Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài với mục tiêu phát triển kinh tế bền vững của việt nam (Trang 26 - 35)

2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan và khoảng trống nghiên cứu

2.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước

2.2.1. Các công trình nghiên cứu về mục tiêu phát triển kinh tế bền vững

Liên quan đến phát triển kinh tế bền vững và đầu tư phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam và các địa phương có thể kể đến Luận án Tiến sĩ Kinh tế Chính trị của Nguyễn Hữu Sở (2009), “Phát triển kinh tế bền vững ở Việt Nam” và Luận án Tiến sĩ Kinh tế của Hoàng Thị Thu Hà (2015), “Đầu tư phát triển bền vững về kinh tế trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh”. Luận án của Nguyễn Hữu Sở luận giải một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển bền vững và phát triển kinh tế bền vững; đánh giá, phân tích kinh nghiệm phát triển kinh tế bền vững của Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc,

Malaysia; thực trạng phát triển kinh tế của nền kinh tế Việt Nam và những vấn đề đặt ra về phát triển bền vững để rút ra các bài học kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp cơ bản bảo đảm phát triển kinh tế bền vững trong thời gian tới.

Luận án của Hoàng Thị Thu Hà (2015), bên cạnh việc luận giải một số vấn đề lý luận về phát triển bền vững và phát triển kinh tế bền vững, đi vào phân tích đầu tư phát triển và đầu tư phát triển kinh tế bền vững; nghiên cứu kinh nghiệm đầu tư phát triển của một số thành phố (Thẩm Quyến - Trung Quốc, Seoul - Hàn Quốc, Hà Nội) để rút ra bài học kinh nghiệm và đề xuất một số giải pháp tăng cường đầu tư phát triển kinh tế bền vững trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020. Nghiên cứu, đánh giá vai trò, tác động, yêu cầu và điều kiện bảo đảm FDI là một nguồn lực quan trọng đóng góp vào mục tiêu phát triển kinh tế bền vững của một quốc gia không phải là đối tượng nghiên cứu chính của hai luận án này.

Về chỉ tiêu đánh giá tính bền vững kinh tế, trên cơ sở nghiên cứu phương pháp tính chỉ số bền vững kinh tế châu Âu, nghiên cứu đặc điểm kinh tế và thực trạng nguồn dữ liệu của Việt Nam, Nguyễn Công Mỹ (2011) đã đề xuất tính chỉ số bền vững kinh tế cấp tỉnh dựa trên Ba chỉ tiêu là: tốc độ tăng GDP các tỉnh; tỷ lệ thâm hụt ngân sách không tính phần hỗ trợ từ trung ương; chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh. Kết quả dường như có ý nghĩa khi xếp hạng khá sát tình hình phát triển kinh tế địa phương. Tuy nhiên, chỉ với Ba chỉ tiêu này chưa đủ căn cứ để đánh giá về tính bền vững kinh tế của địa phương.

Các tiêu chí đánh giá sự phát triển kinh tế bền vững cũng như một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển kinh tế bền vững còn được đề cập trong tác phẩm “Phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế Việt Nam (thời kỳ 2011-2020)” của Bùi Tất Thắng (2010). Tác giả phân tích một số lý thuyết phát triển kinh tế tác động đến việc lựa chọn mô hình phát triển kinh tế bền vững cũng như nghiên cứu bài học phát triển bền vững của một số nước Đông Á. Trên cơ sở nghiên cứu hiện trạng, khả năng phát triển nhanh, bền vững của nền kinh tế Việt Nam và yêu cầu bức thiết của bối cảnh kinh tế trong nước, khu vực và quốc tế đề xuất một số chính sách và giải pháp nhằm bảo đảm phát triển kinh tế Việt Nam bền vững giai đoạn 2011-2020.

Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020, ban hành kèm theo Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 12/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ đề cập khá rõ nét mục tiêu phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam giai đoạn 2011-2020: Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, đặc biệt là các cân đối lớn; giữ vững an ninh lương thực, an ninh năng lượng, an ninh tài chính; chuyển đổi mô hình tăng trưởng sang phát triển hài hòa giữa chiều rộng và chiều sâu; từng bước thực hiện tăng trưởng xanh, phát triển kinh tế ít các bon; sử dụng tiết kiệm, hiệu quả mọi nguồn lực. Mục tiêu phát triển kinh

tế bền vững của Việt Nam được giám sát và đánh giá thông qua Mười chỉ tiêu chủ yếu:

Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (ICOR); Năng suất lao động xã hội; Tỷ trọng đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp vào tốc độ tăng trưởng chung; Mức giảm tiêu hao năng lượng để sản xuất ra một đơn vị GDP; Tỷ lệ năng lượng tái tạo trong cơ cấu sử dụng năng lượng; Chỉ số giá tiêu dùng (CPI); Cán cân vãng lai; Bội chi Ngân sách nhà nước; Nợ của Chính phủ; Nợ nước ngoài. Và dựa trên Bốn định hướng lớn: Duy trì tăng trưởng kinh tế bền vững, từng bước thực hiện tăng trưởng xanh, phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; Thực hiện sản xuất và tiêu dùng bền vững; Đảm bảo an ninh lương thực, phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững; Phát triển bền vững các vùng và địa phương. Tuy nhiên, Chiến lược chưa thể hiện chiều hướng của mục tiêu phát triển kinh tế bền vững. Các chỉ tiêu đưa ra chưa được luận giải, định lượng cụ thể, như thế nào để được coi là bền vững, bền vững ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. Ví dụ ICOR bao nhiêu là bền vững, bao nhiêu không được coi là bền vững? CPI cần kiểm soát ở mức nào?...

Mục tiêu phát triển kinh tế bền vững được thể hiện rõ ràng hơn trong Báo cáo Việt Nam 2035 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Nhóm Ngân hàng Thế giới xây dựng (2016). Báo cáo phản ánh khát vọng hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, thịnh vượng của Việt Nam nói chung và mục tiêu phát triển kinh tế bền vững nói riêng:

GDP bình quân đầu người đạt tối thiểu 18.000 USD (tính theo sức mua tương đương bằng đô-la Mỹ năm 2011); đa số người dân sống tại khu vực đô thị (trên 50%); tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ chiếm trên 90% GDP và trên 70% lao động của nền kinh tế làm việc trong các ngành công nghiệp và dịch vụ; tỉ trọng đóng góp của kinh tế tư nhân trong GDP chiếm tối thiểu 80%; chỉ số phát triển con người đạt trên 0,7. Các nhà khoa học tham gia nhóm nghiên cứu đưa ra một số chỉ tiêu để bảo đảm Việt Nam đạt mục tiêu vào năm 2035 đó là: tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người từ nay đến năm 2035 tối thiểu phải đạt 6.0%/năm; tỷ lệ đô thị hóa đạt từ 34-35%/năm; các ngành phi nông nghiệp tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh gấp đôi so với nông nghiệp;

cần có những nỗ lực có ý nghĩa hơn để khuyến khích khu vực tư nhân phát triển nhằm bảo đảm mức đóng góp 80% GDP.

Đây có thể được coi là một chiến lược phát triển kinh tế bền vững dài hạn hơn của Việt Nam, bên cạnh các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm đã, đang và sẽ triển khai nhằm hướng tới một Việt Nam thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ vào năm 2035. Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá mục tiêu, khát vọng, phân tích, đánh giá các cơ sở lý luận và thực tiễn, nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Nhóm Ngân hàng Thế giới đề xuất sáu khâu đột phá mà Việt Nam cần tập trung thực

hiện: 1. Xây dựng thể chế hiện đại và nhà nước hiệu quả; 2. Hiện đại hóa nền kinh tế và phát triển khu vực tư nhân trong nước có năng lực cạnh tranh cao; 3. Phát triển năng lực đổi mới sáng tạo; 4. Bảo đảm công bằng và thúc đẩy hòa nhập xã hội; 5. Phát triển bền vững về môi trường và tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu;

6. Nâng cao hiệu quả của quá trình đô thị hóa, tăng cường kết nối giữa thành phố và các vùng phụ cận.

Thời gian gần đây, bên cạnh rất nhiều các công trình nghiên cứu thực nghiệm, đánh giá thực trạng, tác động, đưa ra các giải pháp tăng cường thu hút FDI, cũng như các giải pháp nâng cao hiệu quả giải ngân và chất lượng các dự án FDI, đánh giá những tác động hai mặt của khu vực FDI đối với nền kinh tế nước nhận đầu tư để có những kiến nghị điều chỉnh phù hợp, các nghiên cứu về phát triển kinh tế bền vững, một trong ba trụ cột của phát triển bền vững, cũng rất được quan tâm nghiên cứu. Các công trình nghiên cứu khoa học đã góp phần vào việc xây dựng, sửa đổi, hoàn thiện các chính sách thu hút, quản lý FDI trong thời gian qua. Đồng thời khẳng định phát triển kinh tế bền vững nói riêng và phát triển bền vững nói chung phải là đích hướng đến của mỗi doanh nghiệp, mỗi quốc gia và toàn nhân loại. Tuy nhiên, tính đến nay, theo tác giả, chưa có công trình khoa học nào được công bố nghiên cứu một cách có hệ thống về FDI với tư cách là một nguồn lực quan trọng đóng góp vào mục tiêu phát triển kinh tế bền vững của nước tiếp nhận đầu tư.

