Kinh nghiệm của Malaixia

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài với mục tiêu phát triển kinh tế bền vững của việt nam (Trang 68 - 73)

CHƯƠNG 1: 32LÝ THUYẾT VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VỚI MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ BỀN VỮNG VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ

1.5. Một số kinh nghiệm quốc tế về FDI với mục tiêu phát triển kinh tế bền vững

1.5.2. Kinh nghiệm của Malaixia

Malaixia là một thành viên của ASEAN, có diện tích gần 330.000km2 và với dân số khoảng trên 30 triệu người. Tuy nhiên, Malaixia được biết đến là một quốc gia đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu các bản vi mạch điện tử (Chip), đứng thứ ba thế giới về xuất khẩu hàng bán dẫn, và được coi là NIEs thuộc thế hệ thứ hai, GDP của quốc gia này đứng thứ 7 Châu Á và thứ 35 thế giới.

Bảng 1.4: GDP theo giá hiện hành

Đơn vị tính: Tỷ USD

Tên nước

1990 (181)* 2000 (198)* 2005 (199)* 2010 (195)* 2015 (172)*

GDP Xếp

hạng GDP Xếp

hạng GDP Xếp

hạng GDP Xếp

hạng GDP Xếp hạng

Trung Quốc 359,0 11 1205,3 6 2268,6 5 6039,7 2 10866,4 2 Hàn Quốc 284,8 15 561,6 12 898,1 10 1094,5 14 1377,9 11 In-đô-nê-xi-a 114,4 29 165,0 27 285,9 25 755,1 17 861,9 16

Thái Lan 85,3 32 122,7 33 189,3 34 318,9 32 395,3 26

Ma-lai-xi-a 44,0 44 93,8 42 143,5 39 247,5 37 296,2 33 Sing-ga-po 38,9 49 95,8 41 127,4 42 236,4 39 292,7 36 Phi-líp-pin 44,3 43 81,0 43 103,1 49 199,6 46 291,9 38

Việt Nam 6,5 87 33,6 58 57,6 59 115,9 57 193,6 46

Cam-pu-chia 3,7 126 6,3 126 11,2 123 18,0 106

Lào 0,9 151 1,7 148 2,7 153 7,2 139 12,3 120

Đông Ti-mo 0,4 187 0,5 187 0,9 179 1,4 162

Nguồn: World Bank (*) - số quốc gia World Bank xếp hạng tính đến tháng 10/2016

GNI bình quân đầu người theo sức mua tương đương của Malaixia từ mức 6.290 USD năm 1990 tăng lên mức 26.140 USD năm 2015, xếp thứ 41 trên tổng số 166 quốc gia [Bảng 1.3]. Những thành tựu to lớn Malaysia đạt được trong quá trình công nghiệp hoá và phát triển đất nước là kết quả của hệ thống các chính sách kinh tế vĩ mô mà Malaysia thực hiện, trong đó chính sách kinh tế đối ngoại nói chung và chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng.

Tuỳ thuộc vào các mục tiêu chiến lược phát triển quốc gia, điều kiện trong nước, cũng như bối cảnh khu vực và quốc tế, chính sách FDI của Malaixia có sự điều chỉnh qua các giai đoạn khác nhau.

1.5.2.1. Giai đoạn từ thập niên 60 đến hết thập niên 80

Đây là thời kỳ Malaixia thực hiện chuỗi mục tiêu từ tái thiết, bước đầu phát triển đất nước, tiến tới tiến hành công nghiệp hoá đất nước. Malaixia sớm nhận thức được đầy đủ vai trò và tầm quan trọng của FDI, ngay từ những năm 60, chính phủ đã áp dụng nhiều biện pháp để tận dụng và khai thác FDI.

Ban đầu là khuyến khích FDI hoạt động trong lĩnh vực sản xuất các mặt hàng có thế mạnh tự nhiên như cao su, gỗ, dầu cọ, dầu mỏ, và những mặt hàng sử dụng nhiều lao động như hàng dệt, may mặc, giày dép. Tiếp đến là khuyến khích phát triển khu vực chế tạo, đặc biệt là công nghiệp chế tạo máy móc cho công nghiệp và phát triển công nghiệp điện tử. Ngay từ giai đoạn này, nghĩa là trước Việt Nam 30-50 năm, Malaixia đã có những bước đi phù hợp trong chiến lược cũng như chính sách FDI phục vụ mục tiêu đổi mới cơ cấu kinh tế theo hướng bền vững.

Để tăng tính hiệu quả của công cụ chính sách đối với FDI, chính phủ Malaixia ra quy định chỉ cho phép nhà đầu tư nước ngoài chiếm phần hơn trong các doanh nghiệp liên doanh sản xuất hàng xuất khẩu hoặc chủ yếu sử dụng nguyên vật liệu và thiết bị nhập ngoại. Những biện pháp này kích thích các nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn vào các doanh nghiệp liên doanh do người Malaysia nắm phần lớn cổ phần, nhất là những dự án sử dụng tài nguyên trong nước và sản xuất các hàng thay thế nhập khẩu, vừa để tranh thủ ưu đãi về thuế, vừa để chiếm lĩnh thị trường và nguồn tài nguyên trong nước của Malaixia. Ngoài ra, chính phủ Malaixia cũng cam kết không trưng thu, trưng dụng, không quốc hữu hoá đối với vốn đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi cho họ chuyển lợi nhuận về nước.

