PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TẠI VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG
4.4. Thực trạng nhân tố tác động phát triển KCN tại vùng KTTĐ miền Trung
4.4.2. Phân tích định lượng
4.4.2.1. Mô hình kinh tế lượng
Như mục 3.2.2.3, để phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển các KCN, trong nghiên cứu này sẽ dựa trên mô hình (1) và (2) để phân tích.
Tuy nhiên trong mô hình (2) sẽ xuất hiện nội sinh từ biến quy mô nền kinh tế lnY. Mối quan hệ giữa lnY và lnK, lnL theo Mankiw (2010) sẽ theo phương trình (3). Khi đó mô hình (2) sẽ được điều chỉnh thành mô hình (2A)
Lnptkcni = β0 + β1lnYi + β2lnsldci + β3hotrodni (2A) lnY = β4lnKi + β5lnLi (3)
Do đó ở đây sẽ sử dụng phương pháp
Hai phương trình (2A) và (3) là một hệ đồng thời. Ở đây biến nội sinh lnY được giải quyết thông qua các biến ngoại sinh ở trong phương trình (3). Trong trường hợp này theo Zellner, A & Theil.H (1962) có thể áp dụng phương pháp ước lượng 3SLS.
Theo đó, các biến của hai phương trình này được diễn giải (Phụ lục 09).
4.4.2.2. Số liệu sử dụng cho phân tích
Với số liệu vĩ mô lấy từ Niên giám thống kê các tỉnh vùng KTTĐ miền Trung và từ nguồn của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý các KCN các tỉnh, thành phố vùng KTTĐ miền Trung và Vụ Quản lý các khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Số liệu gồm GTSX của các KCN từng tỉnh vùng KTTĐ miền Trung, tỷ lệ lấp đầy, GRDP của các tỉnh, số lượng đầu tư phát triển và lao động của các tỉnh ở vùng KTTĐ miền Trung, số lượng doanh nghiệp của từng tỉnh. Riêng số liệu hỗ trợ doanh nghiệp tổng hợp từ PCI của các tỉnh của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt
100
Nam (VCCI). Các số liệu này được thu thập từ 2010 đến 2018. Cụ thể:
- GTSX của KCN của tỉnh i trong vùng KTTĐ miền Trung được tính theo giá 2010, đơn vị tỷ đồng, lấy từ Báo cáo của các Ban Quản lý các KCN của các tỉnh, thành phố trong Vùng và của Vụ Quản lý các khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
- Quy mô kinh tế là GRDP của tỉnh, thành phố tính bằng tỷ đồng theo giá 2010, lấy từ mục Tài khoản quốc gia trong Niên giám thống kê của các tỉnh, thành phố.
- Số lượng doanh nghiệp, được xác định bằng số lượng doanh nghiệp của tỉnh, thành phố vào 31/12 hàng năm của các tỉnh trong mục Doanh nghiệp của Niên giám thống kê của các tỉnh, thành phố.
- Thể chế được đại diện bằng chất lượng môi trường kinh doanh của tỉnh, thành phố được xác định bởi trung bình cộng các điểm thành phần trong PCI như tiếp cận đất đai; tính Minh bạch; Chi phí thời gian và Chi phí không chính thức hàng năm của mỗi tỉnh, thành phố trong vùng KTTĐ miền Trung
- Quy mô đầu tư phát triển của tỉnh i ở vùng KTTĐ miền Trung, được xác định bằng giá trị vốn đầu tư phát triển của tỉnh i, tính bằng tỷ đồng theo giá 2010 trong mục Đầu tư của Niên giám thống kê của các tỉnh, thành phố.
- Số lao động làm việc trong nền kinh tế của các tỉnh, thành phố là số lượng lao động trong mục Dân số lao động của Niên giám thống kê của các tỉnh, thành phố.
4.4.2.3. Thống kê mô tả các biến trong mô hình
Bảng 4.8: Thống kê mô tả các biến trong phân tích Tên biến Số quan
sát Trung bình Độ lệch chuẩn
Giá trị bé nhất
Giá trị lớn nhất
lnptkcni 40 5.32 0.59 4.24 6.27
lnYi 40 10.62 0.11 10.46 10.81
lnsldni 40 8.36 0.16 8.05 8.61
Hotrodni 40 5.73 1.02 4.07 8.42
lnKi 40 10.63 0.15 10.29 10.88
lnLi 40 12.51 0.21 12.25 12.95
Nguồn: Xử lý từ số liệu từ [5], [6], [7], [8], [9], [48], [50] và [54].
