Mối quan hệ giữa các tổ chức tín dụng với các HTX nông nghiệp

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp tiếp cận tín dụng của các hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh bắc ninh (Trang 82 - 89)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.4. Đánh giá thực trạng tiếp cận vốn tín dụng của các hợp tác xã nông nghiệp

3.4.1. Mối quan hệ giữa các tổ chức tín dụng với các HTX nông nghiệp

chúng ta có thể thấy được mối quan hệ giữa các tổ chức tín dụng với các hộ nông dân. Trong đó, QTDND là tổ chức tín dụng giao dịch trực tiếp với hộ nông dân. Agribank là tổ chức vừa giao dịch trực tiếp với hộ nông dân, vừa thông qua kênh gián tiếp là các tổ chức Đoàn thể nhằm tăng cường mạng lưới hoạt động của mình đến với hộ nông dân. Riêng Ngân hàng CSXH là giao dịch gián tiếp với hộ nông dân thông qua các tổ chức Đoàn thể vì đối tượng vay chủ yếu là các đối tượng chính sách.

Hình 3.6: Sơ đồ mối quan hệ giữa các tổ chức tín dụng chính thống với các HTXNN

Trong đó: Vay trực tiếp

Vay gián tiếp Hợp tác 2 chiều

Các tổ chức Đoàn thể như: Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, LĐLĐ tỉnh và Đoàn thanh niên. Trong đó, hai tổ chức Đoàn thể có vai trò quan trọng và quyết định là Hội Nông dân và Hội Phụ nữ.

Hình 3.7: Biểu đồ cơ cấu tiếp cận thông tin vốn vay của hộ nông dân

Đánh giá cho thấy quá trình tiếp cận thông tin về vốn vay của các hộ còn chưa thực sự hiệu quả. Trên 90% số hộ vay vốn biết các phương thức vay vốn thông thường như: vay vốn từng lần, phương thức vay trả góp, phương thức vay theo hạn mức tín dụng, phương thức vay theo dự án. Tuy nhiên, còn có sự nhầm lẫn giữa cho vay theo dự án với phương thức cho vay trả góp theo từng lần. Điều này chứng tỏ các hộ chưa hiểu hết bản chất phương thức cho vay. Các hộ biết các phương thức vay trên là qua các cán bộ tín dụng ngân hàng giới thiệu, các phương tiện thông tin đại chúng, các buổi sinh hoạt tại các hội nhóm như: Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh,… Việc chọn phương thức cho vay thông thường tùy thuộc vào điều kiện sản xuất kinh doanh của hộ, nhưng thực tế, đa số các hộ lựa chọn phương thức cho vay nhờ vào sự gợi ý của cán bộ tín dụng trên cơ sở xem xét phương án sản xuất và điều kiện vay vốn của hộ.

Bảng 3.22: Tổng hợp các khoản vay TDCT phân theo tổ chức cho vay

Chỉ tiêu Đơn

vị Agribank NHCSXH QTDND

Số htx điều tra có nhu cầu vay vốn Hộ 40 37 23

- Số htx/tổng điều tra có nhu cầu % 56,72 40% 52,24 - Số htx làm đơn vay vốn/nhu cầu vay % 89,47 75,67 72,0 - Số htx làm đơn vay có đủ điều kiện vay % 94,11 92,86 77,8

Số htx được vay htx 32 26 14

- Số htx được vay trực tiếp % 28,1 0,0 100,0

- Số htx được vay gián tiếp % 71,9 100,0 0,0

Mức vay bình quân/lượt vay Tr.đ 36.3 15.8 7.3

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, n = 90, 2018)

Số liệu phân tích cho thấy kết quả khả năng nhận được các khoản vay tại từng tổ chức TDCT của các htx trên một số mặt cơ bản sau:

(i) Số htx có nhu cầu vay tại Agribank và NHCSXH chiếm tỷ lệ cao. Cụ thể, trong 67 HTXNN điều tra có nhu cầu vay vốn, có 43 HTX (chiếm 56,72%) có nhu cầu vay vốn tại Agribank nhưng thực tế chỉ có 34 HTX làm đơn vay vốn và có 32 HTX nhận được khoản vay. Tại Ngân hàng CSXH có 37 HTX có nhu cầu vay (chiếm tỷ lệ 55,23%) nhưng chỉ có 28 HTX làm đơn xin vay vốn và 26 HTX nhận được khoản vay. Sỡ dĩ nhiều HTX muốn vay tại Ngân hàng CSXH hơn vì họ được hưởng lãi suất ưu đãi. Mặt khác,. QTDND chỉ có 18 HTX làm đơn xin vay (14 HTX không có tài sản thế chấp để vay) trong số 25 HTX có nhu cầu vay.

