CHƯƠNG 1: 32LÝ THUYẾT VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VỚI MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ BỀN VỮNG VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ
1.5. Một số kinh nghiệm quốc tế về FDI với mục tiêu phát triển kinh tế bền vững
1.5.3. Kinh nghiệm của Trung Quốc
Trung Quốc có quy mô dân số gần 1,4 tỷ người, tài nguyên thiên nhiên phong phú và lịch sử dân tộc rất lâu đời. Trong những năm gần đây Trung Quốc được đánh giá là rất thành công trong điều hành kinh tế vĩ mô nói chung và thực hiện cải cách, mở cửa thu hút FDI nói riêng. GDP của Trung Quốc hiện nay đứng đầu Châu Á và đứng thứ hai thế giới, chỉ xếp sau Hoa Kỳ. GNI bình quân đầu người theo sức mua tương đương có những bước nhảy vọt. Năm 1990, GNI bình quân đầu người theo sức mua tương đương của Trung Quốc đứng thứ 125 thế giới, chỉ đứng trên Việt Nam hai bậc, với mức 980 USD, tuy nhiên, năm 2015, con số này đã tăng lên mức 14.160 USD cao gấp 2,5 lần Việt Nam, xếp thứ 76/166 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi Việt Nam vẫn xếp ở vị trí 122/166 (Nếu so sánh với trên 180 quốc gia và vùng lãnh thổ thường xuyên được xếp hạng thì Việt Nam dường như không có một sự cải thiện nào về vị trí sau 25 năm và vẫn đứng ở vị trí khoảng 130).
Việc thực hiện quyết liệt chính sách cải cách và mở cửa vào cuối năm 1978 đã tạo điều kiện cho sự ra đời và phát triển của FDI, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, cải cách kinh tế của Trung Quốc.
Kể từ năm 1992, với chiến lược “trải thảm đỏ”, đón các nhà đầu tư nước ngoài bằng những chính sách ưu đãi đặc biệt, FDI của Trung Quốc đã gia tăng nhanh chóng cả về số lượng dự án và vồn đầu tư, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nền kinh tế của Trung Quốc. Sau khi gia nhập WTO vào tháng 12 năm 2001, Trung Quốc tiếp tục thực hiện nhiều chính sách cởi mở, tạo thuận lợi hơn nữa cho hoạt động đầu tư của nhà đầu tư, FDI đã gia tăng mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng. FDI thực sự được coi như “chiếc chìa khoá vàng” mở cửa cho sự phát triển kinh tế của Trung Quốc.
Bảng 1.5: FDI thực tế theo giá hiện hành
Đơn vị tính: triệu USD
Tên nước
1990 (153)* 2000 (184)* 2005 (199)* 2010 (196)* 2015 (200)*
FDI Xếp
hạng FDI Xếp
hạng FDI Xếp
hạng FDI Xếp
hạng FDI Xếp hạng
Trung Quốc 3487,0 11 38399,3 9 104108,7 4 272986,6 1 249858,9 2 Sing-ga-po 5574,7 9 16484,5 16 18090,3 17 55075,9 9 65262,6 8 In-đô-nê-xi-a 1093,0 23 -4550,4 184 8336,3 32 15292,0 24 15508,2 24 Việt Nam 180,0 43 1298,0 41 1954 61 8000,0 34 11800 27 Ma-lai-xi-a 2332,5 16 3787,6 33 3924,8 48 10885,6 26 10962,7 30 Thái Lan 2443,5 15 3366,0 35 8222,8 33 9104,0 30 7062,3 35 Phi-líp-pin 530,0 36 2240,0 39 1664 65 1070,4 87 5724,2 41 Hàn Quốc 788,5 28 9283,4 21 13643,2 20 9497,4 29 5042 43 My-an-ma 162,8 45 258,3 78 234,9 118 901,1 89 3137,3 56
Cam-pu-chia 148,5 93 377,2 103 735,2 100 1700,9 72
