PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.3. Phương pháp phân tích
3.2.3.1. Phương pháp phân tích chuỗi dữ liệu theo thời gian
Được sử dụng để phân tích dữ liệu sự phát triển các KCN tại vùng KTTĐ miền Trung gắn với các khoảng thời gian quá khứ hiện tại và dự kiến tương lai. Đồng thời phân tích sự phát triển các KCN tại vùng KTTĐ miền Trung gắn với các sự kiện KT- XH trong các thời kỳ khác nhau. Ngoài ra, việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển các KCN tại vùng KTTĐ miền Trung cũng sẽ được xem xét theo hướng này.
3.2.3.2. Phương pháp phân tích thống kê
- Phương pháp phân tích thống kê mô tả: Phân tích thống kê mô tả được sử dụng khá nhiều trong các phân tích kinh tế, giúp nhà nghiên cứu mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu về các KCN tại vùng KTTĐ miền Trung theo các cách khác nhau mà qua đó có thể cung cấp những tóm tắt đơn giản về các đặc tính của đối tượng nghiên cứu ở đây. Phân tích thống kê mô tả cũng có thể sử dụng đồ họa đơn giản, chúng tạo ra nền tảng của mọi phân tích định lượng số liệu về số lượng, chất lượng và tính hệ thống các KCN tại vùng KTTĐ miền Trung. Để hiểu được các hiện tượng và đánh giá chính xác quá trình này, cần nắm được các phương pháp cơ bản của mô tả dữ liệu. Có rất nhiều kỹ thuật hay được sử dụng. Có thể có các phương pháp cụ thể như sau: (1) Phương pháp đồ thị và bảng thống kê; (2) Phương pháp số bình quân, số tương đối, phân tích tương quan, phương pháp dãy số thời gian…
- Phân tích so sánh: Phương pháp này được sử dụng để so sánh một số nội dung trong việc phân tích thực trạng phát triển các KCN tại vùng KTTĐ miền Trung bằng cách tham chiếu các tiêu chuẩn đã có từ lý luận và số liệu thực tế của quá trình này hay có thể so sánh giữa các số liệu này với nhau theo từng thời kỳ để thấy sự thay đổi cũng như mức biến động. Phương pháp này còn được sử dụng phân tích thực trạng phát triển của các KCN tại vùng KTTĐ miền Trung trong giai đoạn nghiên cứu và so sánh chéo với các KCN tại vùng KTTĐ Bắc Bộ và vùng KTTĐ phía Nam, rút ra các hạn chế về mặt khách quan và chủ quan giữa thực tiễn phát triển của các KCN tại vùng KTTĐ miền Trung và định hướng phát triển ban đầu.
3.2.3.3. Phương pháp mô hình kinh tế lượng
Các KCN nơi các doanh nghiệp đầu tư vào đó tiến hành sản xuất, tức họ sử
56
dụng các yếu tố nguồn lực để tạo ra sản lượng. Như vậy hoạt động của KCN chịu ảnh hưởng của nhiều đầu vào như vốn lao động, công nghệ, hay các yếu tố môi trường kinh tế, xã hội… của địa phương. Quá trình sản xuất này của doanh nghiệp tổ chức được mô phỏng bằng hàm sản xuất Mankiw (2002) và (2010) . Cụ thể là mô hình (1).
Hàm sản xuất Q = A.X1β1X2β2.Xnβn (1) Trong đó:
Q là biến phụ thuộc - đầu ra của sản xuất A là biến đại diện cho công nghệ sản xuất X là các biến độc lập - đầu vào cho sản xuất β: Tỷ phần đóng góp của các yếu tố.
Mô hình này sẽ được chuyển sang dạng logarit và cụ thể các biến độc lập gắn với đặc thù của vùng để phân tích.
Sau đó lấy logarit nêpe và chuyển về dạng tuyến tính từ (1) LnQ = ln A + β1lnX1 + β2lnX2 +…+ βn lnXn
Từ mô hình (1) nghiên cứu sẽ vận dụng dạng biến thể của mô hình (1) dưới dạng (2). Nghĩa là mô hình (2) găn với đặc thù về phạm vi nghiên cứu chỉ là nền kinh tế của một vùng với 05 tỉnh, thành phố. Mô hình hàm sản xuất (1) là mô hình mở, nghĩa là có thể đưa thêm được rất nhiều biến số vào. Tuy nhiên ở đây chỉ có thể đưa vào các biến này vì: (i) Nhiều yếu tố khác là yếu tố phi kinh tế và không ước lượng được; (ii) Hạn chế về số liệu vĩ mô; (iii) Các biến khác sẽ được xem xét qua phân tích định tính.
Mô hình phân tích sẽ là
Lnptkcni = β0 + β1lnYi + β2lnsldni + β3hotrodni + β4lnKi + β5lnLi (2) Trong đó:
Lnptkcni là biến đại diện cho mức độ phát triển của KCN.
Để phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển các KCN, trên cơ sở cách tiếp cận lý thuyết cụm liên kết công nghiệp (Lý thuyết cụm ngành của Porter, M. E.
