PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
2.2. Phát triển khu công nghiệp trong vùng kinh tế trọng điểm
2.2.3. Nội dung phát triển khu công nghiệp trong vùng kinh tế trọng điểm
26
mạnh hơn các địa điểm khác vì là nơi quy tụ nhiều doanh nghiệp, nơi thuận lợi về vị trí địa lý, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và cả thị trường hàng hóa… Tuy nhiên đây chỉ là điều kiện cần để thuận lợi hơn trong giai đoạn phát triển các KCN và để các KCN trở thành cụm công nghiệp lại cần nhiều điều kiện khác. Từ lý thuyết của sự phát triển, có thể thấy các cụm ngành công nghiệp cũng sẽ khác nhau về quy mô, tầm mức, và giai đoạn phát triển. Mức độ phát triển từng mặt nội dung lượng, chất và tính hệ thống của các KCN trong cùng một không gian lãnh thổ sẽ quyết định việc này. Cụ thể:
(i) Phát triển về lượng:
- Tập trung về mặt địa lý: Đặc điểm của sự phát triển này nằm ở mật độ dày đặc của các hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp tương tự nhau hoặc có liên quan đến nhau do sự tập trung về mặt địa lý của các KCN, sự tương đồng trong cơ cấu ngành nghề thu hút đầu tư.
- Một cộng đồng đa dạng các doanh nghiệp: Phát triển KCN về mặt số lượng trước hết nhằm sử dụng tối đa các tài nguyên được đưa vào phục vụ KCN, chủ yếu là nguồn đất đai, lấp đầy KCN bằng các dự án với quy mô và lĩnh vực phù hợp theo quy hoạch mà chủ thể nhà nước định hướng chức năng của từng KCN. Sự hỗn độn phức tạp sẽ diễn ra mạnh nhất trong sự phát triển này bởi mục tiêu được ưu tiên là tỷ lệ lấp đầy của KCN. Trong quá trình này, công cụ chính sách sẽ được nhà nước phát huy tối đa nhằm thu hút các doanh nghiệp, và chỉ thực sự có hiệu quả nếu tạo được sự tập trung của các doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh.
- Sự tập trung của các doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh: điều kiện then chốt để phát triển các KCN chính là sự tập trung của các doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh trên thị trường. Mức độ tập trung của các doanh nghiệp này có thể là tiền đề để hình thành và phát triển KCN về chất lượng và hệ thống. Các tiêu chí đánh giá sự phát triển này là: năng lực sản xuất của doanh nghiệp, của các ngành trong KCN phải mạnh, mức độ xuất khẩu hàng hóa cao, các chỉ tiêu kinh tế cao.
- Sự tham gia của các doanh nghiệp mới với quy mô ngày càng cao: Sự phát triển về lượng không phải là một hiện tượng nhất thời hay ngắn hạn theo phong trào phát triển các KCN mà là một tiến trình dài hạn. Phát triển về lượng đến một mức nhất dịnh sẽ tạo nên hiệu ứng số đông cần thiết trong mỗi ngành và tạo nên sự hợp
27
tác - cạnh tranh thay đổi về mặt công nghệ, gia tăng năng suất, cấu trúc ngành nghề cũng như về mặt tổ chức theo hướng chuyên môn hóa. Đó là khi sự chuyển đổi phát triển về chất diễn ra. Sau khi sự chuyển đổi diễn ra, các doanh nghiệp trong mỗi KCN sẽ có sự tái sắp xếp, thu hút sự gia nhập của các doanh nghiệp mới thông qua những thông tin tốt hơn về cơ hội sinh lợi, mức doanh thu/dự án cao. Các doanh nghiệp với quy mô lớn sẽ có lợi thế hơn cho sự tham gia này và một chu kỳ phát triển mới tiếp tục bắt đầu ở trình độ cao hơn.
- Lan tỏa kinh tế địa phương: Khi sự tập trung phát triển CN ở những trình độ nhất định sẽ dẫn tới tăng cường tiềm lực kinh tế cho vùng phát triển theo nghĩa tạo động lực cho tăng trưởng nhanh, tích tụ các yếu tố vật chất cho quá trình thực hiện phát triển kinh tế chung. Những tác động tích cực mà các KCN mang lại cho địa phương có KCN và vùng lân cận đó là mức đóng góp của KCN vào tăng trưởng kinh tế của địa phương, tăng thu NS và đóng góp vào GTXK cho địa phương.
(ii) Phát triển về chất:
- Chuyên môn hóa: Đặc điểm của giai đoạn này là sự chuyên môn hóa, mỗi doanh nghiệp trong một KCN thường tập trung quanh một hoạt động cốt lõi nào đó, còn các hoạt động khác thì có liên quan đến hoạt động cốt lõi này.
