PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
2.2. Phát triển khu công nghiệp trong vùng kinh tế trọng điểm
2.2.4. Các tiêu chí đánh giá sự phát triển KCN vùng KTTĐ
(1) Quy mô đất đai của KCN: Quy mô của KCN cũng là một nhân tố đảm bảo thành công của việc phát triển KCN, phụ thuộc vào mục đích hình thành KCN mà lựa chọn quy mô tương ứng, quy mô đất đai KCN được xét trên 02 khía cạnh:
Thứ nhất, về mục đích hình thành các KCN: Với mục đích hình thành KCN để thu hút vốn đầu tư FDI, thì quy mô có hiệu quả nằm trong khoảng 200 - 300 ha (đối với các KCN nằm trong đô thị và vùng KTTĐ), còn 300 - 500 ha đối với KCN nằm trên địa bàn các tỉnh. Với mục tiêu di dời các cơ sở CN trong thành phố, đô thị lớn tập trung vào KCN thì quy mô KCN nhỏ hơn 100 ha; với mục tiêu tận dụng nguồn lao động và thế mạnh tại chỗ của các địa phương thì quy mô KCN phù hợp là từ 100 ha [30].
Thứ hai, về tính chất và điều kiện hoạt động của KCN: Nếu KCN đặt ở địa phương có cảng biển và nguồn nguyên liệu lớn hoặc hình thành với tính chất chuyên môn hóa sản xuất ổn định một số sản phẩm hàng hóa công nghiệp nặng thì quy mô phù hợp là 300 - 500 ha; với các KCN nằm xa khu đô thị với các điều kiện xa cảng biển, với tính chất hoạt động là tận dụng lao động thì quy mô phù hợp là 50 - 100 ha [23].
(2) Tỷ lệ diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê: Là tỷ lệ giữa diện tích đất công nghiệp để cho các doanh nghiệp thuê, thuê lại thực hiện dự án sản xuất kinh doanh trong tổng diện tích đất tự nhiên của KCN.
Tiêu chí này có ý nghĩa trong việc đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn lực đất đai trong KCN; thể hiện tính hợp lý giữa bố trí đất cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và đất dành cho các tiện ích công cộng trong hàng rào KCN. Nếu tỷ lệ diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê quá thấp sẽ lãng phí về mặt bằng đất cho sản xuất, khai thác KCN kém hiệu quả, còn nếu tỷ lệ diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê quá cao thì sẽ làm giảm diện tích đất dành cho các tiện ích công cộng gây ảnh hưởng đến khả năng hoạt động và môi trường thông thoáng trong KCN. Tỷ lệ này khoảng từ 60 - 70% là hợp lý [30].
30
a) Tỷ lệ lấp đầy KCN: Tỷ lệ lấp đầy KCN là tỷ lệ diện tích đất công nghiệp đã cho nhà đầu tư thuê, thuê lại để hoạt động sản xuất kinh doanh trên tổng diện tích đất công nghiệp của KCN. Nhìn chung, một KCN có diện tích đất lấp đầy từ 75% trở lên là KCN đã khai thác tốt phần diện tích đã được phê duyệt cho phát triển công nghiệp, tiêu chí này được dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng đất trong KCN [23].
b) Số dự án đầu tư và tổng vốn đầu tư: Chỉ tiêu số dự án đầu tư nhằm xác định khả năng thu hút các nhà đầu tư vào KCN và đồng thời cũng là một tiêu chí so sánh sự phát triển giữa các KCN với nhau. Chỉ tiêu so sánh này chỉ mang tính tương đối bởi nếu số dự án đầu tư vào một KCN nhiều nhưng tổng vốn đầu tư thấp thì cũng chưa phản ánh hết được quy mô của KCN.
