Thực trạng khả năng tiếp cận tín dụng của các hợp tác xã nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp tiếp cận tín dụng của các hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh bắc ninh (Trang 56 - 65)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Thực trạng khả năng tiếp cận tín dụng của các hợp tác xã nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh

Căn cứ vào đặc điểm về vị trí địa lý, địa hình và các đặc điểm về kinh tế xã hội, tỉnh Bắc Ninh có những thuận lợi và khó khăn đã tác động trực tiếp đến sự phát triển của kinh tế của các HTXNN, đặc biệt là việc tổ chức cho vay vốn đối với các HTXNN nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh nâng cao thu nhập và phát triển kinh tế hộ.

Sau khi tiến hành điều tra theo hệ thống câu hỏi của phiếu điều tra và tổng hợp số liệu thu được một số thông tin cần thiết về số HTXNN điều tra phục vụ nghiên cứu như sau.

3.1.3.1. Đặc điểm hợp tác xã nông nghiệp tại Bắc Ninh

Đề tài được nghiên cứu dựa trên 90 mẫu điều tra, mỗi mẫu là một hợp tác xã, có những đặc điểm về nhân khẩu học khác nhau.

a. Giới tính chủ các hợp tác xã nông nghiệp

Bảng 3.3: Tỷ lệ nam, nữ của HTXNN

Giám Đốc HTXNN Số người Tỷ lệ

Nam 69 81.2%

Nữ 21 18.8%

Tổng 90 100%

Nguồn: Dữ liệu điều tra 2018

Trong 90 hợp tác xã phỏng vấn thì số hợp tác xã có chủ là nam chiếm khá cao là 69 HTX tương đương với tỷ lệ là 81.2% , còn lại là 16 HTX có chủ là nữ chiếm tỷ lệ là 18.8%. Nhìn chung chủ doanh nghiệp của tỉnh là nam khá cao. Nhưng đa số chủ hộ là nam thì khả năng tín dụng ở các tổ chức chính thức cao hơn so với chủ doanh nghiệp nữ ít thích tiếp cận với hình thức tín dụng chính thức. Họ thích vay từ những chương trình hỗ trợ vốn của phụ nữ hơn vì thủ tục đơn giản và không cần phải thế chấp tài sản.

b. Độ tuổi trung bình

Bảng 3.4: Tuổi trung bình của chủ HTXNN Tiêu chí Biến

quan sát

Tuổi trung bình

Tuổi nhỏ nhất

Tuổi lớn nhất

Giám đốc HTX 90 41.42 28 60

Nguồn: Dữ liệu điều tra 2018

Theo như kết quả điều tra cho thấy độ tuổi trung bình của chủ doanh nghiệp HTX là khoảng 41.42 tuổi, đây là độ tuổi tương đối thể hiện kinh nghiệm cao trong sản xuất cũng như trong đời sống. Chính điều này đã giúp chủ doanh nghiệp rất nhiều trong hoạt động sản xuất vì họ có thể tận dụng kinh nghiêm của mình vào trong sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện cuộc sống của xã viên trong hợp tác xã của mình.

c. Trình độ học vấn

Bảng 3.5: Trình độ học vấn của chủ HTXNN

Trình độ giám đốc HTXNN Số người Tỷ lệ

Thất học 2 2.4%

Cấp 1 20 23.5%

Cấp 2 22 24.7%

Cấp 3 23 31.8%

Trung cấp 12 14.1%

Đại học 3 3.5%

Tổng 90 100%

Nguồn: Dữ liệu điều tra 2018

Theo kết quả điều tra thì đa số giám đốc HTXNN phần lớn có trình độ là cấp 3 chiếm tỷ lệ cao nhất 31.8%, tiếp theo là giám đốc HTXNN có trình độ cấp 2 chiếm 24.7%, cấp 1 là 23.5%, trung cấp là 14.1%, đại học là 3.5% và thất học là 2.4%. Nhìn chung trình độ của giám đốc HTXNN là cao, có đến 97.6%

có trình độ học vấn, chứng tỏ hiệu quả trong công tác xóa mù chữ của tỉnh nhà và khả năng HTX tiếp cận thông tin một cách dễ dàng, có thể theo kịp những tiến bộ khoa học kỹ thuật, thuận tiện để phát triển sản xuất và mở rộng quy mô sản xuất cho HTX. Tuy nhiên vẫn còn 2.4% giám đốc HTX của tỉnh có trình độ thấp, đa số là những người già.

