Một số tiêu chí đánh giá tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến mục tiêu phát triển kinh tế bền vững của nước tiếp nhận đầu tư

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài với mục tiêu phát triển kinh tế bền vững của việt nam (Trang 61 - 64)

CHƯƠNG 1: 32LÝ THUYẾT VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VỚI MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ BỀN VỮNG VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ

1.4. Một số tiêu chí đánh giá tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến mục tiêu phát triển kinh tế bền vững của nước tiếp nhận đầu tư

1.4.1. V ni dung

Mục tiêu phát triển kinh tế bền vững từ góc độ FDI có thể xem xét theo các khía cạnh khác nhau, như:

- Bền vững về đối tác đầu tư: Nhà đầu tư phải được đánh giá, sàng lọc, lựa chọn bảo đảm phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế bền vững, phải là những nhà đầu tư có năng lực tài chính, tư cách pháp lý; công nghệ tiên tiến, phù hợp; mạng lưới điều hành, phân phối rộng, hiệu quả; uy tín cao, có thương hiệu trong ngành nghề, lĩnh vực, sản phẩm đăng ký đầu tư sản xuất, kinh doanh, cung ứng. Chú trọng các tập đoàn đa quốc gia, xuyên quốc gia đến từ các quốc gia phát triển, có lợi thế trong ngành, lĩnh vực đầu tư.

- Bền vững về công nghệ: Công nghệ chuyển giao phải bảo đảm tiên tiến, hiện đại của khu vực và thế giới, với phương thức sản xuất tối ưu, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, nâng cao chất lượng, khả năng cạnh tranh, hạ giá thành sản phẩm và bảo vệ môi trường sinh thái.

- Bền vững về hình thức đầu tư: Dự án FDI được lựa chọn cấp phép phải bảo đảm phù hợp yêu cầu về hình thức đầu tư, hài hòa lợi ích giữa nhà đầu tư, nhà nước và xã hội. Chú trọng và khuyến khích hình thức liên doanh để bảo đảm khả năng tiếp cận, học tập kinh nghiệm, kỹ năng và làm chủ công nghệ của phía đối tác nước ngoài, góp phần nâng cao năng lực công nghệ của nước tiếp nhận đầu tư, cũng như hạn chế những mánh khóe tiêu cực của nhà đầu tư gây tổn hại cho nền kinh tế.

- Bền vững về lĩnh vực, ngành nghề, sản phẩm đầu tư: FDI phải bảo đảm phát huy có hiệu quả lợi thế cạnh tranh của nền kinh tế; góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế bền vững, hiệu quả; phát triển bền vững các sản phẩm, ngành nghề, lĩnh vực mà nước tiếp nhận đầu tư có lợi thế. FDI phải bảo đảm sự tham gia có hiệu quả vào chuỗi sản xuất, cung ứng sản phầm quốc tế của nước tiếp nhận đầu tư và bảo đảm lợi ích lâu bền cho nền kinh tế.

- Bền vững trong liên kết vùng, địa phương và sản phẩm: FDI phải bảo đảm không phá vỡ quy hoạch phát triển kinh tế bền vững, quy hoạch phát triển vùng, địa phương, ngành và sản phẩm, vừa phải góp phần tạo ra và tăng cường tính liên kết, tương hỗ liên vùng, trong vùng, địa phương và cơ cấu sản phẩm, bảo đảm tính lan tỏa và hỗ trợ giữa các vùng kinh tế.

- Bền vững về chỉ tiêu: Tỷ trọng đóng góp của FDI trong cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội, quy mô dự án, tốc độ giải ngân và hiệu quả sử dụng vốn (ICOR); Tỷ trọng đóng góp của FDI vào GDP trong so sánh tương quan với các khu vực kinh tế khác;

Chất lượng công nghệ được chuyển giao và hiệu quả hoạt động của FDI (TFP); Tác động tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo động lực phát triển các khu vực kinh tế khác;

Vai trò của FDI trong tạo việc làm, tiền lương và cải thiện đời sống người lao động;

Tỷ trọng đóng góp của FDI vào cơ cấu xuất - nhập khẩu...