Tiêu chí này được xác định với các chỉ tiêu tổng lượng như tổng số dự án đầu tư vào KCN với tổng số vốn được phân theo vốn đăng ký, vốn thực hiện với vốn đầu tư trong nước và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nguồn vốn bình quân của dự án, tổng số vốn đầu tư mới, số lượng dự án đang hoạt động, tăng thêm bổ sung cho mục tiêu mở rộng sản xuất hay hiện đại hóa, cải tiến công nghệ, tổng vốn đầu tư phân theo dòng đầu tư từ các quốc gia, vùng, lãnh thổ.
c) Kết quả sản xuất kinh doanh: Kết quả sản xuất kinh doanh tại KCN được phân định theo từng lĩnh vực hoạt động (kinh doanh hạ tầng, sản xuất công nghiệp, các hoạt động dịch vụ công nghiệp), hoặc phản ánh tổng hợp kết quả chung với các chỉ tiêu tổng hợp sau: Tổng giá trị sản xuất, doanh thu sản xuất; giá trị gia tăng trong chế biến công nghiệp; lợi nhuận và các khoản thu nhập của xã hội (nộp thuế; quỹ xã hội); Tổng số lao động (trực tiếp và gián tiếp) làm việc trong các KCN với số tiền lương, trợ cấp có tính chất lương và ngoài lương của lực lượng lao động đó [24].
d) Đóng góp của KCN với tăng trưởng kinh tế địa phương: Mục tiêu quan trọng đối với việc phát triển các KCN chính là thúc đẩy giá trị sản xuất địa phương, thu hút vốn đầu tư nước ngoài và phát triển sản xuất hàng xuất khẩu [30]. Khi quy mô của các KCN được nâng cao thể hiện KCN đang hoạt động hiệu quả và tác động tích cực tới kinh tế địa phương.
Diện tích đất công nghiệp trong KCN đã cho thuê (ha) Tỷ lệ lấp đầy (%) =
Diện tích đất công nghiệp trong KCN có thể cho thuê (ha)
31
Một số tiêu chí hoạt động hiệu quả của các KCN vào kinh tế địa phương gồm:
Quy mô và tỷ lệ giá trị sản xuất KCN chiếm trong giá trị sản xuất địa phương; quy mô và tỷ lệ xuất khẩu của KCN chiếm trong GTXK địa phương.
2.2.4.2. Phát triển về chất lượng
a) Trình độ công nghệ: Tiêu chí này thể hiện qua trình độ khoa học công nghệ của các doanh nghiệp và các hoạt động triển khai nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh trong KCN.
Để đánh giá trình độ công nghệ của một KCN cần phải xem xét và đánh giá trên một số tiêu chí sau: Trình độ KHCN của KCN so với mặt bằng chung của các KCN; Trình độ công nghệ mà các doanh nghiệp FDI, các doanh nghiệp trong nước trong KCN sử dụng để sản xuất thuộc trình độ nào so với thế giới và khu vực (lạc hậu, trung bình, tiên tiến); Quy mô vốn đầu tư của dự án; năng lực quản lý điều hành, tổ chức trong hoạt động công nghệ; quy mô và tỷ lệ chi phí cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) trong doanh thu theo ngành của các doanh nghiệp FDI, các doanh nghiệp trong nước [24].
Trên quy mô của một KCN, việc thu thập dữ liệu để đánh giá các chỉ tiêu về trình độ công nghệ và trình độ quản lý thường gặp khó khăn từ công tác thống kê và tách bạch trong các khoản chi phí của các doanh nghiệp. Các chỉ tiêu thường dùng để phản ánh trình độ công nghệ của các KCN là vốn đầu tư bình quân (các dự án lớn thường có trình độ công nghệ cao hơn)
b) Năng suất lao động: Năng suất lao động phản ánh tỷ lệ giữa các nguồn lực đầu vào và kết quả đầu ra của quá trình sản xuất. Chỉ tiêu về năng suất lao động là chỉ tiêu chính phản ảnh chất lượng phát triển của KCN. Có nhiều phương pháp để xác định chỉ tiêu này nhưng có thể thu thập và xác định khá dễ dàng hai chỉ số: Doanh thu trên một đơn vị lao động và Giá trị sản xuất trên một đơn vị lao động.