(1988, 1990)) để lựa chọn biến đại diện cho phát triển khu công nghiệp. Khi đó sự phát triển của KCN - GTSX KCN/1% diện tích lấp đầy KCN cũng được tạo ra từ sự kết hợp các yếu tố đầu vào như quy mô nền kinh tế, vốn, lao động, thể chế…
57
LnY là biến đại diện quy mô nền kinh tế địa phương.
Lnsldn là biến phản ảnh số lượng doanh nghiệp của địa phương.
Hotrodn là biến đại diện cho chất lượng môi trường kinh doanh địa phương.
lnK là biến đại diện quy mô đầu tư của địa phương.
lnL là biến đại diện quy mô lao động của địa phương.
i là chỉ số chỉ tỉnh i Lý do lựa chọn như sau:
Thứ nhất; việc phân tích định lượng tác động của các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của khu công nghiệp - kết quả sản xuất - sự phát triển KCN như vốn, lao động, quy mô nền kinh tế, thể chế… có thể phát triển từ mô hình hàm sản xuất. Mô hình này đã chỉ ra cách thức sản lượng được tạo ra như thế nào từ việc sử dụng các yếu tố đầu vào trong hoạt động kinh tế (Trương Bá Thanh và nhóm tác giả (2016)).
Thứ hai, các nghiên cứu thực nghiệm phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả sản xuất - giá trị sản lượng/1 đơn vị vốn hay giá trị sản lượng/người trong hoạt động kinh tế chủ yếu phát triển từ mô hình hàm sản xuất. Paul Saumelson (1989), Mankiw (2002) và (2010) đã phát triển mô hình này phân tích tác động của các yếu tố nguồn lực tới tăng trưởng kết quả sản xuất. Các yếu tố đó bao gồm quy mô nền kinh tế, vốn sản xuất, lao động, công nghệ, thể chế, độ mở của nền kinh tế… Sau này các công trình nghiên cứu thực nghiệm như Trần Thọ Đạt (2002), Lê Xuân Bá, Nguyễn Thị Tuệ Anh (2006), Nguyễn Chín (2013), Trương Bá Thanh và nhóm tác giả (2016)… đã kế thừa phương pháp này để phân tích các yếu tố này tới kết quả sản xuất của Việt Nam hay của một địa phương ở Việt Nam. Các chuyên gia được tham khảo ý kiến cũng gợi ý các mô hình trong các nghiên cứu trên.
Thứ ba, trên cơ sở cách tiếp cận phát triển KCN theo hướng nâng cao năng lực cạnh tranh và kế thừa các kết quả nghiên cứu liên quan để thực hiện phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của KCN. Theo đó chỉ tiêu kết quả hoạt động sản xuất - GTSX của KCN hay GTSX KCN trên 1% đơn vị diện tích lấp đầy khi được cải thiện và gia tăng liên tục chính là sự phát triển của KCN. Các KCN là nơi diễn ra các hoạt động của các cơ sở sản xuất và doanh nghiệp. Là nơi tạo ra sản lượng hàng hóa dịch vụ. Hay nói cách khác tập hợp các KCN cũng có thể coi là nền
58
kinh tế. Kết quả sản xuất của các KCN chịu ảnh hưởng thế nào từ các yếu tố có thể được xem xét nhờ kế thừa các nghiên cứu trên.
Thứ tư, trong thực tế chưa có công trình nào phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển KCN ở khu vực vùng KTTĐ miền Trung nói riêng và Việt Nam nói chung theo phương pháp này để có thể kế thừa. Vì vậy, tác giả trên cơ sở kế thừa các công trình nghiên cứu trên đề xuất áp dụng phương pháp này để phân tích.
Thứ năm, kết quả từ trao đổi, thảo luận với các chuyên gia cũng khẳng định có thể sử dụng biến hay GTSX KCN trên 1% đơn vị diện tích lấp đầy để đánh giá mức độ phát triển KCN. Ngoài ra cũng theo ý kiến chuyên gia, sự phát triển KCN hay GTSX KCN trên 1% đơn vị diện tích lấp đầy phụ thuộc vào các yếu tố như quy mô nền kinh tế, vốn sản xuất, lao động, công nghệ, thể chế, độ mở của nền kinh tế… Các chuyên gia khẳng định rằng thực tế các địa phương có quy mô nền kinh tế lớn cũng là các địa phương có sự phát triển KCN tốt. Qua đó cho thấy quy mô nền kinh tế địa phương vừa có nhu cầu vừa có điều kiện để phát triển công nghiệp nên rất quan trọng. Ngoài ra để phát triển KCN cũng cần các yếu tố nguồn lực như vốn, lao động, đặc biệt là thể chế.
Thể chế là yếu tố khó định lượng nhưng theo các chuyên gia có thể sử dụng các chỉ số thành phần trong chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam công bố hành năm.
Thứ sáu, số liệu được sử dụng là số liệu chuỗi thời gian về GTSX của các KCN, tổng số vốn đầu tư, lao động, quy mô kinh tế của các địa phương mà ở đó các KCN hoạt động để hình thành dữ liệu bảng cho nghiên cứu.