PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 5: ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TẠI VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG
5.2. Giải pháp phát triển các KCN vùng KTTĐ miền Trung đến năm 2025
5.2.3. Nhóm giải pháp về tổ chức, quản lý và thực thi các chính sách hỗ trợ cho các
5.2.3.1. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với KCN
a) Mục đích giải pháp: (i) Hoàn thiện cơ chế và phương thức quản lý KCN; (ii) nâng cao nhận thức của các cơ quan nhà nước về vai trò, vị trí của các KCN trong quá trình CNH - HĐH đất nước; (iii) Tăng cường năng lực cạnh tranh trong thu hút đầu tư.
b) Cơ sở giải pháp: Để giải quyết những vấn đề còn chồng chéo, chưa thống nhất trong các văn bản pháp luật hiện hành liên quan đến KCN, KCX, KKT, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, báo cáo Chính phủ trình Quốc
135
hội bổ sung nội dung xây dựng Luật KKT, KCN vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội để hình thành hệ thống các quy định thống nhất, mang tính pháp lý cao điều chỉnh hoạt động của KCN.
c) Nội dung giải pháp: Trước mắt, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập Ban chỉ đạo Trung ương về phát triển KKT, KCN nhằm hỗ trợ, giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc trong quá trình hoạt động của các KKT, KCN.
Cùng với quyết tâm của các ngành, các cấp, việc thực hiện đồng bộ các định hướng và giải pháp đã nêu sẽ giúp các KCN vùng KTTĐ miền Trung phát triển đúng định hướng, đạt hiệu quả cao và bền vững. Ngoài ra, đối với các địa phương vùng KTTĐ miền Trung, cần phải nâng cao nhận thức của các cơ quan nhà nước về vai trò, vị trí của các KCN trong quá trình CNH - HĐH đất nước.
Hoàn thiện cơ chế và phương thức quản lý KCN theo hướng tăng cường cơ chế
“một cửa, tại chỗ”; xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa cơ quan quản lý địa phương và Trung ương nhằm thống nhất quản lý KCN theo quy hoạch, cơ chế, chính sách chung; tiếp tục đổi mới quản lý nhà nước về KCN, đặc biệt là quản lý và hỗ trợ triển khai dự án sau cấp phép kết hợp với việc hoàn thiện các văn bản pháp quy liên quan đến KCN để thu hút đầu tư vào các KCN.
- Nghiên cứu đóng góp vào việc hoàn thiện thể chế quản lý quy hoạch KCN theo hướng điều chỉnh cơ chế phân công, phân cấp, ủy quyền và phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương, khép kín quy trình quy hoạch và đầu tư phát triển KCN trong mối liên hoàn giữa quản lý ngành và lãnh thổ với việc củng cố và đẩy mạnh hợp tác nội vùng có sự tham gia của các ngành.
d) Điều kiện thực thi giải pháp: Bổ sung và nâng cấp cơ chế phản hồi và chia sẻ thông tin giữa các tỉnh, giữa các Ban Quản lý KCN hiện nay nhằm đồng bộ hóa các cơ sở ra quyết định đối với Vùng và tạo tiếng nói chung về những đề xuất cải tiến, xúc tiến đầu tư vào các KCN trong Vùng và giám sát, đánh giá thực hiện quy hoạch phát triển KCN của Vùng nói riêng và quy hoạch phát triển KCN cả nước nói chung.
5.2.3.2. Kiểm soát chặt chẽ vấn đề môi trường
a) Mục đích giải pháp: (i) Giảm bớt các tác động tiêu cực trong hoạt động của các KCN; (ii) Giảm dần xung đột giữa các khu vực kinh tế của miền Trung.
136
b)Cơ sở thực hiện giải pháp: Hoạt động du lịch của các địa phương vùng KTTĐ miền Trung ngày càng phát triển gia tăng nhu cầu và sự quan tâm của chính quyền các địa phương về việc kiểm soát chặt chẽ các vấn đề môi trường để phòng ngừa các tác động tiêu cực lên các khu đô thị, nguồn nước và cảnh quan thiên nhiên.