(ii) Trong tổng cơ cấu tỷ lệ khoản vay mà HTX nhận được tại các TCTD, có 100% khoản vay tại NHCSXH và 71,9% khoản vay tại Agribank là HTX vay gián tiếp thông qua tổ chức Đoàn thể. Tại Agribank, các HTXNN có thể trực tiếp tới ngân hàng làm đơn xin vay vốn nếu họ đáp ứng đầy đủ các điều kiện về tài sản thế chấp và dự án sản xuất, trong trường hợp hộ không có tài sản thế chấp thì HTXNN có thể vay thông qua sự bảo lãnh của các tổ chức Đoàn thể như HPN, HND, HCCB. Kết quả điều tra 32 khoản vay tại Agribank, có 22 khoản vay các HTXNN vay gián tiếp và 10 khoản vay trực tiếp tại ngân hàng. Khác với NHCSXH, QTDND lại cho các HTXNN vay trực tiếp không thông qua tổ chức Đoàn thể nào nên 100% các khoản vay được nhận trực tiếp, với 14 khoản vay.

(iii) Kết quả cho thấy Agribank là tổ chức có độ sâu tín dụng cao nhất trong 3 tổ chức cho vay, bình quân 36 triệu đồng/khoản vay trong khi đó QTDND là thấp nhất, chỉ vào khoảng 7 triệu đồng/khoản vay và NHCSXH là gần 16 triệu đồng/khoản vay. Điều này chứng tỏ Agribank vẫn là đơn vị tín dụng mạnh trong việc cung cấp khoản vay cho các đối tượng có nhu cầu vốn.

Bảng 3.23: Mức độ tiếp cận với nguồn vốn tín dụng của các HTXNN

Chỉ tiêu Agribank NHCSXH QTDND

Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 1 Nhóm 2 HTX điều tra vay lần đầu 36,0 78,5 72,0 69,2 60,0 58,5

- Vay thường xuyên 16,0 56,9 52,0 52,3 16,0 23,1

số htx điều tra chưa từng vay

vốn 64,0 21,5 28,0 30,8 40,0 41,5

Ghi chú: Nhóm 1 HTX yếu và kém, nhóm 2 là HTX trung bình và khá (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, n=90, 2018)

Qua số liệu tại bảng 3.23, chúng ta thấy, trong tổng số HTX điều tra thì tỷ lệ HTX điều tra vay vốn lần đầu chiếm tỷ lệ cao và mỗi đối tượng có khả năng tiếp cận nhiều nguồn tín dụng chính thống. Cụ thể, HTX điều tra vay vốn lần đầu tại NHCSXH cao nhất với 70,0% trong đó có 52,4% vay thường xuyên. Tại Agribank có 66,7% HTX vay vốn lần đầu trong đó có 45% vay thường xuyên.

Tỷ lệ này tại QTDND là nhỏ nhất với lần lượt là 58,9% và 21,1% HTX vay thường xuyên. Tuy nhiên, số liệu cũng chỉ ra những bất cập sau:

Thứ nhất, sự mất cân đối về khả năng tiếp cận tín dụng giữa các đối tượng với các tổ chức TDCT. Cụ thể, nhóm 1 bao gồm các hợp tác xã trung bình và yếu là đối tượng tiếp cận được ít nhất với tỷ lệ 23,9% trong tổng cơ cấu HTXNN điều tra vay vốn lần đầu và 19,6% HTXNN vay thường xuyên. Xét tại 3 tổ chức TDCT, ta thấy, NHCSXH có tỷ lệ HTX điều tra từng vay vốn là cao nhất với 72,0% trong đó có 52,0% HTX vay thường xuyên. Tại Agribank là nhỏ nhất với tỷ lệ lần lượt là 36,0% hộ điều tra từng vay vốn trong đó có 16,0% HTX vay thường xuyên. Vậy, lý do nào khiến cho các đối tượng này gặp khó khăn trong tiếp cận vốn tín dụng. Qua trao đổi với các tổ chức tín dụng cho thấy, có hai nguyên nhân chính khiến ngân hàng từ chối nhóm đối tượng này.