1.4.2. Mt s ch tiêu c th:

Mới đây (3/2018), Dự thảo chiến lược Thu hút FDI thế hệ mới, giai đoạn 2018- 2030 đưa ra 14 chỉ số nhằm đánh giá hiệu quả FDI: Tỷ lệ % FDI trong các nhóm/

ngành nghề giá trị gia tăng cao; Vốn FDI cam kết/giải ngân; Hệ số chuyển đổi giữa FDI được phê duyệt và dự án được triển khai thực tế; Tỷ lệ nguồn vốn đầu tư đến với những địa bàn khó khăn để thu hẹp khoảng cách phát triển kinh tế giữa các địa phương; Số việc làm được tạo ra và phân bổ theo trình độ tay nghề; Đầu tư cho nghiên cứu - ứng dụng và phát triển kỹ năng; Giá trị của việc sử dụng nguồn lực trong nước - số doanh nghiệp trong nước hưởng lợi; Giá trị xuất khẩu được tạo ra / nhập khẩu được thay thế; Tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư –vốn đầu tư thu hút được so với chi tiêu cho IPA từ ngân sách nhà nước; Tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư - doanh thu thuế thuần so với chi phí của những chế độ ưu đãi đã cho nhà đầu tư hưởng; Tỷ lệ các nhà đầu tư hiện có nhận được hỗ trợ chăm sóc sau đầu tư; Tỷ lệ các nhà đầu tư hiện có tái đầu tư; Số lượng các biện pháp cải cách được thực hiện nhờ việc vận động chính sách của cơ quan đầu tư; Mức tăng theo tỷ lệ FDI đầu tư

ra nước ngoài ở các ngành nghề ưu tiên (Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Ngân hàng Thế giới, 2018). Các chỉ số này khi đưa vào áp dụng thực tế và có được cơ sở dữ liệu sẽ góp phần đo lường hiệu quả FDI.

Tuy nhiên, để có đủ cơ sở đánh giá tính bền vững kinh tế của FDI cần có thêm nhiều chỉ số đánh giá về tỷ trọng và tác động tương quan của khu vực kinh tế này. Qua nghiên cứu kinh nghiệm một số nước và thực tiễn FDI của Việt Nam từ năm 1988- 2016, một số chỉ số tham chiếu đánh giá gắn FDI với mục tiêu phát triển kinh tế bền vững được tổng kết [Bảng 1.2]:

Bảng 1.2: Một số chỉ số đánh giá tính bền vững kinh tế của FDI Rất thiếu

bền vững

Thiếu bền

vững Bền vững - Tỷ trọng FDI trong tổng đầu tư xã hội (KFDI) > 30% 20% - 30% < 20%

Trong đó:

+ Doanh nghiệp liên doanh < 30% KFDI 30% - 50% > 50%

+ Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài > 50% KFDI = 50% KFDI < 50% KFDI

- Tỷ trọng đóng góp vào GDP (GDPFDI) < %KFDI = %KFDI > %KFDI

- ICOR > 5 3,5 - 5 < 3,5

- Chất lượng công nghệ chuyển giao Lạc hậu Trung bình Hiện đại Nguồn: Tác giả tổng hợp - Tỷ trọng FDI trong tổng đầu tư xã hội (KFDI): Tỷ trọng KFDI trong tổng đầu tư xã hội là chỉ tiêu ít được đề cập và phân tích. Chỉ tiêu thường được WB và các định chế kinh tế, tài chính khu vực và thế giới sử dụng là tỷ trọng FDI so với GDP. Theo công bố của WB, tỷ trọng này của Việt Nam hiện nay khoảng trên 6% (tính toán của tác giả thì tỉ lệ này còn cao hơn, trên 7,5%), là mức cao so với Malaixia (3,7%), Trung Quốc (2,3%) và rất cao so với Hàn Quốc (0,4%). Tỷ trọng FDI so với GDP của Phi- lip-pin cũng chỉ ở mức 2%, In-đô-nê-xi-a và Thái Lan là 1,8% (World Developmet Indicators, 2016). Như vậy, có thể nói, tỷ trọng trên 23% tổng vốn đầu tư toàn xã hội của KFDI hiện nay tiềm ẩn nguy cơ thiếu bền vững. Yêu cầu đặt ra là cần kiểm soát và duy trì một tỷ lệ vốn FDI hợp lý, đồng thời triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả của khu vực kinh tế này chứ không còn là huy động tối đa, gia tăng số lượng. Chính vì vậy tác giả đưa ra chỉ tiêu tỷ trọng KFDI trong tổng đầu tư xã hội với mức đề xuất thấp hơn 20%.

