Tình hình dư nợ của các tổ chức tín dụng

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp tiếp cận tín dụng của các hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh bắc ninh (Trang 79 - 82)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3. Thực trạng hoạt động của các tổ chức tín dụng chính thống trên địa bàn nghiên cứu

3.3.3. Tình hình dư nợ của các tổ chức tín dụng

Bảng 3.21: Tình hình dư nợ của các tổ chức tín dụng (đến 31 tháng 12 hàng năm)

Chỉ tiêu

2016 2017 2018

Giá trị (Tr.đ)

Tỷ trọng

(%)

Giá trị (Tr.đ)

Tỷ trọng

(%)

Giá trị (Tr.đ)

Tỷ trọng

(%)

Tăng giảm so 2016 Số

tuyệt đối (+)

Số tương đối

(%) 1. Tổng dư nợ 484.199 100 595.033 100 715.963 100 231.764 147,8 - Agribank 327.449 67,63 408.820 68,70 505.139 70,55 177.690 154,3 - NHCSXH 145.754 30,10 173.518 29,16 197.249 27,55 51.495 135,3 - QTDND 10.996 2,27 12.695 2,14 13.575 1,9 2.579 123,5 2. Dư nợ quá hạn 15.888 100 17.310 100 17.453 100 1.565 109,8 - Agribank 8.816 55,49 9.463 54,67 9.083 51,99 267 103,0 - NHCSXH 6.700 42,17 7.400 42,75 7.900 45,22 1.200 117,9

- QTDND 372 2,34 447 2,58 470 2,79 98 126,3

3. Tỷ lệ dư nợ quá hạn 3,28 - 2,91 - 2,43 - - -

- Agribank 2,69 - 2,31 - 1,80 - - -

- NHCSXH 4,59 - 4,26 - 4,05 - - -

- QTDND 3,38 - 3,52 - 3,46 - - -

(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ báo cáo tổng kết của Agribank, NHCSXH, QTDND, 2018)

Số liệu thống kê cho thấy một số vấn đề sau:

(i) Tổng dư nợ cho vay NNNT chung của cả 3 tổ chức tín dụng chính thống liên tục tăng lên qua các năm. Cụ thể, nếu như năm 2016, tổng dư nợ cho vay NNNT chỉ đạt 484.199 triệu đồng (khoảng 484 tỷ đồng) thì đến cuối năm 2017, tổng dư nợ đã tăng lên 595.033 triệu đồng (khoảng 595 tỷ đồng), và đến năm 2018, dư nợ đã tăng lên 715.963 triệu đồng (khoảng 715 tỷ đồng), tăng 1,5 lần so với 2016. Nếu tách riêng từng tổ chức tín dụng, số liệu cũng cho thấy dư nợ NNNT liên tục tăng qua các năm.

(ii) Tốc độ tăng trưởng bình quân dư nợ tín dụng từ giai đoạn 2016 đến 2018 đạt 47,8%.

Như vậy, có thể kết luận rằng, giai đoạn 2016 đến 2018, dư nợ cho vay phát triển NNNT liên tục tăng qua các năm, điều đó cho thấy, hoạt động cho vay tín dụng chính thống vào khu vực này đã tăng lên. Để hiểu rõ hơn tình hình cho vay khu vực nông nghiệp nông thôn, ta tiến hành phân tích biến động cơ cấu tỷ lệ phần trăm dự nợ cho vay trên tổng dư nợ chung của cả hệ thống.

Kết quả cho thấy cơ cấu tỷ lệ phần trăm dư nợ cho vay NNNT tại 2 tổ chức NHCSXH và QTDND có xu hướng giảm qua các năm, mặc dù tổng dư nợ NNNT vẫn tăng lên. Cụ thể, tại thời điểm 2016 tỷ lệ % dư nợ tại NHCSXH 39,1% trên tổng cơ cấu dư nợ giảm xuống 27,55% năm 2018, và tương tự như vậy, tỷ lệ % dư nợ của hệ thống QTDND cũng giảm từ 2,27% năm 2016 xuống 1,9% năm 2018. Trong khi đó, tỷ lệ dư nợ của Agribank năm tăng lên, chiếm 70,55% trên tổng cơ cấu dư nợ. Như vậy, qua điều cho thấy, tham gia cho vay NNNT vẫn là ngân hàng Agribank đóng vai trò chủ đạo.

Tuy nhiên, số liệu cũng chỉ ra rằng dư nợ quá hạn ở các tổ chức tín dụng vẫn còn khá cao, và có xu hướng tăng lên. Năm 2018 tổng dư nợ quá hạn là 17.453 triệu đồng, tăng 1.565 triệu đồng so với năm 2016, tương ứng 9,8%.

Song, cơ cấu tỷ lệ phần trăm dư nợ quá hạn lại giảm dần qua các năm. Cụ thể, năm 2016 là 3,28% giảm xuống 2,43% năm 2018.

Hình 3.5: Biểu đồ tỷ lệ dư nợ quá hạn/Tổng dư nợ qua các năm của 3 TCTD

Việc dư nợ cho vay quá hạn chiếm tỷ lệ cao cho thấy các HTXNN gặp khó khăn trong việc sử dụng vốn đầu tư. Qua thực tế, thấy rằng, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế hiện nay, các TCTD đều hạn chế nợ xấu, nên cho vay các khoản vay ngắn hạn để giúp ngân hàng kiểm soát tốt hơn tình trạng nợ xấu. Chính điều này có tác động không nhỏ đến chiến lược đầu tư lâu dài sản xuất của các HTXNN, cũng như làm tăng chi phí sản xuất do tăng chi phí trung gian. Bên cạnh đó dư nợ quá hạn và nợ xấu tăng một phần là do dân trí thấp, vốn vay chưa mang lại hiệu quả cao, có một lý do nữa là do cán bộ tín dụng trình độ còn hạn chế, việc thẩm định dự án của cán bộ tín dụng còn chưa chặt chẽ dẫn đến việc sử dụng vốn chưa đúng mục đích và kém hiệu quả.

Tính đến cuối tháng 10/2018, tổng nguồn vốn huy động toàn ngành ngân hàng ước đạt 71.500 tỷ đồng, tăng 2,4% so với tháng trước, tăng 42,8% so cùng tháng năm trước và tăng 36,6% so thời điểm cuối năm 2016.

Trong đó, tiền gửi dân cư đạt 40.300 tỷ đồng, tăng 1,8%, tăng 34,1% và tăng 29,4%. Đặc biệt, tiền gửi của các tổ chức tăng cao so với cuối năm 2016 là 56,9%, chủ yếu do doanh nghiệp FDI có nguồn thu lớn từ hoạt động xuất khẩu và dư thừa vốn đã gửi vào hệ thống ngân hàng.

2016 2017 2018

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp tiếp cận tín dụng của các hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh bắc ninh (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)