việc đề xuất giải pháp phát triển KCN, trên cơ sở tổng kết những kết quả đạt được trong phát triển KCN trong thời gian qua, luận án xác định có 4 định hướng chính để phát triển KCN trong giai đoạn phát triển mới, mở cửa và hội nhập: (1) Phát triển các KCN đảm bảo hình thành hệ thống các cluster công nghiệp có vai trò dẫn dắt sự phát triển CN;
(2) Nâng cao chất lượng quy hoạch KCN; xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng KCN, phát triển các KCN hiện có theo chiều sâu và nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động; (3) kiểm soát chặt chẽ vấn đề môi trường; đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động; (4) tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển KCN. Việc áp dụng cụ thể cần được xem xét, đối chiếu trên cơ sở thực trạng phát triển KCN và đặc điểm địa lý, KT- XH của không gian nghiên cứu.