Lào 6,0 113 33,9 135 27,7 159 278,8 127 1079,1 85
B-ru-nây 0,0 175,1 124 625,7 102 173,2 136
Đông Ti-mo 0,9 182 30,3 175 42,9 162
Nguồn: World Bank (*) - số quốc gia World Bank xếp hạng tính đến tháng 10/2016 Bên cạnh việc FDI đóng góp tích cực, làm gia tăng đáng kể tốc độ tăng trưởng, và quy mô nền kinh tế của Trung Quốc trong những năm qua, khu vực kinh tế này nói riêng và nền kinh tế Trung Quốc nói chung cũng bộc lộ nhiều yếu tố không bền vững:
Sự dư thừa của nhiều sản phẩm công nghiệp chất lượng kém và chất lượng trung bình, tình trạng ô nhiễm môi trường, tai nạn lao động, bất bình đẳng trong thu nhập, tình trạng lãng phí và khai thác quá mức tài nguyên, chênh lệch giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư và giữa các địa phương ngày càng lớn…
Sau thất bại của việc mở rộng FDI tràn lan, thiếu hiệu quả, một và năm gần đây, Trung Quốc đang có sự điều chỉnh trong chính sách FDI, hướng tới các tập đoàn kinh tế lớn, công nghệ hiện đại, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường. Chính sách này được thể hiện qua việc hạn chế nhập khẩu công nghệ cũ, khuyến khích các doanh
nghiệp FDI chuyển giao kỹ thuật hiện đại, công nghệ tiên tiến vào Trung Quốc, được thực hiện rất linh hoạt nhằm khắc phục những nguy cơ tiềm ẩn của giai đoạn tăng trưởng kinh tế nóng nhưng chưa thực sự bền vững trong giai đoạn vừa qua của Trung Quốc. Các ưu đãi đối với các doanh nghiệp nước ngoài mang vào công nghệ cao cũng như phát triển về nghiên cứu khoa học kỹ thuật đã góp phần nâng cao đáng kể trình độ khoa học, công nghệ của các doanh nghiệp trong nước của Trung Quốc.
Để đảm bảo phát triển FDI hiệu quả, gắn với mục tiêu phát triển kinh tế bền vững, Trung Quốc đặc biệt chú trọng đến hoàn thiện chính sách, pháp luật, cải cách thể chế, điều chỉnh các chính sách ưu đãi hiệu quả; thường xuyên cải thiện môi trường đầu tư nhằm tạo điều kiện thuận lợi, giảm chi phí, tăng lợi nhuận, bảo đảm kinh doanh có lãi cho nhà đầu tư khi lựa chọn phương án đầu tư bền vững, góp phần khuyến khích FDI gắn với mục tiêu phát triển kinh tế bền vững. Bên cạnh đó, Trung Quốc hướng tới việc cung cấp cho các nhà đầu tư một cơ sở hạ tầng tốt nhất để các doang nghiệp có thể bảo đảm lợi nhuận khi triển khai phương thức đầu tư bền vững.
Với những điều chỉnh chính sách thu FDI hợp lý, môi trường đầu tư lành mạnh và hấp dẫn của Trung Quốc một vài năm gần đây, FDI của Trung Quốc có những bước phát triển vững chắc và bền vững hơn, xuất hiện ngày càng có nhiều các công ty đa quốc gia lớn. Từ chỗ là mục tiêu thị trường của các nhà ĐTNN, doanh nghiệp FDI đầu tư vào Trung Quốc nhằm chiếm lĩnh thị trường, thay thế hàng nhập khẩu của nước này, Trung Quốc đã trở thành công xưởng lớn nhất thế giới, trong đó không ít công ty xuyên quốc gia, tập đoàn công nghiệp hàng đầu đã chuyển cơ sở sản xuất và trụ sở về Trung Quốc, với mục tiêu không chỉ thay thế nhập khẩu mà còn là cung ứng sản phẩm toàn cầu.