d. Kinh nghiệm quản lý

Bảng 3.6: Kinh nghiệm quản lý của chủ HTXNN Kinh nghiệm quản lý

của giám đốc HTXNN Số người Tỷ lệ

Từ 3 năm - 5 năm 26 30.6%

Từ 5 năm - 10 năm 48 52.9%

Trên 10 năm 16 16.5%

Tổng cộng 90 100%

Nguồn: Dữ liệu điều tra 2018

Theo kết quả điều tra thì đa số giám đốc HTX phần lớn có kinh nghiệm quản lý từ 5 năm đến 10 năm chiếm tỷ lệ cao nhất 52.9%, tiếp theo là giám đốc HTX có kinh nghiệm quản lý từ 3 năm đến 5 năm chiếm 30.6% và kinh nghiệm trên 10 năm là 16.5%. Nhìn chung kinh nghiệm quản lý của giám đốc HTX là khá lâu năm.

3.1.3.2. Tình hình chung về hợp tác xã a. Ngành nghề hoạt động của HTX

Bảng 3.7: Ngành nghề HTX tham gia khảo sát Hoạt động Sản xuất Số lượng HTX

tham gia sản xuất Tỷ lệ (%)

Hoạt động trồng trọt 23 27.1%

Hoạt động chăn nuôi 28 31.8%

Hoạt động chế biến 12 17.6%

Hoạt động ngành nghề, kinh doanh dịch vụ phi nông nghiệp

10 10.6%

Dịch vụ nông nghiệp 9 9.4%

Hoạt động khác 3 3.5%

Tổng cộng 90 100%

Nguồn: Dữ liệu điều tra 2018

Theo kết quả điều tra thì đa số giám đốc HTX tham gia khảo sát thuộc lĩnh vực hoạt động chăn nuôi chiếm 31.8%, tiếp theo là hoạt động trồng trọt chiếm 27.1%, hoạt động chế biến chiếm 17.6%, hoạt động dịch vụ phi nông nghiệp chiếm 10.6%, dịch vụ nông nghiệp 9.4% và ngành nghề khác chiếm 3.5%. Nhìn chung hoạt động chăn nuôi và trồng trọt là động khá phổ biến cho loại hình hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

b. Tình hình đất đai của hợp tác xã

Đất đai của HTXNN bao gồm đất thổ cư, đất nông nghiệp và diện tích đất nuôi trồng thủy sản. Đất là loại tài sản quan trọng mà HTXNN dùng để thế chấp khi muốn vay vốn ở các tổ chức tín dụng. Tình hình đất đai của HTX tỉnh Bắc Ninh được thống kê trong bảng sau:

Bảng 3.8: Tình hình sử dụng đất trung bình của HTX Diện tích đất trung

bình/HTX ĐTV (m2)

Tỷ lệ đất có giấy chứng nhận quyền

sử dụng đất (%)

Đất ruộng 3,252 32

Đất vườn 4,520 72

Đất thổ cư 559 60

Diện tích ao nuôi cá 40 60

Tổng diện tích đất 8,371 74

Nguồn: Theo tính toán từ kết quả điều tra HTX

Nhìn vào kết quả thống kê ta thấy HTX của tỉnh có diện tích đất vườn trung bình nhiều nhất khoảng 4,520 m2 điều đó cho thấy HTX của tỉnh chủ yếu làm vườn là chính, trong đó đa số đất vườn là đã có chứng nhận quyền sử dụng đất khoảng 72% chủ yếu là trồng cây ăn trái. Kế đến là diện tích đất ruộng trung bình khoảng 3.200 m2 chứng tỏ bên cạnh nghề làm vườn nông dân của huyện còn sản xuất lúa là chính, trong đó diện tích đất ruộng có chứng nhận quyền sử dụng đất chiếm khoảng 32%, còn lại đa số vẫn chưa có. Điều này cho thấy diện tích đất ruộng có chứng nhận quyền sử dụng chiếm tỷ lệ còn thấp chính điều này đã ảnh hưởng đến việc tiếp cận nguồn tín dụng của HTX vì họ không thể dùng nó vào việc thế chấp khi vay vốn ở ngân hàng. Diện tích đất thổ cư cũng tương đối lớn trong đó khoảng 60% là đã có chứng nhận quyền sử dụng đất. Cuối cùng là diện tích ao nuôi cá chiếm diện tích rất thấp là do người dân ở đây đa số nuôi cá trên ruộng. Nhìn chung, đa số diện tích đất là đã có chứng nhận quyền sử dụng chiếm khoảng 74% diện tích đất theo kết quả điều tra.

