Đóng góp của KCN với tăng trưởng kinh tế địa phương

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển các khu công nghiệp tại vùng kinh tế trọng điểm miền trung (Trang 81 - 84)

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TẠI VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG

4.1. Thực trạng phát triển các KCN tại vùng KTTĐ miền Trung về số lượng

4.1.3. Đóng góp của KCN với tăng trưởng kinh tế địa phương

Sau hơn 20 năm xây dựng và phát triển, các KCN tại vùng KTTĐ miền Trung đã có những đóng góp to lớn đối với tăng trưởng kinh tế của các địa phương thông qua đóng góp cho GTSX CN, GTXK, thu NS.

Tuy vậy kết quả tương quan giữa “đầu vào - đầu ra” so với quy mô chung của cả nước lại phản ánh sự chênh lệch khá lớn của các KCN vùng KTTĐ miền Trung:

Số lượng lao động làm việc trong các KCN vùng KTTĐ miền Trung chiếm hơn 4,67% tổng số lao động làm việc trong các KCN cả nước và chiếm 5,5% tổng diện tích KCN đã cho thuê của các KCN cả nước, tuy nhiên GTSX CN các KCN của Vùng chỉ chiếm hơn 3% GTSX CN của các KCN cả nước; GTXK chỉ chiếm hơn 1,47% GTXK của các KCN cả nước và nộp NS chiếm hơn 9,4% nộp NS của các KCN cả nước [54].

- Đóng góp vào GTSX CN của địa phương: Mặc dù số lượng dự án thu hút đầu tư và đi vào hoạt động ngày càng tăng lên, tuy nhiên tỷ lệ đóng góp vào GTSX CN của địa phương ngày càng giảm.

Tính đến hết năm 2018, GTSX CN của các KCN đạt trên 94.466 tỷ đồng, BQ giai đoạn 2013 - 2018 GTSX CN của các KCN tại Vùng tăng 7,8%/năm, thấp hơn tốc độ tăng bình quân GTSX CN chung của Vùng (8,1%/năm). Xét độ tăng bình quân GTSX công nghiệp của các KCN giai đoạn 2013-2018 cho từng địa phương, ngoài Quảng Nam có tốc độ tăng trưởng âm 2%/năm, các địa phương còn lại có tốc độ tăng cao làn lượt: Quảng Ngãi tăng 19,4%/năm, Bình Định tăng 16,1%/năm Thừa Thiên Huế tăng 15,3%/năm và Đà Nẵng tăng 5,3%/năm.

7: Cùng với Tân Sơn Nhất hai sân bay có công suất vận chuyển hàng hóa lớn nhất cả nước với công suất trên 203 ngàn tấn hàng hóa/năm, là lựa chọn phục vụ vận chuyển linh kiện điện tử cho phần lớn các liên doanh, tập đoàn điện tử lớn của nước ngoài như Hyosung, Samsung, LG (Hàn Quốc), Tập đoàn Robert Bosch (Đức)… khi đầu tư vào các KCN vùng KTTĐ Bắc Bộ.

71

Tỷ trọng đóng góp vào GTSX CN của các KCN vào GTSX CN chung của vùng trong những năm gần đây ngày càng giảm, từ 23,3% năm 2016 xuống còn 20,5 năm 2018. Nguyên nhân chính dẫn đến tỷ trọng đóng góp giảm do GTSX CN của các doanh nghiệp ngoài các KCN, đặc biệt là các doanh nghiệp trong các khu kinh tế tại vùng KTTĐ miền Trung có sự tăng lên nhanh chóng đóng góp lớn vào GTSX CN chung của các địa phương trong Vùng, cụ thể năm 2018, GTSX CN của các khu kinh tế tại Vùng đạt 178.291,6 tỷ đồng (tăng 57.277,6 tỷ đồng so với năm 2017) và chiếm 38,7% GTSX CN của Vùng (tăng 6,9% so với năm 2017).