Sự phát triển của công nghệ và các nguồn tài trợ phi chính phủ cho phép các cơ quan quản lý địa phương tiếp cận và làm chủ được các công nghệ kiểm soát chất thải, kiểm toán năng lượng, đo lường ô nhiễm môi trường… với chi phí vừa phải và yêu cầu nhân lực hợp lý hơn. Các công nghệ về xử lý nước thải tập trung cũng đa dạng hơn, tạo thêm nhiều sự lựa chọn cho bài toán hiệu quả khi đầu tư của các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng KCN.
c) Nội dung giải pháp: Nâng cao năng lực quản lý và kỹ thuật về môi trường cho các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan, trang bị đầy đủ các trang thiết bị, phương tiện cần thiết; tăng cường thanh, kiểm tra việc thi hành pháp luật về môi trường trong các KCN gắn với việc xử lý vi phạm một cách kiên quyết, dứt điểm.
Đồng thời, xem xét điều chỉnh các chế tài để đảm bảo tính răn đe đối với hành vi vi phạm pháp luật về môi trường.
Cần tập trung lấp đầy và phát triển hiệu quả các KCN đã có, khi nào các KCN lấp đầy 60-70% diện tích thì mới cho phép triển khai các KCN tiếp theo. Những dự án đầu tư vào KCN mới phải hoàn tất các hạng mục công trình xử lý chất thải mới được phép hoạt động. Khi đã cho thuê được 50% diện tích thì phải tiến hành xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung. Tăng cường hoạt động của Ban điều phối vùng để tạo sự phối hợp giữa các KCN và các địa phương trong bảo vệ môi trường, tránh gây ô nhiễm cho nhau.
d) Điều kiện thực thi giải pháp: Nâng cao năng lực quản lý và kỹ thuật về môi trường cho các cơ quan liên quan đến KCN (Ban Quản lý các KCN, Sở Tài nguyên và Môi trường, Cảnh sát Môi trường), trang bị đầy đủ các trang thiết bị, phương tiện cần thiết, bố trí nguồn kinh phí để duy trì thường xuyên các hoạt động giám sát nhằm phát hiện các trường hợp vi phạm pháp luật về kiểm soát ô nhiễm để xử lý kịp thời, thỏa đáng.
137
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5
Trên cơ sở đánh giá bối cảnh quốc tế và trong nước, Luận án đã nhận diện và phối hợp điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong việc phát triển các KCN của vùng KTTĐ miền Trung, khái quát và phân tích thành một số nhóm vấn đề cần tập trung giải quyết. Trên cơ sở đó, luận án đã tổng hợp thành 3 nhóm định hướng và 6 giải pháp nhằm phát triển các KCN vùng KTTĐ miền Trung trong thời gian tới, bao gồm:
- Nhóm giải pháp thúc đẩy nâng cao hiệu quả kinh tế, hiệu quả hệ thống của các KCN. Đây là nhóm giải pháp mang tính định hướng nhằm đảm bảo sự đồng bộ giữa quy hoạch phát triển KCN với quy hoạch phát triển vùng, lãnh thổ, quy hoạch ngành CN vùng KTTĐ miền Trung trong thời gian tới; thực chất hơn nữa hoạt động liên kết vùng; tổ chức hợp lý giữa nhu cầu phát triển của các doanh nghiệp và nguồn lực lao động trên địa bàn vùng.
- Nhóm giải pháp thúc đẩy nâng cao khả năng cạnh tranh và thu hút đầu tư của các KCN. Đây là nhóm giải pháp nhằm cơ cấu lại quá trình khai thác sử dụng các KCN trên cơ sở ưu tiên, lựa chọn những ngành CN phù hợp với đặc thù nguồn lực và nền tảng kinh tế của các tỉnh, thành phố trong Vùng. Đồng thời qua đó tiếp thị điểm mạnh, định vị hình ảnh CN cũng như cơ hội đầu tư vào các KCN của Vùng với khu vực và thế giới. Giải pháp về hoàn thiện cơ sở hạ tầng chính là bước tạo tiền đề cho quá trình lựa chọn đầu tư được thuận lợi, hạn chế các khó khăn bởi không gian kinh tế dài và hẹp của vùng KTTĐ miền Trung.
- Nhóm giải pháp về tổ chức quản lý và thực thi các chính sách hỗ trợ các KCN. Ngoài việc phối hợp các đơn vị liên quan kiến nghị, đề xuất các cơ chế, chính sách phù hợp cho sự phát triển các KCN của vùng còn nhằm khuyến khích và tạo lập môi trường đầu tư ổn định, bình đẳng; hỗ trợ giúp cho các doanh nghiệp trong suốt quá trình hoạt động... đồng thời đảm bảo việc các doanh nghiệp tuân thủ và chấp hành nghiêm túc các quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, phát triển các KCN đúng định hướng quy hoạch.
138