CHƯƠNG 1: 32LÝ THUYẾT VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VỚI MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ BỀN VỮNG VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ
1.1. Lý thuyết về đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.1.2. Nguyên nhân và các hình thức chủ yếu của đầu tư trực tiếp nước ngoài
Để giải thích bản chất và tính tất yếu của FDI, các nhà kinh tế đưa ra một số lý thuyết, trong đó, phải kể đến một số lý thuyết được thừa nhận rộng rãi, làm cơ sở nhận thức cho nhiều nghiên cứu liên quan đến FDI như lý thuyết lợi ích cận biên của Mc.
Dougall- Kemp (1960) giải thích nguyên nhân FDI từ sự khác nhau về năng suất biên của vốn, dẫn tới việc di chuyển vốn từ nơi có năng suất biên thấp sang nơi có năng suất biên cao. Mặc dù, lý thuyết này chưa giải thích được lý do vì sao một quốc gia vừa có dòng vốn di chuyển ra nhưng đồng thời có cả dòng vốn di chuyển vào, nhưng đây vẫn là một lý thuyết được trích dẫn khá phổ biến.
Lý thuyết về chu kỳ sống quốc tế của sản phẩm của Raymon Vernon (1966) xem xét FDI là sự phản ứng của các nhà đầu tư thích ứng với thay đổi trạng thái sản phẩm. Để duy trì sự tồn tại và phát triển sản phẩm, các nhà đầu tư di chuyển vốn ra thị trường nước ngoài. Lý thuyết này chỉ giải thích lý do FDI dựa theo nguyên lý vòng đời quốc tế của sản phẩm mà không giải thích được vì sao các dạng FDI khác lại không hiệu quả hoặc kém hiệu quả hơn.
Lý thuyết chiết trung của Dunning J. H. (1993) đưa ra ba yếu tố tác động tới quyết định đầu tư ra nước ngoài của nhà đầu tư là lợi thế về sở hữu - Ownership; lợi thế về vị trí - Location và lợi thế về gắn kết nội bộ - Internalizatinon của doanh nghiệp để trả lời cho ba câu hỏi “tại sao nhà đầu tư muốn đầu tư ra nước ngoài, địa điểm nào được nhà đầu tư lựa chọn đầu tư và nhà đầu tư thực hiện đầu tư như thế nào?”. Tuy nhiên, lý thuyết chiết trung bị coi là quá cầu toàn khi luận giải nhà đầu tư chỉ thực hiện đầu tư khi hội đủ cả ba yếu tố.
Lý thuyết về quyền lực thị trường của Stephen Hymer (1960) khẳng định yếu tố cốt lõi cần phải có, thúc đẩy và làm nên thành công cho nhà đầu tư là khả năng chi phối thị trường thông qua bí quyết công nghệ, bí quyết thương mại hoặc kiến thức, kỹ năng đặc biệt, lợi thế vượt trội của nhà đầu tư này so với nhà đầu tư khác.
Bên cạnh đó các nhà nghiên cứu kinh tế còn chỉ ra một số động lực thúc đẩy đầu tư nước ngoài, được Dunning (2003) tổng kết thành bốn nhóm thúc đẩy đầu tư nước ngoài, đó là “sự tìm kiếm tài nguyên, tìm kiếm thị trường, tìm kiếm nguồn lực và tìm kiếm tài sản chiến lược”. Lý giải về động lực thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư
nước ngoài và bốn động lực tìm kiếm của họ xét cho cùng đều nhằm mở rộng thị trường, giảm chi phí, nâng cao khả năng cạnh tranh và tối đa hoá lợi nhuận. Tựu chung lại, FDI được giải thích bằng nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có thể kể đến:
+ Do trình độ phát triển lực lượng sản xuất không đồng đều làm cho chi phí sản xuất hàng hoá giữa các nước có sự khác biệt. Ngoài ra còn có sự chênh lệch giá cả các yếu tố và điều kiện sản xuất giữa các nước không giống nhau.
+ Do sự gặp gỡ về lợi ích của các bên tham gia
Nhà đầu tư tìm nơi đầu tư có lợi, tránh hàng rào bảo hộ, tăng cường vị thế, mở rộng quy mô cũng như tránh sự kiểm soát hải quan.
Nước sở tại được bổ sung nguồn vốn, tiếp thu công nghệ, kinh nghiệm quản lý tiên tiến, tăng cường năng lực khai thác hiệu quả các nguồn lực trong nước phục vụ đầu tư phát triển.
+ Xu hướng tỷ suất lợi nhuận giảm dần và hiện tượng thừa “tương đối” vốn trong nước ở các nước phát triển tạo nên xu hướng đầu tư ra nước ngoài nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
+ Do nhu cầu về vốn đầu tư là rất lớn so với khả năng tự đáp ứng của mỗi quốc gia dẫn tới gia tăng luân chuyển vốn đầu tư.