Bảng 4.3: Đóng góp vào phát triển kinh tế của các KCN tại vùng KTTĐ miền Trung giai đoạn 2013 - 2018

TT Chỉ tiêu ĐVT Năm Tăng

2013 2014 2015 2016 2017 2018 BQ

1 GTSX CN tỷ

đồng 64.956 72.375 72.222 82.526 83.278 94.466 7,8 - Tỷ trọng trong

GTSX CN vùng % 20,9 21,7 21,2 23,3 21,9 20,5

2 GTXK triệu

USD 1.186 1.574 1.587 1.589 1.603 1.880 7,8 - Tỷ trọng trong

GTXK của Vùng % 36,8 44,4 45 43,8 38,9 39,4

3 Nộp NS đồng tỷ 4.147 4.454 4.836 6.730 6.774 8.081 13,1 - Tỷ trọng trong

NS của Vùng % 5,7 6,0 5,7 7,6 7,0 7,1

Nguồn: Tác giả tính toán và xử lý từ [5], [6], [7], [8], [9], [50], [51] và [54]

- Đóng góp GTXK: Các KCN tại vùng KTTĐ miền Trung ngày càng đóng góp to lớn cho GTXK của các địa phương trong Vùng, cơ bản đáp ứng được mục tiêu thúc đẩy GTXK.

Tính đến hết năm 2018, GTXK của các KCN đạt 1.880 triệu USD chiếm hơn 39,4% GTXK của các địa phương trong Vùng và chiếm 1,47% GTXK của các KCN cả nước. BQ giai đoạn 2013 - 2018, GTXK của các KCN tại Vùng tăng 9,7% năm, cao hơn 1,5% so với tốc độ tăng BQ GTXK của các địa phương trong Vùng (8,2%

năm). GTXK của các KCN cụ thể cho từng địa phương: Thừa Thiên Huế đạt 665

72

triệu USD (chiếm 76,9% GTXK của tỉnh), Đà Nẵng đạt 552 triệu USD (chiếm 33,3% GTXK của thành phố), Quảng Nam đạt 308 triệu USD (chiếm 35,8% GTXK của tỉnh), Quảng Ngãi đạt 149 triệu USD (chiếm 25,2% GTXK của tỉnh) và Bình Định đạt 206 triệu USD (chiếm 25,8% GTXK của tỉnh).

- Đóng góp vào thu NS: Các doanh nghiệp trong các KCN tại vùng KTTĐ miền Trung cũng đóng góp đáng kể vào NS Nhà nước với hơn 8.081 tỷ đồng8 năm 2018 (chiếm hơn 9,4% nộp NS của các KCN cả nước), tăng hơn 3.934 tỷ đồng so với năm 2013, BQ giai đoạn 2013 - 2018 tăng 14,3%/năm, cao hơn 4,9%/năm tốc độ tăng của thu cân đối NS của các địa phương trong vùng (9,4%/năm). Tỷ trọng đóng góp NS của các KCN vào thu cân đối NS của các địa phương tăng lên nhanh chóng từ 5,7%

năm 2013 lên 7,1% năm 2018. Việc đóng góp vào NS của các KCN tại vùng ngày càng tăng cả về số lượng và tỷ trọng đóng góp chứng tỏ phần lớn các doanh nghiệp hoạt động trong các KCN tại vùng vẫn duy trì sản xuất, kinh doanh ổn định và hiệu quả. Các KCN của các địa phương khác trong Vùng đã đóng góp tích cực vào giá trị và tỷ trọng thu cân đối NS của địa phương. Lớn nhất là thành phố Đà Nẵng với 3.518 tỷ đồng (chiếm hơn 43,5% nộp NS của các KCN tại Vùng), tăng BQ giai đoạn 2013 - 2018 là 19,3%/năm, tỷ trọng đóng góp vào NS của thành phố năm 2018 là 9,4%, tiếp đến tỉnh Thừa Thiên Huế với 2.113 tỷ đồng (chiếm 26,1% nộp NS của các KCN tại Vùng), tăng BQ giai đoạn 2013 - 2018 là 9,3%/năm, tỷ trọng đóng góp vào NS của tỉnh tăng 3,2%, từ 18,4% năm 2013 lên 21,6% năm 2018, tỉnh Quảng Ngãi với 1.496 tỷ đồng (chiếm 18,5% nộp NS của các KCN tại Vùng), tăng BQ giai đoạn 2013 - 2018 là 10,9%/năm, tỷ trọng đóng góp vào NS của tỉnh tăng 4,7%, từ 2,7% năm 2013 lên 7,4% năm 2018 và tỉnh Bình Định với 637 tỷ đồng (chiếm 7,9% nộp NS của các KCN tại Vùng), tăng BQ giai đoạn 2013 - 2018 là 24,1%/năm, tỷ trọng đóng góp vào NS của tỉnh tăng từ 3,4% năm 2013 lên 5,3% năm 2018. Riêng tỉnh Quảng Nam mặc dù đóng góp vào thu cân đối NS của tỉnh với 317 tỷ đồng, tuy nhiên tỷ trọng đóng góp vào thu cân đổi NS của tỉnh lại ngày càng giảm, từ 2,3% năm 2013 xuống còn 0,9% năm 2018 (Phụ lục 04).