Tổng vốn đầu tư đăng ký (tỷ đồng) Vốn đầu tư =
bình quân (tỷ đồng/dự án) Tổng số dự án đăng ký vào KCN (dự án)
Giá trị sản xuất/doanh thu của KCN trong năm (triệu đồng) Năng suất (triệu đg/ =
lao động) Số lao động bình quân trong năm của KCN (lao động)
32
c. Hiệu quả sử dụng nguồn lực của các KCN:
Chỉ tiêu GTSX của KCN/1% tỷ lệ lấp đầy thường được sử dụng khi đánh giá về hiệu quả sử dụng nguồn lực của mỗi KCN và thể hiện rõ nhất sự phát triển KCN.
Nó phản ánh giá trị sản xuất tạo ra từ mỗi % tỷ lệ lấp đầy của từng KCN.
Khi sử dụng đánh giá hiệu quả sử dụng đất giữa các KCN với nhau thường sử dụng chỉ tiêu GTSX bình quân trên mỗi ha đất của KCN. Chỉ tiêu này dùng để đánh giá hiệu quả hoạt động giữa các KCN với nhau.
d) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương có KCN: Xu hướng chuyển dịch thể hiện sự ảnh hưởng tích cực của KCN đến cơ cấu ngành kinh tế của địa phương có KCN là sự gia tăng về số ngành kinh tế có trên địa bàn, tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế ngày càng tăng; tỷ trọng hàng hóa và dịch vụ được trao đổi với bên ngoài.
2.2.4.3. Phát triển về hệ thống Các tiêu chí về hệ thống:
- Hoạt động liên kết sản xuất của các doanh nghiệp trong và ngoài KCN là tiêu chí chính trong nội dung này. Đây cũng là tiêu chí phản ánh tính hiệu quả trong hoạt động của toàn KCN, tính chất tiên tiến trong tổ chức sản xuất và sự phù hợp với xu thế phát triển của phân công lao động xã hội theo hướng hiện đại.
- Tiêu chí này thể hiện trên các khía cạnh: Tính chất chuyên ngành của KCN hay số ngành kinh tế trong KCN; Tỷ lệ số doanh nghiệp có liên kết sản xuất với nhau trong tổng số doanh nghiệp nằm trong KCN; Tỷ lệ số doanh nghiệp có liên kết sản xuất với doanh nghiệp trong KCN khác và các doanh nghiệp khác bên ngoài KCN.
Mặc dù còn có một số nhân tố đánh giá thực trạng phát triển các KCN về khía cạnh này như tính phức tạp của chuỗi giá trị; trình độ tích tụ sản xuất công nghiệp
GTSX của KCN Giá trị sản xuất của KCN trong năm (tỷ đồng) /1% tỷ lệ lấp đầy =
(tỷ đồng) Tỷ lệ lấp đầy (%)
GTSX bình quân Giá trị sản xuất của KCN trong năm (tỷ đồng) của KCN =
(tỷ đồng/ha) Diện tích đất công nghiệp đã cho thuê của KCN (ha) GTSX của KCN Giá trị sản xuất của KCN trong năm (tỷ đồng) /1% tỷ lệ lấp đầy =
(tỷ đồng) Tỷ lệ lấp đầy (%)
33
trong vùng lãnh thổ; Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng trong vùng lãnh thổ nhưng rất khó định lượng các yếu tố này mà chỉ có thể thông qua một số đánh giá về các nhân tố ảnh hưởng và trình độ phát triển chất và lượng của các KCN trong không gian nghiên cứu để phản ánh gián tiếp.
Bảng 2.1: Bảng tổng hợp các tiêu chí đánh giá sự phát triển KCN Nội dung
đánh giá Tiêu chí
Phát triển về số lượng
Số lượng KCN, diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê Tỷ lệ lấp đầy KCN
Số dự án và tổng vốn đầu tư
Kết quả sản xuất kinh doanh của các dự án trong KCN Đóng góp của KCN với tăng trưởng kinh tế địa phương
Phát triển về chất lượng
Trình độ công nghệ của KCN và của các dự án FDI thu hút được trong KCN
Năng suất lao động
Hiệu quả sử dụng nguồn lực của các KCN
Chuyển dịch trong cơ cấu kinh tế của địa phương có KCN
Phát triển về hệ thống
Tính chất chuyên ngành của KCN
Tỷ lệ số doanh nghiệp có liên kết sản xuất trong KCN và các doanh nghiệp ở các KCN trong vùng