Khả năng tiếp cận tín dụng của các hợp tác xã nông nghiệp

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp tiếp cận tín dụng của các hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh bắc ninh (Trang 29 - 33)

Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2. Bản chất và chức năng của tín dụng

1.2.3. Khả năng tiếp cận tín dụng của các hợp tác xã nông nghiệp

- Khả năng tiếp cận tín dụng của HTXNN: Là các hợp tác xã có đủ các điều kiện để được vay vốn từ một TCTD cụ thể nào đó. Một HTXNN có khả năng tiếp cận tín dụng từ một nguồn cụ thể nào đó nếu có thể vay vốn từ nguồn đó, thoả mãn được các điều kiện để có thể được vay vốn từ một tổ chức tín dụng mà họ muốn vay, ví dụ như có tài sản thế chấp, có dự án sản xuất, có khả năng hoàn trả nợ,... Các điều kiện mà các TCTD đưa ra càng chặt chẽ thì khả năng tiếp cận vốn tín dụng của HTXNN càng khó.

- Tham gia tín dụng: Là số HTXNN đã được vay vốn từ nguồn tín dụng nào đó. HTXNN tham gia tín dụng nếu họ thực sự vay từ nguồn tín dụng đó. Có khả năng tiếp cận tín dụng nhưng có thể lựa chọn không tham gia tín dụng.

- Nhu cầu tiếp cận tín dụng: HTXNN có nhu cầu vay vốn từ một nguồn tín dụng nào đó. Thực tế họ có nhu cầu có thể được vay hoặc không được vay vốn từ nguồn đó.

- Hạn chế tín dụng: Một số HTXNN bị hạn chế tín dụng nếu không có năng lực tiếp cận tín dụng hay không thể vay được số lượng như họ yêu cầu [3].

* Nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng của các hợp tác xã nông nghiệp ở các mức khác nhau.

- Hợp tác xã nông nghiệp được nghe, tìm hiểu về các dịch vụ tín dụng.

- Hợp tác xã nông nghiệp đã được nghe, được tìm hiểu về các dịch vụ tín dụng và họ đã có nhu cầu muốn được vay vốn tại các tổ chức này. Họ đã bước đầu làm đơn xin được vay vốn tại các tổ chức này.

- Hợp tác xã nông nghiệp đã được biết và hiểu đầy đủ về quyền lợi của mình khi được vay vốn từ các tổ chức tín dụng này và họ đã làm thủ tục vay vốn và đã được vay.

- Hợp tác xã nông nghiệp thường xuyên vay vốn từ các tổ chức tín dụng.

1.2.3.2. Các lý thuyết tiếp cận tín dụng a. Lý thuyết tiếp cận truyền thống

Lý thuyết về cách tiếp cận truyền thống lập luận rằng cơ chế giá cả hay lãi suất vẫn có chức năng vốn có của thị trường tín dụng. Lãi suất thấp sẽ khuyến khích nông dân vay mượn, tích cực áp dụng kỹ thuật mới để đạt được sản lượng và thu nhập cao. Lãi suất cao sẽ ngăn cản nông dân vay mượn. Trên cơ sở lập luận đó, lý thuyết này đề xuất sự can thiệp cao của chính phủ ở thị trường tín dụng bằng sự duy trì chính sách lãi suất thấp và trợ cấp tín dụng cho nông dân.

Tuy nhiên, trong thực tế cơ chế giá cả hay lãi suất không hoạt động hoàn hảo nên xác định trần lãi suất đã làm chệch hướng tín dụng về phía những người vay lớn và làm giảm huy động tiết kiệm cũng như quỹ cho vay. Thực tế này cho thấy lãi suất không phải là yếu tố quyết định tiếp cận tín dụng [8].

b. Lý thuyết tiếp cận hạn chế tài chính

Lý thuyết về cách tiếp cận hạn chế tài chính lập luận rằng thị trường tài chính là không hoàn hảo, lãi suất thấp ở khu vực chính thống đã làm lệch tín dụng bị giới hạn về phía những người vay lớn hay những người có địa vị kinh

tế xã hội. Những người cho vay có thể tập trung vào một số khoản cho vay lớn hơn vào những người vay nhỏ vì có thể tối thiểu hoá chi phí quản lý của họ.

Địa vị chính trị xã hội của người vay sẽ ảnh hưởng tới uy tín của họ nên những người này sẽ dễ dàng tiếp cận tín dụng hơn [5].

c. Lý thuyết tiếp cận kinh tế học các định chế mới

Cũng như cách tiếp cận hạn chế tài chính, cách tiếp cận kinh tế học các định chế mới giả định thị trường tín dụng là không hoàn hảo. Nhưng lý thuyết này lập luận rằng phân phối tín dụng theo cơ chế phi giá cả không chỉ là kết quả của sự can thiệp của Chính phủ mà còn từ cách hành xử của người cho vay và người đi vay trong môi trường không cân xứng thông tin ở thị trường tín dụng. Thông tin không cân xứng gắn liền với vấn đề lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức.

