NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp tiếp cận tín dụng của các hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh bắc ninh (Trang 46 - 51)

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hợp tác xã nông nghiệp và các tổ chức tín dụng chính thống trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh như: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank), Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh và Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) của Liên Minh Hợp Tác Xã tỉnh.

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung:

Đề tài nghiên cứu hoạt động tiếp cận tín dụng chính thống của các HTXNN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh bao gồm hai khía cạnh: cung ứng vốn tín dụng ngân hàng đối với HTXNN và tiếp cận vốn tín dụng từ phía HTXNN.

- Phạm vi về không gian: Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh - Phạm vi về thời gian:

+ Số liệu thứ cấp: Luận văn thu thập số liệu thứ cấp về hoạt động tiếp cận tín dụng của các HTXNN tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn 2016- 2018.

+ Số liệu sơ cấp: Luận văn thu thập số liệu sơ cấp về hoạt động tiếp cận tín dụng của các HTXNN tỉnh Bắc Ninh trong năm 2018.

- Địa điểm: Sở NN&PTNT tỉnh Bắc Ninh, UBND huyện, xã; Các ngân hàng, các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh.

- Thời gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu các thông tin, số liệu trong khoảng thời gian từ đầu năm 2016 đến cuối năm 2018 và đề xuất giải pháp cho một số năm tiếp theo.

2.2. Nội dung nghiên cứu 2.2.1. Nội dung chính

Nghiên cứu thực trạng công tác tiếp cận tín dụng của các HTXNN tại tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn 2016 - 2018.

2.2.2. Nội dung cụ thể

- Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và các loại hình hợp tác xã.

- Thực trạng tiếp cận vốn tín dụng chính thống của các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn 2016 - 2018.

- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thống của các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh và đánh giá những khó khăn, thuận lợi trong hoạt động tiếp cận vốn tín dụng chính thống của các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

- Đề xuất giải pháp tăng cường tiếp cận vốn tín dụng chính thống của các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin 2.3.1.1. Số liệu thứ cấp

Nguồn dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu luận văn là những dữ liệu thứ cấp thông qua các nguồn sau:

- Từ các tài liệu, công trình nghiên cứu, luận văn, bài báo khoa học, hội thảo, kỷ yếu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài của luận văn.

- Các nghị quyết, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan tới hoạt động tiếp cận tín dụng của HTXNN.

- Số liệu thứ cấp do các HTXNN, NHTM trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh cung cấp.

- Thông tin thu thập từ một số website chính thống.

2.3.1.2. Số liệu sơ cấp

Sử dụng phương pháp điều tra khảo sát bằng bảng hỏi, cụ thể như sau:

- Đối tượng điều tra

Trên cơ sở các điểm nghiên cứu đã được lựa chọn chúng tôi xác định số HTXNN cần điều tra là 90, điều tra 90 HTXNN một cách ngẫu nhiên không phân biệt là HTXNN đó đã được vay vốn hay chưa ở các tổ chức tín dụng. Trong số các HTNN này chia làm 3 loại HTXNN (khá, trung bình và kém). Tiêu chí để đánh giá các hợp tác xã nông nghiệp tại Bắc Ninh dựa vào Thông tư 09/2017/TT-BNNPTNT về phân loại và đánh giá hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.

b. Chọn mẫu điều tra

Bảng 2.1: Số lượng phiếu điều tra về HTXNN

Địa bàn nghiên cứu Số HTXNN hiện có Số HTXNN điều tra

Thành phố Bắc Ninh 30 30

Huyện Gia Bình 30 30

Huyện Tiên Du 30 30

Tổng cộng 90 90

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả năm 2018) 2.3.2. Phương pháp xử lý thông tin

Sau khi điều tra, có rất nhiều thông tin thu thập được. Để những thông tin này có tác dụng, cần phải sắp xếp chúng theo một trình tự nhất định. Khi thông tin được sắp xếp theo một dạng thích hợp, mới có thể sử dụng để phân tích đánh giá một cách hiệu quả nhất.