8: Phần lớn các doanh nghiệp hoạt động trong các KCN vùng KTTĐ miền Trung vẫn đang còn trong thời gian được miễn, giảm thuế theo chính sách ưu đãi đầu tư của Nhà nước.

73

Nhìn chung, qua các số liệu thống kê cho thấy, các KCN tại vùng KTTĐ miền Trung đã đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của các địa phương trong Vùng, tuy nhiên đóng góp này chưa đạt như kỳ vọng, nếu so sánh với đóng góp của các KKT tại Vùng, đặc biệt là GTSX CN và nộp NS (năm 2018 GTSX CN của các KKT đã đóng góp 38,7% vào GTSX CN và đóng góp 22,6% NS của các địa phương trong vùng).

Thông qua khảo sát các nhà quản lý cũng cho thấy, còn đến 16,4% đánh giá các KCN đóng góp không đáng kể vào tăng trưởng kinh tế của các địa phương trong Vùng.

Tóm lại: Nhìn vào các số liệu thống kê, có thể thấy rằng về cơ bản nhiều chỉ tiêu liên quan đến việc triển khai phát triển về quy mô các KCN ở vùng KTTĐ miền Trung so với cả nước là không quá chênh lệch, ví dụ: tỷ lệ các KCN đã đi vào hoạt động/tổng số KCN được cấp phép là 73,7% (14/19) so với BQ chung cả nước là gần 79%

(251/326), tỷ lệ diện tích được lấp đầy BQ của các KCN đã được thành lập tại Vùng khoảng 60,6%, tuy không cao hơn hẳn mức 54,5% của cả nước, nhưng một số tỉnh, thành phố lại rất cao (81 - 91%) như thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Ngãi. Tuy nhiên, lại có một số chỉ tiêu tỏ ra thua kém rõ rệt mức BQ chung của quốc gia như tỷ lệ số dự án FDI/tổng số dự án ở Vùng rất thấp: 21,9% (203/928) so với mức 52,5%

(8.086/15.397); tỷ lệ vốn FDI đầu tư vào các KCN của Vùng chỉ bằng 1,7% vốn FDI đầu tư vào các KCN cả nước…

Thực tế, cho đến nay các KCN vùng KTTĐ miền Trung có tạo thêm năng lực sản xuất mới nhưng chưa tạo ra bước đột phá trong phát triển CN, kết quả thực địa sơ bộ cho thấy, phần lớn thu hút vào các KCN trong Vùng là các ngành thâm dụng lao động, sử dụng nhiều nhiên liệu, năng lượng, ít công nghệ cao, như: dệt may, da giày, sản xuất sản phẩm nhựa, vật liệu xây dựng, chế biến nông - lâm - thủy sản... Cơ cấu ngành nghề như vậy kìm hãm việc phát triển chất lượng KCN cũng như tác động lan tỏa đến sự chuyển dịch cơ cấu của vùng KTTĐ miền Trung.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển các khu công nghiệp tại vùng kinh tế trọng điểm miền trung (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)