Các nghiên cứu về phát triển kinh tế bền vững chỉ ra sự tồn tại độc lập phạm trù phát triển kinh tế bền vững khác với phát triển bền vững. Các nghiên cứu về mục tiêu phát triển kinh tế bền vững cung cấp bộ tiêu chí có thể sử dụng để đo lường, đánh giá trạng thái phát triển kinh tế bền vững. Kết hợp cả hai nhóm nghiên cứu này có thể khẳng định tồn tại phạm trù phát triển kinh tế bền vững và cũng hiện hữu bộ tiêu chí đánh giá mục tiêu phát triển kinh tế bền vững.

2.2.2. Các nghiên cứu về tác động của FDI

Tại Việt Nam, có rất nhiều các nghiên cứu về FDI đã được thực hiện. Trong đó, phần lớn là các nghiên cứu tập trung phân tích tác động của FDI tới tăng trưởng, xuất khẩu và tạo việc làm; thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút và quản lý FDI ở các giai đoạn và chuyên ngành khác nhau như: Luận án Tiến sĩ của Nguyễn Chí Dũng (1996) “Hoàn thiện cơ chế tổ chức và quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam”; Luận án Tiến sĩ của Hoàng Văn Huấn (1995) “Hoàn thiện chính sách và giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam”; Luận án Tiến sĩ của Đỗ Thị Thủy (2001) “Đầu tư trực tiếp nước ngoài với sự nghiệp CNH-HĐH ở

Việt Nam giai đoạn 1988-2005”… Bên cạnh đó là một số nghiên cứu về chính sách thu hút vốn đầu tư, môi trường đầu tư, luật đầu tư như: Luận án Tiến sĩ của Ngô Thu Hà (2009) “Chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc và khả năng vận dụng tại Việt Nam”; Luận án Tiến sĩ của Đỗ Nhất Hoàng (2002) “Sự hình thành và phát triển của Luật Đầu tư nước ngoài trong hệ thống pháp luật Việt Nam”; Luận án Tiến sĩ của Nguyễn Thị Ái Liên (2011) “Môi trường đầu tư với hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam”…

Phần lớn các nghiên cứu tại Việt Nam đều cho rằng FDI đóng vai trò tích cực đối với tăng trưởng, phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Nghiên cứu của Phạm Thị Hoàng Anh & Lê Thu Hà (2012) sử dụng mô hình VAR để phân tích mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế tại Việt Namchỉ ra rằng FDI có tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế của Việt Nam và ngược lại. FDI góp phần kích thích xuất khẩu, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, công nghệ… Tuy nhiên, bằng cách tiếp cận khác, một số nghiên cứu chỉ ra tác động không rõ nét, tính thiếu bền vững, bản chất hai mặt và những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh của FDI: Nghiên cứu của Trần Minh Tuấn (2010) chỉ ra bên cạnh những đóng góp tích cực, FDI cũng gây ra không ít tác động tiêu cực cho nền kinh tế như: hiện tượng chuyển giá, trốn thuế, nhiều doanh nghiệp có trình độ công nghệ trung bình, thậm chí lạc hậu gây ô nhiễm môi trường…; Luận án Tiến sĩ của Trần Quang Thắng (2012) “Những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh trong đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số nước Châu Á và giải pháp cho Việt Nam”, cũng đã đi sâu phân tích tác động tiêu cực và tính khách quan của 9 vấn đề kinh tế xã hội đặc thù nảy sinh liên quan đến FDI. Trên cơ sở luận giải, luận án đưa ra các giải pháp xử lý, phòng ngừa những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh trong FDI tại Việt Nam đến năm 2020.

Thông qua các vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh trong thu hút FDI tại Việt Nam giai đoạn 2001-2010, nghiên cứu phần nào làm rõ tính thiếu bền vững nảy sinh từ khu vực này.