Tóm lại, phương pháp này chỉ ra rằng nắm giữ đất đai, tình trạng nhà cửa, tài sản, trình độ văn hoá và nghề nghiệp chính của HTXNN có thể ảnh hưởng tới năng lực tiếp cận tín dụng. Bên cạnh các đặc tính có thể quan sát được, tính rủi ro có thể liên quan chủ yếu tới đặc tính không thể quan sát được, tính rủi ro có thể liên quan chủ yếu tới những đặc tính không thể quan sát được của HTXNN như kỹ năng canh tác, sự nhạy bén với những thách thức và chất lượng của đất đai, do đó tiếp cận tín dụng của HTXNN cũng có thể bị ảnh hưởng bởi những đặc tính không thể quan sát được [9].

1.2.3.3. Các nhân tố tác động đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng của các HTXNN

Nông dân Việt Nam chủ yếu sống ở mức nghèo và phụ thuộc lớn vào sản xuất nông nghiệp vốn bị ảnh hưởng nhiều nhất từ thiên nhiên. Do rủi ro trong quá trình sản xuất và chi phí giao dịch cao, các ngân hàng thương mại có xu hướng từ chối các khoản vay của các HTXNN. Bên cạnh đó, các TCTD thường có yêu cầu tài sản thế chấp là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà, tài sản cố định (khoảng 70% các khoản vay chính thống) (Mikkel Barslund và Finn

Tarp, 2008) [29]. Trong đó, đất đai (đặc biệt là sổ đỏ) được sử dụng rộng rãi như là tài sản thế chấp tại Việt Nam (Mikkel Barslund và Finn Tarp, 2002) [28].

Đối với các HTXNN, chế độ quản lý cũng ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của họ.Mặc dù, đã có các chính sách nhằm hỗ trợ nông nghiệp và phát triển nông thôn, và phát triển kinh tế hợp tác.

Ngoài ra, một trong những khác biệt như trình độ giáo dục có ảnh hưởng không đáng kể đến nhu cầu tín dụng. Về mặt lý thuyết, các yếu tố như: Kinh tế, hành vi, văn hóa có thể ảnh hưởng đến khả năng tham gia tín dụng của các cá nhân (Mikkel Barslund và Finn Tarp, 2008) [29].

1.1.2.4. Nội dung tiếp cận tín dụng của các hợp tác xã nông nghiệp

Nghiên cứu tiếp cận tín dụng của các HTXNN được xem xét dưới hai góc độ, đó là từ phía cung ứng vốn tín dụng chính là các tổ chức tín dụng và tiếp cận vốn tín dụng từ phía HTXNN.

a. Cung ứng vốn tín dụng đối với hợp tác xã nông nghiệp

Cung ứng vốn tín dụng ngân hàng đối với HTXNN được thể hiện ở nội dung chính sách cho vay với HTXNN của các tổ chức tín dụng chính thống [9], bao gồm:

*) Điều kiện cho vay

Để giúp cho việc đảm bảo các nguyên tắc vay vốn, ngân hàng chỉ xem xét cho vay khi khách hàng thoả mãn một số điều kiện vay nhất định. Các HTXNN muốn vay vốn của TCTD cần phải đảm bảo các điều kiện sau đây:

- Phải được cấp trên công nhận

- Phải tổ chức được vốn tự có và bỏ vốn tự có vào các mặt sản xuất.

- Phải mở tài khoản và gửi những số tiền tạm thời chưa dùng đến vào chi điếm Ngân hàng hoặc một hợp tác xã tín dụng được ủy nhiệm. Tiền quỹ không thể phân chia phải gửi theo tài khoản riêng.

- Phải lập các kế hoạch sản xuất, kế hoạch tài vụ và kế hoạch vay vốn và thông qua Đại hội xã viên và có sổ sách kế toán ghi chép rõ ràng.

*) Lãi suất cho vay

Lãi suất cho vay là tỷ lệ phần trăm giữa phần lãi sử dụng vốn vay và vốn gốc đã cho vay tính trên một đơn vị thời gian. Về nguyên tắc thương mại, lãi suất cho vay nông nghiệp là loại lãi suất cao, bởi những lý do chủ yếu sau đây:

Cho vay HTXNN có tính chất nhỏ lẻ, TCTD phải đến từng HTCNN để thực hiện cho vay trong địa bàn nông thôn rộng lớn, dẫn đến chi phí cho vay cao.

*) Thời hạn cho vay

Thời hạn cho vay HTXNN tương ứng với các thể loại cho vay gắn với đối tượng vay vốn có thể là cho vay ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn.

*) Quy trình cho vay

Quy trình cho vay là trình tự các bước thực hiện quá trình cho vay của TCTD, kể từ khi nhận được nhu cầu vay vốn đến khi giải ngân, thu hồi vốn vay.

Hoạt động cho vay HTXNN của TCTD tuân thủ theo quy trình cho vay chung như tất cả các đối tượng vay vốn khác. Quy trình cho vay thể hiện trách nhiệm của từng bộ phận trong bộ máy TCTD, đảm bảo không bị chồng chéo trong quá trình xử lý, giải quyết cho vay; đồng thời, đảm bảo việc vận hành quy trình hoạt động cho vay theo đúng trình tự, đồng bộ.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp tiếp cận tín dụng của các hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh bắc ninh (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)