101
Bảng thống kê mô tả các biến trong mô hình đã thể hiện một số thống kê cơ bản về các biến trong mô hình. Giá trị trung bình của biến phụ thuộc - đại diện sự phát triển khu công nghiệp lnptkcn là 5.32, giá trị nhỏ nhất là 4.24 và giá trị lớn nhất là 6.27. Tương tự, các thống kê của biến khác được thể hiện tại bảng 4.9. Với thống kê mô tả các biến này có thể thấy số liệu về cơ bản là không có sự phân tán hay hội tụ. Có thể sử dụng phân tích.
4.4.2.4. Ma trận tương quan giữa các biến
Phần này sẽ sử dụng ma trận tương quan để xem xét mối quan hệ giữa các biến, từ đó có thể kỳ vọng chiều hướng tác động của các biến độc lập với biến phụ thuộc. Số liệu cụ thể trình bày cụ thể tại bảng 4.10. Có thể thấy, biến phát triển KCN có mối quan hệ thuận chiều với quy mô nền kinh tế, số lượng doanh nghiệp và môi trường kinh doanh - hỗ trợ doanh nghiệp.
Với hệ số tương quan cao có thể sẽ có hiện tương đa cộng tuyến, tuy nhiên cần phải kiểm định cụ thể. Như vậy, kỳ vọng chiều hướng hay chiều tác động sẽ là dương.
Bảng 4.9: Ma trận tương quan giữa các biến
lnptkcni lnYi lnsldni Hotrodni
lnptkcni 1
LnYi 0.8862 1
lnsldni 0.8352 0.7824 1
Hotrodni 0.2554 0.4086 0.3255 1
Nguồn: Xử lý từ số liệu từ [5], [6], [7], [8], [9], [48], [50] và [54].
4.4.2.5. Phương pháp ước lượng
Với số liệu có được của vùng KTTĐ miền Trung trong khoảng thời gian từ 2010 - 2017 nên khó có thể áp dụng phương pháp truyền thống OLS, nhưng gợi ý có thể áp dụng xây dựng dữ liệu gộp theo tỉnh và theo thời gian tạo ra dạng dữ liệu bảng. Với loại dữ liệu này có thể áp dụng các phương pháp ước lượng hồi quy gộp (Pooled OLS) với dữ liệu gộp. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, ở đây áp dụng phương pháp ước lượng một hệ đồng thời hay 3SLS. Ở đây, biến nội sinh lnY được giải quyết thông qua các biến ngoại sinh ở trong phương trình (3).
102
Bảng 4.10: Kết quả ước lượng theo mô hình Mô hình (2A)
với 3SLS Mô hình (2) Mô hình (2A) với OLS
Biến phụ thuộc lnptkcn lnY lnptkcn
lnYi
4.90**
(1.41)
3.67***
(0.60)
lnsldni 1.30*
(0.71)
1.40***
(0.39)
Hotrodni 0.08*
(0.05)
0.08**
(0.04)
lnKi 0.37***
(0.07) lnLi
0.25***
(0.05) Constant -58.03***
(9.92)
3.55**
(1.12)
-45.72***
(4.57)
Observations 40 40 40
R-squared 0.8123 0.500 0.8390
Ghi chú: trong ( ) là độ lệch chuẩn, ***,**,* là mức ý nghĩa 1%, 5% và 10%
Nguồn: Xử lý từ số liệu từ [5], [6], [7], [8], [9], [48], [50] và [54].
Với kết quả ước lượng trên bảng 4.11 vấn đề nội sinh đã được xử lý và ở cột cuối khi kiểm định có hệ số vif < 3, Durbin-Watson d-statistic = 1.465304 < 2 (Phụ lục 10). Từ đó có thể sử dụng kết quả để bàn luận sau đây:
Thứ nhất, quy mô nền kinh tế có tác động tích cực tới sự phát triển KCN. Hệ số hồi quy của biến này là 4.90 hàm ý rằng, khi quy mô nền kinh tế tăng 1% và các yếu tố khác không đổi thì GTSX các KCN/1% lấp đầy sẽ tăng 4,9%. Đầu tư phát triển và quy mô lao động của nền kinh tế thúc đẩy tăng quy mô nền kinh tế qua đó thúc đẩy sự phát triển các KCN.
Thứ hai, hệ số hồi quy của biến số lượng doanh nghiệp là 1.30, nghĩa là số lượng doanh nghiệp của tỉnh tăng sẽ thúc đẩy sự phát triển KCN. Hệ số này hàm ý
103
khi các nhân tố khác không đổi, số lượng doanh nghiệp tăng 1% thì GTSX các KCN/1% lấp đầy sẽ tăng 1,3%.
Thứ ba, chất lượng môi trường kinh doanh càng tốt hơn sẽ thúc đẩy phát triển KCN. Hệ số hồi quy của biến này là 0.08 hàm ý rằng khi chất lượng môi trường kinh doanh của tỉnh tăng 1 điểm và các yếu tố khác không đổi thì GTSX các KCN/1% lấp đầy sẽ tăng 0,08%.