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Nhung (2017) cho rằng FDI có tác động tích cực đến tăng trưởng trong dài hạn, nhưng trong ngắn hạn FDI không có tác động đến tăng trưởng. Trong khi đó, nghiên cứu của Đỗ Thiên Anh Tuấn (2014) chỉ ra rằng tình trạng chuyển giá, trốn thuế, tránh thuế để giảm thiểu nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp FDI rất phổ biến và gây thất thu lớn đối với ngân sách.

Đến nay, ở Việt Nam, chỉ có một số nghiên cứu đi sâu xem xét tác động của FDI, chủ yếu tới tăng trưởng: Nghiên cứu “Tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam” trong khuôn khổ Dự án SIDA “Nâng cao năng lực nghiên cứu chính sách để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam thời kỳ 2001-2010”

của Nguyễn Thị Tuệ Anh và Cộng sự (2006) cho rằng FDI có mối liên hệ chặt chẽ với

tăng trưởng GDP. Các nghiên cứu của Nguyễn Thị Phương Hoa (2011), Freeman (2002), Nguyễn Mại (2003), từ việc nghiên cứu tổng quát FDI tại Việt Nam, trên cơ sở sử dụng phương pháp định tính và dựa vào số liệu thống kê, đều đưa ra kết luận FDI có tác động tích cực tới tăng trưởng thông qua kênh đầu tư và cải thiện nguồn nhân lực; Lê Xuân Bá (2006), bằng cách tiếp cận hẹp, dựa vào khung khổ phân tích được vận dụng trên thế giới, phân tích tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế thông qua hai kênh quan trọng nhất là vốn đầu tư và các tác động tràn. Kết quả từ việc kết hợp cả hai phương pháp phân tích định tính và định lượng khẳng định FDI đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Tuy nhiên, tác động tràn xuất hiện rất hạn chế và chỉ thông qua hai kênh liên kết sản xuất và cạnh tranh, đồng thời chỉ thể hiện rõ ở doanh nghiệp tư nhân mà không rõ ở doanh nghiệp Nhà nước trong ngành chế biến thực phẩm.

Sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS) để kiểm định sự lan tỏa công nghệ từ FDI ở ngành công nghiệp chế biến Việt Nam, Lê Quốc Hội (2008) chỉ ra sự tham gia của doanh nghiệp FDI có tác động tích cực, lan tỏa công nghệ theo chiều dọc tới các doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp chế biến của Việt Nam. Điều này có ý nghĩa, các doanh nghiệp trong nước được hưởng lợi lan tỏa công nghệ thông qua quan hệ thương mại, cung cấp sản phẩm đầu vào, hoặc trao đổi lao động. Tuy nhiên, kết quả ước lượng cũng chỉ ra không có tác động của lan tỏa công nghệ theo chiều ngang, ngược lại, sự có mặt của doanh nghiệp FDI gây tác động tiêu cực tới doanh nghiệp trong nước cùng ngành. Tác giả kết luận, có sự lan tỏa công nghệ từ doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nước ở các ngành công nghiệp chế biến của Việt Nam thông qua kênh thương mại và liên kết sản xuất; mức độ của lan tỏa công nghệ phụ thuộc vào khả năng hấp thụ công nghệ của các doanh nghiệp trong nước.

Với mô hình kinh tế lượng và kiểm định tương quan, nhiều nghiên cứu đã đưa ra kết luận về vai trò tích cực của FDI đối với nền kinh tế: Vũ Văn Hưởng (2007) cho rằng Tỷ lệ vốn FDI trên tổng số vốn đầu tư toàn xã hội có tác động tích cực đến GDP trên đầu người và FDI cũng tác động tích cực đến hoạt động XNK của Việt Nam;

Nguyễn Phú Tụ và Huỳnh Công Minh (2010) chỉ ra, trong giai đoạn 2003-2007, FDI và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có mối quan hệ hai chiều tích cực. FDI có tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế của Việt Nam và tăng trưởng kinh tế cao là dấu hiệu tích cực để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam.

Bằng phân tích thực nghiệm, một số nghiên cứu gần đây chỉ ra mối quan hệ tích cực giữa FDI và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam: bài nghiên cứu của Trịnh Hoài Nam và Nguyễn Mai Quỳnh Anh (2015), “Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài với mục tiêu phát triển kinh tế bền vững của việt nam (Trang 26 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)