PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
2.3. Kinh nghiệm phát triển KCN và bài học cho vùng KTTĐ miền Trung
2.3.2. Bài học tham khảo cho vùng KTTĐ miền Trung
Từ kinh nghiệm phát triển KCN của các nước, vùng đã được phân tích ở trên có thể rút ra những bài học tham khảo cho vùng KTTĐ miền Trung như sau:
Thứ nhất, yếu tố đầu tiên và cũng là quan trọng nhất quyết định sự thành công của công cuộc phát triển các KCN là công tác lập quy hoạch. Quy hoạch các KCN cần phải được tính toán kỹ lưỡng, chặt chẽ ngay từ ban đầu. Khi lập quy hoạch không chỉ căn cứ vào tình hình phát triển KT- XH của một địa phương riêng lẻ mà
44
phải có sự đối sánh, liên kết với các địa phương, vùng lân cận. Quy hoạch đó còn cần phải chú ý đến không gian đô thị, cơ sở hạ tầng trong và ngoài KCN, các vùng chuyên môn hóa, hệ thống các ngành hỗ trợ cũng như những tác động về môi trường mà các KCN có thể gây ra. Việc quy hoạch được thực hiện một cách khoa học, hợp lý sẽ tạo điều kiện để chúng ta tối đa hóa các tiềm năng phát triển của từng KCN, địa phương cũng như cả vùng và tránh được tình trạng phải sửa đổi quy hoạch như tình trạng hiện nay.
Thứ hai, cần nắm vững được xu thế chuyển đổi các mô hình phát triển KCN theo hướng hiện đại và điều kiện thị trường kinh tế mở. Một số xu thế cần nghiên cứu vận dụng: (i) xu thế chuyển từ KCN thành lập nhằm tận dụng lao động giá rẻ, điều kiện tự nhiên để thu hút đầu tư nhiều ngành nghề sản xuất CN khác nhau với mục đích lấp đầy KCN thành KCN mang tính sản xuất và chế biến chuyên môn hóa ngày càng cao; (ii) xu thế chuyển đổi KCN chỉ bao gồm chuyên môn hóa sản xuất CN, chuyên môn hóa sản xuất cho xuất khẩu sang mô hình KCN tổng hợp, trong đó cả sản xuất CN, dịch vụ, thương mại (xuất khẩu và tiêu thụ nội địa); (iii) xu thế liên kết các doanh nghiệp trong nội bộ KCN, liên kết giữa các doanh nghiệp trong KCN với các doanh nghiệp ngoài KCN, liên kết giữa các KCN trong cùng khu vực…
Thứ ba, tập trung phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng trong KCN (đường giao thông nội bộ, hệ thống cấp điện, cấp nước, hệ thống thu gom nước thải, hệ thống xử lý chất thải tập trung; hệ thống trụ cứu hỏa, hệ thống thông tin liên lạc…) và cơ sở hạ tầng ngoài KCN (giao thông kết nối, hệ thống cấp điện, cấp nước, hệ thống thông tin liên lạc, nhà ở công nhân, nhà văn hóa; trường học; cơ sở y tế; khu mua sắm; máy ATM, bưu điện…) nhằm tạo tiền đề, nâng cao tính hấp dẫn trong thu hút đầu tư và nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trong các KCN.
Thứ tư, chú trọng và ưu tiên thu hút các tập đoàn, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc doanh nghiệp trong nước có quy mô sản xuất lớn, công nghệ sản xuất hiện đại vào các KCN nhằm tạo sức mạnh lôi kéo và lan tỏa phát triển.
Thứ năm, chính sách phát triển KCN cũng cần phải được thay đổi tùy theo từng loại KCN, không áp dụng chung cho tất cả mọi loại hình KCN. Chính sách cũng cần phải linh hoạt và có sự khác biệt đối với mỗi vùng, mỗi giai đoạn phát triển khác nhau của KCN.
45
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Mặc dù vẫn có nhiều khái niệm khác nhau về KCN và vai trò của KCN đối với quá trình phát triển KT- XH địa phương, vùng lãnh thổ nhưng tựu trung đều thừa nhận vai trò quan trọng của việc phát triển KCN, là một trong những động lực tăng trưởng thúc đẩy phát triển KT- XH nói chung, đặc biệt là đối với các vùng kinh tế trọng điểm.
Phân tích ý nghĩa của sự phát triển cho thấy giữa các KCN khác nhau có trình độ phát triển không hoàn toàn giống nhau. Đó là sự tích tụ tuần tự về quy mô, số lượng ở một mức độ nhất định trước khi nâng lên các trình độ cao hơn. Bản thân sự phát triển của các KCN cũng là một phần tử của hệ thống KCN trong mỗi khu vực lãnh thổ nhất định.
Chương 1 của luận án về cơ bản đã hệ thống rõ ràng các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến phát triển các KCN. Thông qua các nghiên cứu đi trước, quan điểm và khái niệm khác nhau về KCN và phát triển KCN làm rõ các nội dung về phát triển KCN và xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá sự phát triển của các KCN trên ba nội dung (i) số lượng; (ii) chất lượng; (iii) tính hệ thống. Đồng thời với kinh nghiệm phát triển của các KCN khác trong nước và thế giới, Chương 2 cũng đã rút một số bài học kinh nghiệm cho sự phát triển các KCN vùng KTTĐ miền Trung, đối chiếu với sự phát triển hiện tại của các KCN trong Vùng trước khi đề xuất các giải pháp phù hợp cho sự phát triển của các KCN thời gian tới.
46 CHƯƠNG 3