Một điểm đáng chú ý trong chính sách FDI của Malaixia là họ chủ trương sử dụng đầu tư nước ngoài để phục vụ cho việc phát triển đầu tư trong nước. Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong nước thông qua chính sách giảm thuế thu nhập 5%

cho các doanh nghiệp, trong đó phần sở hữu của người trong nước chiếm ít nhất 30%, còn phần của người nước ngoài tối đa không quá 30%. Điều này phản ánh đầy đủ chính sách của chính phủ Malaixia là ưu tiên cho các doanh nghiệp liên doanh, trong đó người Malaixia chiếm phần lớn sở hữu, phiếu bầu cũng như quyền ra quyết định.

Với những chính sách khuyến khích đầu tư hợp lý như vậy, FDI của Malaixia giai đoạn này đóng góp đáng kể vào mục tiêu phát triển kinh tế bền vững của nước này. FDI giai đoạn này chiếm 1/3 tổng giá trị đầu tư của khu vực tư nhân ở Malaixia, đây là một nguồn ngoại lực vô cùng quý giá giúp Malaixia hoàn thành các mục tiêu đề ra và xây dựng nền móng vững chắc cho sự nghiệp công nghiệp hoá và phát triển.

Tuy nhiên, trong giai đoạn này FDI của Malaixia cũng xuất hiện các yếu tố thiếu bền vững liên quan đến chất lượng đầu tư, mất cân đối ngành và khoảng cách phát triển giữa các địa phương. Những địa bàn có điều kiện phát triển thuận lợi, hạ tầng tốt và các vùng phụ cận như Teranggran, Johor, Penang, Salangor, Kedah, Pahang… luôn là địa bàn ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài và FDI đóng góp đáng kể trong việc thúc đẩy các địa phương này bứt phá. Ngược lại, những địa bàn rất khó khăn, lạc hậu và chậm phát triển như Lubuan, Sarawak, Kalantan, Perlis… rất cần huy động các nguồn lực đầu tư phát triển thì gần như không có sự xuất hiện vai trò của FDI. FDI cũng chủ yếu tập trung trong các ngành công nghiệp, nhất là các ngành công nghiệp chế tạo phục vụ xuất khẩu, tạo ra sự chênh lệch FDI lớn giữa ngành công nghiệp và các ngành khác.

Hình 1.1: Tỷ trọng FDI giữa các ngành kinh tế Malaixia giai đoạn 1971-1987 Nguồn: Foreign Direct Investment and Productivity Growth in Malaixia UKM, 1997

1.5.2.2. Giai đoạn từ thập niên 90 đến nay

Giai đoạn này, để phát huy những kết quả đạt được và khắc phục những hạn chế của FDI gắn với mục tiêu phát triển kinh tế bền vững, Malaixia có sự điều chỉnh trong chính sách FDI. Những năm cuối của thập niên 90, Malaixia nhìn nhận và đánh giá, sự tăng trưởng kinh tế song trùng với việc gia tăng đầu tư nước ngoài một cách cơ học, dựa trên mô hình tăng trưởng theo chiều rộng, tận dụng tài nguyên, lao động giá rẻ không còn phù hợp với Malaixia. Điều này được chứng minh bằng thực nghiệm là chỉ đúng đến năm 1998, thời điểm trước khi xảy ra khủng hoảng tài chính Châu Á. Bên cạnh đó, Malaixia cũng nhận thức rất rõ về sự cạnh trạnh trong thu hút FDI của các nền kinh tế trong khu vực, đặc biệt là từ Trung Quốc nước chiếm tới gần 1/5 dân số toàn cầu (Azmi Shahrin Bin Abdul Rahim, 2006).

Đây cũng là thời điểm Malaixia thành lập Hội đồng công nghệ xanh Malaixia (12/5/1998), với chức năng: Cơ quan triển khai thực hiện công nghệ xanh;

quản lý nhà nước trong việc phát triển công nghệ xanh; thúc đẩy các sáng kiến và chương trình công nghệ xanh; đầu mối thiết lập các tiêu chuẩn và cơ sở dữ liệu về công nghệ xanh; phối hợp nghiên cứu, phát triển và ứng dụng liên quan đến phát triển công nghệ xanh, hướng tới nâng cao nhận thức về phát triển bền vững trong cộng đồng và doanh nghiệp. Kết quả là nhiều doanh nghiệp FDI đã đi đầu trong cải tiến công nghệ như Panasonic, General Electric, Toyota có tác động lan tỏa tới các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước của Malaixia (Malaysia Productivity Corporation, 2010).