- Sự gia tăng năng suất trên phạm vi rộng: Đây là nội dung phản ánh tính chất tiên tiến trong hoạt động tổ chức sản xuất của các KCN phù hợp với xu thế phát triển của phân công lao động xã hội theo hướng hiện đại, tạo sự chuyển dịch và phát triển cơ cấu kinh tế địa phương. Sự chuyên môn hóa góp phần gia tăng năng suất lao động trong KCN cũng như trình độ công nghệ của doanh nghiệp và các hoạt động triển khai khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh trong KCN. Như đã đề cập về sự tự tổ chức, khi một cộng đồng doanh nghiệp trong một số lĩnh vực giống nhau tồn tại với nhau một thời gian sẽ tự tạo nên một trật tự cũng như cơ cấu phù hợp tương đối cho hệ thống của nó do đó tiêu chuẩn về sản phẩm và công nghệ sẽ được kéo lên theo sự phát triển của các doanh nghiệp chủ chốt.
- Thay đổi cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp địa phương: Sự chuyển đổi về chất không chỉ diễn ra trong nội bộ các KCN, mà còn tạo ra sự thay đổi về chất nền kinh tế của khu vực có KCN. Trên thực tế, phạm vi ảnh hưởng của KCN không chỉ đến thu nhập của dân cư, mà còn phải tác động đến sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế.
28
Chỉ khi thay đổi được cơ cấu kinh tế của địa phương theo hướng tích cực thì nó mới bảo đảm sự phát triển lâu dài, vững chắc của các KCN.
(iii) Phát triển về hệ thống:
- Sự tập trung các liên kết địa phương: Nội dung phát triển hệ thống của KCN nhấn mạnh ở đặc điểm nó bao gồm các doanh nghiệp hoặc các ngành công nghiệp có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp liên kết với nhau theo chiều ngang hoặc chiều dọc, chứ không chỉ đơn thuần là khu tập trung các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp khiến cho bản chất KCN khác nhau hoàn toàn, đem lại những hiệu quả khác biệt: Các ngành tương tự có thể sử dụng chung cơ sở hạ tầng, nguồn nguyên liệu; Rút ngắn khoảng cách trong chuỗi cung cấp trong quá trình sản xuất.
- Sự liên kết và hỗ trợ giữa các chủ thể tham gia: một trong những yếu tố thành công then chốt để phát triển KCN chính là sự hiện diện của các mối quan hệ kinh doanh và sự phối hợp giữa các thành phần tham gia. Khi sự phát triển hệ thống diễn ra ở một mức độ cao, thì các KCN và chính sách phát triển KCN không chỉ bao gồm mối quan hệ cung ứng giữa các doanh nghiệp mà còn có mối quan hệ giữa các doanh nghiệp chủ chốt với các tổ chức nhà nước, viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm khoa học, tổ chức tài chính… bên trong hoặc ngoài lãnh thổ KCN. Một sự tự tổ chức mới sẽ bắt đầu để nâng cao năng lực của KCN, thích ứng tốt hơn với sự thay đổi của thị trường.
Tổng quát, để thúc đẩy phát triển các KCN trong vùng KTTĐ (i) trước tiên là các chính sách nhằm tạo lợi thế cạnh tranh cho các vùng động lực, tức là từ các dấu hiệu lợi thế, cần có các chính sách tạo điều kiện thu hút vốn, nhân lực, đầu tư đẩy mạnh hoạt động kinh tế, mở rộng hệ thống thị trường, phát triển khoa học công nghệ, thu hút đầu tư nước ngoài, cải thiện môi trường, tạo sự hấp dẫn của vùng cho các đối tác đầu tư…; (ii) Tùy bối cảnh và điều kiện cụ thể, cần xác định cụ thể ngành CN mũi nhọn khi xây dựng chính sách phát triển CN cho vùng và KCN. Ngành CN mũi nhọn này phải được xây dựng trên cơ sở tính toán lợi thế cạnh tranh mang tính tổng hợp của vùng, từ đó phát triển mạng lưới liên kết kinh tế đến các ngành liên quan, tạo thành chuỗi hợp tác chặt chẽ và hiệu quả; (iii) Tăng cường sự hỗ trợ tổng thể cho toàn bộ hệ thống các doanh nghiệp chủ chốt, doanh nghiệp hỗ trợ, trường đại học, viện
29
nghiên cứu… cũng như hệ thống liên kết và hệ thống thông tin với bên ngoài thông qua thông tin, trao đổi, liên kết và đào tạo.