Hai hình thức đầu tư chủ yếu của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam là liên

doanh và 100% vốn đầu tư nước ngoài, với tỉ lệ vốn hiện nay là 72,94% theo hình thức 100% vốn đầu tư nước ngoài và 22,58% liên doanh. Kinh nghiệm của Hàn Quốc, Malaixia, Trung Quốc đều chỉ ra hình thức liên doanh mang lại nhiều lợi ích hơn cho nền kinh tế. Thành công của Hàn Quốc và Malaixia đều có sự đóng góp của chính sách khuyến khích hình thức liên doanh, không khuyến khích hình thức 100% vốn đầu tư nước ngoài trong giai đoạn 1970 - 2000 (Frédérique Sachwald, 2003). Thực tiễn Việt Nam và Trung Quốc cũng phản ánh tính thiếu bền vững của hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài. Trung Quốc đã có sự điều chỉnh chính sách hướng vào doanh nghiệp liên doanh và hỗ trợ tín dụng đối với doanh nghiệp Trung Quốc thực hiện các hợp đồng mua bán, sát nhập, chuyển đổi. Do đó, mục tiêu tỷ lệ ít nhất 50% được lựa chọn để tham chiếu.

- Hiện nay tỷ trọng KFDI của Việt Nam chiếm trên 23% tổng đầu tư xã hội, trong khi đó tỷ trọng GDPFDI chỉ khoảng 18% GDP là không bền vững và chưa hiệu quả so với khu vực kinh tế trong nước, không phản ánh lợi thế của nhà đầu tư nước ngoài về công nghệ, kỹ năng, thị trường…. Với một nước đang phát triển như Việt Nam, FDI chỉ được xem là gắn với mục tiêu phát triển kinh tế bền vững khi đóng góp của khu vực này thể hiện rõ lợi thế so với khu vực trong nước. Nghĩa là tỷ trọng GDPFDI phải lớn hơn tỷ trọng KFDI, hay Tỷ lệ giữa %GDPFDI và %KFDI phải lớn hơn 1:

%GDPFDI

> 1

%KFDI

- ICOR: của Hàn Quốc giai đoạn 1970-1990 nhỏ hơn 3 (Shahid Yusuf và Praveen Kumar, 1996); Mặc dù Malaixia và Trung Quốc chưa thể hiện rõ nét tính bền vững trong phát triển kinh tế, nhưng ICOR của hai quốc gia này giai đoạn 1995 - 2011 chỉ khoảng 3,5 và 4,1 (OECD, 2013). Trong khi đó, hệ số này của FDI Việt Nam giai đoạn 2006 - 2013 ở mức rất cao 14,42 (Ủy ban Kinh tế Quốc hội, 2015). Những năm gần đây, ICOR của khu vực FDI Việt Nam đang có chiều hướng giảm nhưng chưa đạt mức đề xuất 3,5 như Malaxia giai đoạn 1995 - 2011 và mức nhỏ hơn 3,0 của Hàn Quốc giai đoạn 1970 - 1990. Điều này cho thấy đầu tư nói chung và FDI nói riêng của Việt Nam những năm gần đây là chưa hiệu quả và thiếu bền vững.

- Chất lượng công nghệ chuyển giao là một chỉ tiêu mang tính định tính nhiều hơn định lượng, cần thông qua tư vấn, đánh giá của các cơ quan, tổ chức, chuyên gia trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, đây là chỉ tiêu quan trọng cần đặc biệt chú trọng nhằm sàng lọc có hiệu quả các dự án FDI gắn với mục tiêu phát triển kinh tế bền vững.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài với mục tiêu phát triển kinh tế bền vững của việt nam (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)