Những năm cuối của thập niên 90 và đầu những năm 2000, Malaixia có chuyển hướng mạnh mẽ trong đánh giá vai trò của FDI, hướng khu vực kinh tế này vào những ngành sử dụng công nghệ cao và lĩnh vực dịch vụ vừa tránh được phải cạnh tranh trực tiếp với một gã khổng lồ như Trung Quốc, vừa tạo cơ sở hướng tới mục tiêu đưa Malaixia trở thành một trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại trong khu vực, một nước phát triển vào năm 2020. Điều này thể hiện tính chủ động, linh hoạt và bền vững trong chiến lược cạnh tranh thu hút FDI của Malaixia nhằm bảo đảm sự đóng góp tích cực của khu vực FDI vào phát triển kinh tế bền vững.

Để bảo đảm việc điều chỉnh chính sách đạt được hiệu quả tốt nhất, Malaixia tập trung vào đào tạo đội ngũ lao động chất lượng cao, khuyến khích giáo dục sau đại học, cải cách chế độ tiền lương, xây dựng đội ngũ trí thức, nhà khoa học đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế thời kỳ mới, nâng cao năng lực R&D. Luôn đề cao

tinh thần dân tộc, giữ độc lập trong chính sách đối ngoại, giữ vững ổn định trong nước, hài hoà và củng cố tính độc lập, thống nhất lợi ích giữa các công ty trong nước và công ty nước ngoài, tạo niềm tin cho nhà đầu tư. Bên cạnh đó Malaixia thiết lập hệ thống truyền thông đa phương tiện (MSC) phục vụ hoạt động xúc tiến đầu tư, quảng bá về chính sách hỗ trợ và ưu đãi đầu tư trong các lĩnh vực ưu tiên, đồng thời sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống luật pháp và chính sách về sở hữu trí tuệ theo chuẩn quốc tế nhằm khuyến khích hơn nữa hoạt động chuyển giao công nghệ của các nhà đầu tư nước ngoài, tạo tiền đề cho giai đoạn phát triển kinh tế bền vững mới (Azmi Sharin Bin Abdul Rahim, 2006).

Kết quả của giai đoạn này là FDI của Malaixia hiện nay quy tụ khoảng trên 1000 tập đoàn xuyên quốc gia lớn của trên 50 nước đang có hoạt động đầu tư vào Malaixia, và Malaixia cũng xây dựng được khoảng 200 công ty xuyên quốc gia, đóng vai trò như là những mắt xích trong mạng lưới các công ty xuyên quốc gia nước ngoài. Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn ở Malaixia, đóng góp nhiều trên các mặt tiếp cận thị trường, chuyển giao công nghệ, cung cấp vốn, quản lý kinh doanh…

Một chiến lược FDI hiệu quả đã góp phần làm nên thành công cho nền kinh tế Malaixia những năm vừa qua:

Malaixia tăng cường hoàn thiện các đạo luật về đầu tư hướng vào khuyến khích các công ty xuyên quốc gia lựa chọn, sàng lọc các yếu tố bền vững. Điểm đáng lưu ý là các chính sách trước khi sửa đổi, ban hành đều được trao đổi và xin ý kiến của các nhà đầu tư nước ngoài nhằm không gây tổn hại đến lợi ích và sức hấp dẫn đối với họ.

Luôn đề cao và duy trì ổn định chính trị, tăng cường sức mạnh về kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng tốt và hệ thống tiền tệ thuận lợi. Điều này góp phần không nhỏ vào việc tạo độ tin cậy, sự yên tâm và sức hấp dẫn đối với nhà đầu tư.

Thực hiện chính sách tư nhân hoá. Cho phép các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào những đề nghị công khai đầu tiên bằng cách gọi thầu. Điều này thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư nước ngoài, cũng như cho phép Malaixia sàng lọc và lựa chọn được những nhà đầu tư thực sự đủ năng lực.

Trong giai đoạn này, những chính sách có chọn lọc trong chiến lược FDI, cùng với việc xây dựng nền kinh tế mở và rất tự do là hai nhân tố quan trọng kích thích sự phát triển của FDI, đóng góp quan trọng vào mục tiêu phát triển bền vững kinh tế đất nước. Chính sách FDI của Malaixia thời kỳ này thể hiện sự bền vững trong cạnh tranh, bền vững trong lựa chọn đối tác, bền vững trong chuyển dịch cơ cấu, bền vững trong

tạo dựng nội lực từ ngoại lực… đã hướng khu vực kinh tế FDI đóng góp vào sự thành công của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế bền vững của Malaixia. Trong đó bền vững trong đối tác có thể đánh giá là một đặc thù tạo nên thành công cho Malaixia.

Có thể thấy, dù phương thức không hoàn toàn giống nhau, nhưng giữa Malaixia với Hàn Quốc có những điểm chung căn bản trong thu hút và quản lý FDI là sử dụng các công cụ chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư để hướng vào các nhà đầu tư mục tiêu và hướng tới các lĩnh vực ưu tiên, với phương thức đầu tư phù hợp, chú trọng liên doanh nhằm học tập, nâng cao năng lực nội sinh, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng bền vững.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài với mục tiêu phát triển kinh tế bền vững của việt nam (Trang 68 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)