Thứ nhất, nhóm đối tượng này không có tài sản (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tài sản khác,...). thu nhập bình quân thấp và hiệu quả sản xuất còn

nhiều hạn chế. Đây là nguyên nhân chính khiến các ngân hàng không tiếp cận do sợ rủi ro cao.

Thứ hai, trong những HTX chưa từng tiếp cận vốn vay tại các tổ chức TDCT nào, có đến 67% chủ yếu vay từ anh em, bạn bè hoặc mua chịu (phân bón, giống, thức ăn gia súc) sau đó đến khi thu hoạch sản phẩm mới sẽ trả nợ.

Kết quả điều tra 72 khoản vay tín dụng của các HTX trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh về lượng vốn vay mà họ nhận được từ các TCTD, cho thấy một số vấn đề sau:

Bảng 3.24: Kết quả về khoản vay HTX nhận được tại các TCTDCT

Nguồn

Số khoản vay điều

tra

Mức trung bình/ khoản

vay (Tr.đ)

Số khoản vay không được duyệt

như nhu cầu vay

Thời gian trung bình nhận được vốn vay (ngày) Khoản vay %

Agribank 32 36.3 4 12,5 5-6

NHCSXH 26 15.8 4 15,4 12-15

QTDND 14 7.3 2 14,3 2-5

Tổng 72 10 13,9

(Nguồn: Tổng hợp số liệu theo điều tra, 2018)

Bảng 3.25: Đặc điểm của khoản vay, mục đích sử dụng và nguồn cung cấp ĐVT: % Mục đích sử dụng Agribank NHCSXH QTDND

Cam kết Thực tế Cam kết Thực tế Cam kết Thực tế Sản xuất nông nghiệp 59,4 46,9 50,0 30,7 21,5 14,3 Sản xuất kinh doanh 21,9 21,9 7,7 7,7 7,1 7,1

Tiêu dung 12,5 12,5 7,7 11,5 50,0 57,1

Đầu tư khác 6,2 18,7 35,7 41,1 21,5 21,5

Có yêu cầu thế chấp 75,0 0 0

Ghi chú: Cam kết mục đích sử dụng khoản vay và thực tế thực hiện cam kết tại các HTXNN đối với các TCTD

Bảng 3.25 mô tả mục đích của những khoản vay của các hộ trong mẫu điều tra có phân nhóm theo các nguồn cung cấp khoản vay. Số liệu trình bày tại bảng, cho thấy:

(i) Có sự thay đổi lớn về mục đích sử dụng các khoản vay tại các địa phương, đặc biệt là các khoản vay từ NHCSXH và Agribank. Cụ thể, nhiều HTX khai báo không thật về mục đích sử dụng thực sự của các khoản vay từ Agribank và NHCSXH. Giám đốc HTX cũng khai báo không đúng về những khoản vay sử dụng cho mục đích nông nghiệp, trên 59% các khoản vay từ Agribank được sử dụng trong nông nghiệp, con số này giảm còn khoảng 47%

trong năm 2018. Trên thực tế, chỉ có khoảng 30% các khoản vay từ NHCSXH được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp vào năm 2018.

(ii) Tầm quan trọng của các khoản vay để đầu tư vào đất đai, tài sản và giáo dục tăng lên dù cho đây không phải là cam kết của mục đích sử dụng khi vay vốn. Trong khi đó, sự khác biệt giữa các khoản vay cho mục đích sản xuất kinh doanh và đầu tư là ít hơn. Các vấn đề về thực hiện cam kết ban đầu khi vay cũng ít hơn đối với các khoản vay từ QTDND.

(iii) Trước mỗi vụ, đa phần các hộ nông dân, HTXNN thường phải đi vay 40% vốn từ các quỹ tín dụng để phục vụ sản xuất. Và đặc biệt, các hộ nông dân, HTX có xu hướng dựa vào những khoản vay tại QTDND cho tiêu dùng (57%), tuy vậy, vay tiêu dùng chỉ chiếm khoảng 11-12% trong các khoản vay từ Ngân hàng CSXH và Agribank.

Như vậy, có sự khác biệt đáng kể giữa cam kết và thực tế sử dụng vốn vay tín dụng của hộ nông dân tại NHCSXH và Agribank. Những khác biệt này không đáng kể đối với tiền vay từ QTDNT. Điều đó cho thấy cả hai ngân hàng này đều gặp phải vấn đề trong việc giám sát tiền cho vay của mình có được sử dụng đúng mục đích hay không.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp tiếp cận tín dụng của các hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh bắc ninh (Trang 82 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)