Việc xử lý và tổng hợp số liệu được tiến hành thông qua sắp xếp số liệu và phân tổ thống kê theo các tiêu thức khác nhau, căn cứ trên các chỉ tiêu nghiên cứu đã đề ra trong bảng câu hỏi điều tra thông qua tiện ích của phần mềm Excell.

2.3.3. Phương pháp tổng hợp thông tin 2.3.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Là phương pháp mô tả toàn bộ sự vật và hiện tượng trên cơ sở các số liệu đã được tính toán. Phương pháp này được thực hiện thông qua việc sử dụng số bình quân, tần suất phân tích mức độ các nguồn tín dụng và sự tiếp cận của HTXNN với các nguồn tín dụng.

2.3.3.2. Phương pháp so sánh

So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định xu hướng mức độ biến động các chỉ tiêu có tính chất như nhau.

Phương pháp so sánh nhằm nghiên cứu và xác định mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích. So sánh số liệu kỳ này với các số liệu kỳ trước để thấy rõ xu hướng thay đổi qua các năm.

Phương pháp chọn mẫu: theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên.

2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

* Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình cho vay:

- Số lượng và tỷ lệ hợp tác xã được vay theo mục đích cho vay (= Tổng số được vay/Tổng số mẫu điều tra). Chỉ tiêu này phản ánh phần trăm số hợp tác xã được vay vốn, từ đó tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến số hợp tác xã được vay lại cao hoặc thấp.

- Số tiền bình quân một hợp tác xã vay theo mục đích vay =Tổng lượng vốn vay Tổng số được vay . Chỉ tiêu này nói lên số vốn bình quân mà mỗi hợp tác xã được vay là cao hay thấp, từ đó tìm ra nguyên nhân tại sao số vốn bình quân một hộ được vay lại cao hoặc thấp.

- Lãi suất và thời hạn cho vay.

- Quy trình cho vay.

* Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình được vay vốn tín dụng:

- Tình hình phát triển của các hợp tác xã.

- Nhu cầu các hợp tác xã trong vấn đề vay vốn.

- Một số khó khăn của hợp tác xã.

- Một số nguyện vọng của hợp tác xã.

- Phản hồi của hợp tác xã về thủ tục vay vốn.

* Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ tiếp cận vốn tín dụng:

- Tỷ lệ số hợp tác xã được vay bằng tổng số được vay/Tổng số mẫu điều tra). Chỉ tiêu này phản ánh phần trăm số hợp tác xã được vay vốn, từ đó tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến số hợp tác xã được vay cao hay thấp.

- Tỷ lệ số hợp tác xã hiểu rõ quyền lợi của mình khi vay/số mẫu điều tra.

Chỉ tiêu này phản ánh sự hiểu biết của hợp tác xã về các tổ chức tín dụng chính thống như thế nào. Từ đó tìm được nguyên nhân từ phía hợp tác xã biết rõ quyền lợi của mình khi vay vốn tại các tổ chức tín dụng để đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm giúp các họ tiếp cận tốt hơn với nguồn vốn này.

- Tỷ lệ số hợp tác xã có đủ điều kiện được vay/số mẫu điều tra. Chỉ tiêu này cho biết xem số hợp tác xã có đủ điều kiện vay nhiều hay ít, để từ đó xem xét sự khó khăn khi tiếp cận của họ đối với nguồn vốn tín dụng chính thống.

- Tỷ lệ hợp tác xã vay vốn/số hợp tác xã có nhu cầu vay vốn. Chỉ tiêu này phản ánh số HTX có đủ điều kiện để được vay vốn so với số HTX có nhu cầu vay vốn. Từ đó tìm ra nguyên nhân tại sao số HTX có nhu cầu vay vốn mà không được vay.

- Tỷ lệ số HTX được vay vốn/số HTX làm đơn xin vay: Chỉ tiêu này phản ảnh các điều kiện của HTX có thể được vay vốn hay không. Từ đó tìm ra nguyên nhân tại sao các HTX đã làm đơn mà lại không được vay vốn.

Chương 3

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp tiếp cận tín dụng của các hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh bắc ninh (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)