Nguyên nhân của các hạn chế

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển các khu công nghiệp tại vùng kinh tế trọng điểm miền trung (Trang 119 - 122)

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TẠI VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG

4.5. Đánh giá chung thực trạng phát triển các KCN tại vùng KTTĐ miền Trung

4.5.3. Nguyên nhân của các hạn chế

Qua nghiên cứu, khảo sát các KCN tại một số địa phương trong Vùng, từ những KCN rất thành công trong việc thu hút đầu tư đến những nơi chưa thành công, có thể sơ bộ rút ra một số nguyên nhân chính sau đây:

Thứ nhất, công tác quy hoạch KCN và triển khai thực hiện quy hoạch được phê duyệt chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển, mang tính riêng lẻ của từng địa phương, còn chịu ảnh hưởng từ chính sách và mục tiêu phát triển CN của địa phương mà chưa cân nhắc đến hiệu quả đầu tư và phân bố nguồn lực.

Thứ hai, quy mô nền kinh tế của các địa phương trong vùng còn nhỏ, vốn đầu tư phát triển còn thấp; chưa định hình được thế mạnh để phát triển các loại hình CN cho phù hợp với thực tế của từng địa phương, cho cả Vùng.

Thứ ba, nền tảng CN nhỏ, sản phẩm CN cơ bản tương tự nhau, chưa có đầu tàu thật sự cho sự phát triển CN của Vùng; thiếu hệ thống và trung tâm logistics tại vùng (cả nước nói chung, tại vùng KTTĐ miền Trung nói riêng chưa có KCN logistics nào được thành lập).

Thứ tư, vai trò “một cửa” và quyền hạn của các Ban quản lý KCN ngày càng suy giảm so với giai đoạn đầu mới thành lập. Thiếu sự ủy quyền của chính quyền địa phương và cơ chế liên thông với các sở ngành, kể cả nguồn lực khiến hầu hết các Ban quản lý KCN trong Vùng đều gặp khó khăn trong việc quản lý quy hoạch đầu tư, tháo gỡ các khó khăn chung cho doanh nghiệp trong KCN.

Thứ năm, kết nối về đầu tư giữa các địa phương còn rời rạc, thiếu một cơ chế đặc thù cho sự phát triển của Vùng nói chung và các KCN trong Vùng nói riêng.

Cơ chế, chính sách đối với KCN vẫn còn nhiều điểm vướng mắc cần tiếp tục được

109

hoàn thiện về phân cấp, ủy quyền và chức năng, nhiệm vụ của Ban Quản lý KCN, nhất là các chính sách ưu đãi đối với KCN.

Một thực tế hiện nay không chỉ riêng vùng KTTĐ miền Trung mà mỗi vùng KTTĐ trong cả nước đều được xác định bao gồm nhiều địa phương, nhiều khu vực kinh tế khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn, trong đó lại có cả các KKT riêng.

Chính sự phát triển chồng chéo nên mỗi KKT hoặc KCN thành lập tại các địa bàn không thuận lợi đều hoạt động trong cùng một cơ chế giống nhau và hầu hết đều ở mức cao nhất của pháp luật chuyên ngành. Vì có quá nhiều ưu tiên và có nhiều nơi cùng được hưởng ưu tiên như nhau (tính trong phạm vi cả nước) nên thực tế là không có ưu tiên gì (với điều kiện nguồn lực hạn chế, nhiều ưu tiên về tài chính, đất đai chỉ là hình thức).

110

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Với xuất phát điểm thấp, việc phát triển các KCN được các tỉnh, thành phố trong vùng KTTĐ miền Trung kỳ vọng là con đường thích hợp giúp nâng cao nền tảng kinh tế địa phương. Trong thực tế, các KCN đang hoạt động trên địa bàn Vùng cũng đã đem lại nhiều kết quả khả quan, sự đóng góp của KCN trong một thời gian hoạt động chưa dài nhưng đã khẳng định được vai trò tích cực của nó trong phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh, thành phố trong Vùng. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu về thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển hạ tầng thì sự phát triển của các KCN trong vùng còn chậm, có nhiều hạn chế, bất cập tồn tại làm lu mờ những kết quả đạt được khi so sánh cùng sự phát triển KCN ở các vùng KTTĐ khác.

Theo đó, thực trạng phát triển các KCN trong vùng KTTĐ miền Trung trong thời gian qua khá tương thích với giả thuyết đặt ra là các KCN trong vùng tuy phát triển mạnh về số lượng nhưng chất lượng và tính hệ thống không cao. Thậm chí nếu nhìn nhận ở tương quan so với các vùng KTTĐ khác, sự phát triển về số lượng của các tỉnh, thành phố trong vùng còn ở quy mô nhỏ, chưa tích lũy đầy đủ để phát triển lên một trình độ cao hơn. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới thực trạng trên, trong đó có những ảnh hưởng khách quan từ các nhân tố nội tại Vùng, lại có những tác động chủ quan của việc quy hoạch và quản lý thực hiện quy hoạch các KCN, các thủ tục hành chính, cơ chế khuyến khích đầu tư, phát triển kinh tế Vùng...

111 CHƯƠNG 5

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển các khu công nghiệp tại vùng kinh tế trọng điểm miền trung (Trang 119 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)