c. Mối quan hệ của HTX với các tổ chức tín dụng

Bảng 3.9: Bảng thống kê mối quan hệ trong xã hội của HTX

Tiêu thức Không

Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) Có quen biết ở cơ quan nhà

nước cấp xã, huyện, tỉnh 32 37.6% 53 62.4%

Có quen biết ở cơ quan nhà

nước trung ương 74 87.1% 11 12.9%

Làm ở NH thương mại, HTX

tín dụng 42 49.4% 43 50.6%

Làm ở tổ chức xã hội, đoàn

thể địa phương 29 34.1% 56 65.9%

Nguồn: Dữ liệu điều tra 2018

Theo kết quả điều tra trong 90 hộ thì có 53 hộ là có người thân hoặc bạn bè làm ở cơ quan nhà nước cấp xã, huyện, tỉnh chiếm tỷ lệ là 62.4%, mức độ quen biết rộng cho thấy khả năng tiếp cận các nguồn tín dụng chính thức và bán chính thức dễ dàng hơn, còn lại là 32 hộ không quen biết chiếm tỷ lệ 37.6%.

Riêng mức độ có quen biết ở cơ quan nhà nước trung ương thì tương đối thấp 12.9%, quen biết ở ngân hàng thương mại là 50.6% và tổ chức xã hội hay đoàn thể là khá cao chiếm tỷ lệ 65.9%. Nhìn chung thì HTX có quen biết với với các tổ chức trong xã hội ở các cấp là khá cao. Điều này giúp cho HTX dễ dàng tiếp cận, nắm bắt thông tin để vay vốn như những đợt vay vốn có hỗ trợ lãi suất ở ngân hàng, hoặc những chương trình có ích hỗ trợ cho HTX hoặc những thắc mắc mà HTX gặp khó khăn trong quá trình tín dụng.

d. Nhu cầu vay vốn của các hợp tác xã nông nghiệp

Bảng 3.10: Bảng tổng hợp nhu cầu vốn của các HTX theo nguồn điều tra 2018

TT Nhu Cầu HTX Số Lượng HTX Tỷ Lệ

1 Vay vốn ưu đãi 56 92.5%

2 Hỗ trợ lãi suất vay 34 76,3%

3 Hỗ trợ khác 0 0%

Nguồn: Dữ liệu điều tra 2018

Theo kết quả điều tra thì trong tổng 90 HTX chỉ có 56 HTX là có tham gia vay vốn tín dụng chiếm tỷ lệ 62,2%, còn lại là 34 HTX không có vay vốn chiếm tỷ lệ 38,8%. Nhìn chung việc tiếp cận tín dụng của nông hộ của tỉnh Bắc Ninh vẫn còn thấp do nhiều nguyên nhân khác nhau: không biết đến tổ chức tín dụng, không thích thiếu nợ dẫn đến không có nhu cầu, sợ lãi cao.

Bảng 3.11: Nguồn thông tin vay vốn được cung cấp cho HTX

Tiêu thức

Ngân hàng và quỹ tín dụng

nhân dân

Các tổ chức xã hội, đoàn thể

Tín dụng phi chính thức

Tần số Tỷ lệ

(%) Tần số Tỷ lệ

(%) Tần số Tỷ lệ (%) Từ chính quyền địa

phương 7 35.0% 10 41.7% - 0.0%

Từ các tổ chức tín dụng 3 15.0% 12 50.0% - 0.0%

Từ người thân 6 30.0% 2 8.3% 7 100.0%

Từ TV, báo đài, báo

chí… 2 10.0% - 0.0% - 0.0%

Tự tìm thông tin 2 10.0% - 0.0% - 0.0%

Tổng 20 100% 24 100% 7 100%

Tổng hợp những kênh thông tin cung cấp cho đến các HTXNN

Theo kết quả thống kê ta thấy được những thông tin mà HTX có vay vốn được cung cấp bởi chính quyền địa phương là cao nhất (chiếm 35%) và từ người thân (30%). Kết quả này cho thấy các tổ chức tín dụng còn yếu kém trong việc cung cấp thông tin vay vốn cho HTXNN. Còn việc vay vốn ở các tổ chức xã hội đoàn thể thì những thông tin mà HTXNN được cung cấp chủ yếu thông qua chính quyền địa phương (chiếm 41.7%) và các tổ chức tín dụng đó (chiếm 50%).