Bài học kinh nghiệm có ý nghĩa từ Trung Quốc là những bài học chưa thành công trong thu hút và quản lý FDI gắn với mục tiêu phát triển kinh tế bền vững: Hệ thống luật pháp điều tiết cũng như hoạt động quản lý FDI còn yếu và vẫn còn mang tính chủ quan, duy ý chí của những người thực hiện. Không nhà ĐTNN nào có thể kinh doanh nếu thiếu luật sư có kinh nghiệm; Các thông tin kinh tế của đất nước và các vùng, địa phương chậm được phổ biến hoặc không được thông báo rộng rãi. Chính quyền vẫn còn can thiệp sâu vào quyền tự do ngôn luận, tự do thông tin, quyền được tiếp cận và cung cấp thông tin một cách đầy đủ, trung thực của nhà đầu tư; Chính sách đầu tư chưa hoàn thiện, đường lối chỉ đạo, mục tiêu quản lý chưa rõ ràng cụ thể dẫn tới các ban ngành, địa phương lúng túng và quản lý thiếu hiệu quả đối với FDI. Không ít trường hợp nảy sinh mâu thuẫn giữa lợi ích của các đia phương với lợi ích quốc gia;
Coi trọng thu hút, coi nhẹ quản lý, nặng về thu hút số lượng các dự án FDI nhưng không chú trọng xem xét đến tình hình hoạt động và hiệu quả của các dự án dẫn tới nhiều hiện tượng vi phạm nghiêm trọng pháp luật về thuế, đầu tư, thương mại, môi trường...; Trình độ quản lý của người đại diện cho phần đóng góp thuộc Trung Quốc ở các doanh nghiệp liên doanh còn yếu dẫn tới việc thường bị phía đối tác nước ngoài thao túng và xảy ra những bất đồng, vướng mắc trong triển khai dự án, vận hành hoạt động sản xuất, kinh doanh; Việc Chính phủ duy trì chính sách bảo hộ không hợp lý đối với một số lĩnh vực cũng đã ảnh hưởng đến việc nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, làm cho các doanh nghiệp nhà nước không chịu vươn lên để cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài, làm ăn kém hiệu quả, gây thiệt hại cho tài sản quốc gia; Chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp FDI cũng còn nhiều bất cập. Thiếu các tiêu chí cụ thể về chính sách ưu đãi dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh giữa các địa phương trong triển khai chính sách. Nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng sự bất cập trong ưu đãi để trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước thông qua việc chuyển giá, khai lỗ, lỗ giả, lãi thật... tạo ra sự cạnh tranh không bình đẳng đối với các doanh nghiệp trong nước; Nhiều doanh nghiệp FDI thực tế không đưa vốn vào (chiếm khoảng 20% doanh nghiệp FDI hiện nay) hoặc đưa vào đăng ký để hưởng ưu đãi rồi nhanh chóng rút vốn và huy động tiền vay trong nước sau khi đăng ký trở thành pháp nhân chính thức, chuyển rủi ro về phía Trung Quốc; Các chính sách đối với thị trường chứng khoán cơ bản còn mang tính quản lý về khối lượng và thực hiện bằng biện pháp hành chính chứ không dựa vào cung cầu thị trường…(Ngô Thu Hà, 2008).
Có thể thấy, thực tiễn chính sách FDI những năm qua đã góp phần đáng kể giúp Trung Quốc vượt qua đói nghèo, lạc hậu để vươn lên trở thành một nền kinh tế mạnh.
Tuy nhiên, quá trình ban hành và thực thi các chính sách FDI của Trung Quốc cũng có một số hạn chế nhất định như phát triển khu vực kinh tế FDI tràn lan, bằng mọi giá, thiếu hiệu quả; sự chưa rõ ràng, minh bạch trong luật pháp về FDI; bất cập trong thực thi pháp luật và những bất hợp lý trong một số chính sách ưu đãi... dẫn tới những kết quả chưa mong muốn và đang đe dọa trực tiếp tới mục tiêu phát triển kinh tế bền vững của Trung Quốc. Việc nghiên cứu, rút ra những bài học kinh nghiệm, đặc biệt là những bài học chưa thành công từ Trung Quốc sẽ đem lại kinh nghiệm quý cho các nước đang phát triển khác đặc biệt là Việt Nam trong việc xây dựng và thực thi chính sách FDI để thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển bền vững kinh tế đất nước trong giai đoạn hiện nay.