Đánh Giá Thuận lợi - khó khăn của hợp tác xã nông nghiệp khi tiếp cận nguồn vốn của các tổ chức tín dụng

a. Thủ tục cho vay của các tổ chức tín dụng chính thức

Thủ tục và phương thức cho vay của các tổ chức TDCT ảnh hưởng lớn đến sự tiếp cận của HTX. Tổ chức tín dụng nào có thủ tục và phương pháp cho vay đơn giản nhanh gọn thì sẽ thu hút được lượng khách hàng lớn hơn. Đánh giá của HTX cho thấy quỹ tín dụng nhân dân có thủ tục và phương thức cho vay đơn giản nhất và nhanh nhất nên người dân dễ dàng tiếp cận hơn. Thời gian từ khi làm đơn vay, chờ xét duyệt đến khi nhận được vốn vay chỉ mất từ 3-5 ngày. Đối với NHNo&PTNT, thủ tục và phương thức cho vay còn khá phức tạp nên nhiều HTXNN khó tiếp cận được đặc biệt là các HTXNN có quy mô nhỏ.

b. Lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng chính thức

Trong năm 2018 là năm giảm mạnh về lãi suất huy động cũng như lãi suất cho vay của các ngân hàng, do các ngân hàng đã dần phục hồi sau đợt khủng hoảng phải tái cơ cấu, sáp nhập từ 2016 -2018, ngân hàng Nhà Nước bắt đầu điều tiết giám sát các chính sách lãi suất đối với các ngân hàng, lãi suất cho vay doanh nghiệp dao động từ 7% đến 12% tuy nhiên các HTXNN vẫn rất khó tiếp cận khung lãi suất thấp ở mức 7% và 8%. Qua 51 khảo sát số HTXNN có vay vốn chỉ có 6 HTX được cho vay ở mức 8%, 20 HTX vay ở mức 9%, 15 HTX vay với lãi suất 10%, 7 HTX vay ở lãi suất 11%, 3 HTX vay

ở mức lãi suất 12%; các HTX vay ở mức lãi suất từ 12% do hợp đồng tín dụng của họ từ năm 2015 và đến nay chưa được điều chỉnh lãi suất, lãi suất trung bình vay doanh nghiệp là 9,7%/năm, đây cũng là lãi suất chấp nhận được đối với HTX sau thời gian phải chịu mức lãi suất cho vay rất cao khoảng 14 đến 16%/năm. Trung bình lãi suất của nhóm được tiếp cận tín dụng và không được tiếp cận tín dụng là 9,8% và 9,6%, không chênh lệch bao nhiêu cho thấy lãi suất được các ngân hàng áp dụng chung cho tất cả các HTX trên địa bàn.

Bảng 3.12: Lãi suất vay

Lãi suất (%/năm) Tần số (HTX) Tỷ lệ (%)

8 6 11.8%

9 20 39.2%

10 15 29.4%

11 7 13.7%

12 3 5.9%

Tổng 51 100%

Nguồn: dữ liệu điều tra năm 2018 c. Lượng vốn cho vay và thời gian cho vay

Thời hạn vay của các HTXNN trên địa bàn thường là ngắn hạn, rất ít số HTX tiếp cận được nguồn vốn trung dài hạn.

Bảng 3.13: Thời hạn vay và số tiền muốn vay trung bình Thời hạn vay Số HTXNN Số tiền muốn vay trung bình

6 8 500 triệu

12 29 1 tỷ

36 14 1,5 tỷ

60 0 -

Nguồn: dữ liệu điều tra năm 2018

Qua bảng 11 ta thấy số tiền muốn vay trung bình của các HTXNN có thời hạn vay trung dài hạn sẽ lớn hơn số tiền muốn vay trung bình của các

HTXNN có thời hạn vay ngắn hạn, như vậy cho ta thấy HTXNN khi vay nhiều tiền họ sẽ muốn kéo dài thời gian trả nợ vay. Thời hạn vay ngân hàng không ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng, theo khảo sát có 29 HTXNN có thời hạn vay là 12 tháng cho thấy đây là thời hạn vay phổ biến của các ngân hàng dành cho các HTXNN.

d. Trình độ chuyên môn và thái độ của cán bộ tín dụng

Để quyết định có cho HTX vay hay không ngân hàng thường có một bộ phận nhân viên thẩm định hồ sơ của khách hàng, các nhân viên này có nhiệm vụ kiểm tra tính pháp lý, tài sản đảm bảo và tình hình kinh doanh của HTX để đảm bảo cho ngân hàng có thể thu hồi được nợ vay của HTX. Cán bộ thẩm định sẽ giúp ngân hàng giảm thiểu rủi ro vì nếu thẩm định không chính xác sẽ dẫn đến việc cho vay không đúng như vậy rủi ro của ngân hàng sẽ rất lớn.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp tiếp cận tín dụng của các hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh bắc ninh (Trang 56 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)