+ Xu thế hợp tác phân công lao động khu vực và quốc tế phát triển thúc đẩy hoạt động đầu tư ra nước ngoài nhằm chuyển dịch cơ cấu lao động, chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế và khai thác có hiệu quả lợi thế so sánh mới.
+ Đầu tư ra nước ngoài nhằm bảo đảm nguồn cung cấp nguyên liệu chiến lược ổn định, lâu dài, với giá rẻ, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế.
+ Đầu tư ra nước ngoài đầu tư nhằm bảo toàn vốn, phòng chống rủi ro khi có bất ổn, biến cố về kinh tế, chính trị trong nước.
+ FDI còn nhằm tạo dựng, củng cố những ảnh hưởng vị thế kinh tế, chính trị, hay giải quyết những nhiệm vụ đặc biệt như xây dựng các công trình có quy mô vượt ngoài phạm vi một quốc gia.
Các lý thuyết về FDI chỉ ra bản chất FDI là do động lực lợi nhuận quyết định và việc nhà đầu tư tìm kiếm nguồn lực, hiệu quả và ưu đãi để tối đa hóa lợi nhuận. Do đó, FDI có xu hướng gia tăng khi động lực đầu tư xuất hiện ở quốc gia có tiềm năng, nguồn lực, môi trường đầu tư hấp dẫn cao và ngược lại.
1.1.2.2. Các hình thức chủ yếu
Hình thức FDI được phân tích và nhìn nhận dưới nhiều tiêu chí và giác độ khác nhau như vốn đầu tư, nhà đầu tư, hay nước tiếp nhận đầu tư. Mỗi giác độ lại có các phân loại riêng về hình thức đầu tư. Cách phân loại hình thức đầu tư thường được sử dụng nhiều nhất là tiêu chí vốn và vai trò quản lý hoạt động. Xét trên tiêu chí này FDI được phân thành một số hình thức đầu tư chủ yếu sau:
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh: Là hình thức phía nước đầu tư và nước nhận đầu tư sẽ tiến hành ký hợp đồng hợp tác kinh doanh như hợp tác sản xuất phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm. Việc lựa chọn đối tượng, nội dung hợp tác, thời hạn kinh doanh, quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi bên, quan hệ hợp tác giữa các bên và tổ chức quản lý đối với hình thức đầu tư này do các bên thoả thuận và ghi trong hợp đồng. Trong đó, nhà đầu tư nước ngoài có thể là người cung cấp phần lớn hoặc toàn bô vốn đầu tư, nước tiếp nhận đầu tư sẽ tham gia đóng góp về đất đai, nhà xưởng hiên có hoặc cũng có thể tham gia góp môt phần vốn
Tại Việt Nam, hình thức này được áp dụng phổ biến trong lĩnh vực thăm dò khai thác dầu khí và trong lĩnh vực bưu chính viễn thông. Hai lĩnh vực này chiếm 30%
số dự án hợp đồng hợp tác kinh doanh, nhưng chiếm tới 90% tổng vốn cam kết thưc hiện. Phần còn lại chủ yếu thuộc về lĩnh vực công nghiệp, gia công, dịch vụ.
- Liên doanh: Hình thức này được áp dụng phổ biến hơn, nhưng có xu hướng bớt dần về tỉ trọng. Với hình thức này doanh nghiêp được hình thành từ sự góp vốn của các bên thuôc cả nước đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư, Các bên cùng quản lý điều hành, cùng phân chia lợi nhuận và cùng chịu rủi ro. Doanh nghiêp liên doanh được thành lập có tư cách pháp nhân trong phạm vi luật pháp của nước chủ nhà..
Với hình thức đầu tư này phía nước tiếp nhận đầu tư sẽ có cơ hội tiếp cận công nghê mới, học tập được kinh nghiêm quản lý, làm chủ công nghệ, có cơ hôi xâm nhập thi trường quốc tế do trực tiếp tham gia quản lý sản xuất kinh doanh cùng với nhà đầu tư nước ngoài. Phía nhà đầu tư sẽ thuận lợi hơn trong viêc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tiếp thu văn hoá, phong tục, tập quán của nước sở tại và quản lý lao đông.
Ban đầu, các nhà đầu tư nước ngoài thích áp dụng hình thức liên doanh vì:
+ Ưu thế của hình thức so với 100% vốn nước ngoài là tranh thủ được sự hiểu biết và hỗ trợ của các đối tác trong tất cả các khâu hình thành, thẩm định và thưc hiện dự án, hiểu biết sâu sắc về thị trường nội địa, văn hóa, thói quen, mạng lưới kinh doanh...
+ Phạm vi, lĩnh vực và địa bàn hoạt động của hình thức liên doanh rộng hơn hình thức 100% vốn đầu tư nước ngoài.
Tuy nhiên, tại Việt Nam, hình thức liên doanh có xu hướng ngày càng giảm dần và điều này có thể giải thích bằng những nguyên nhân sau:
+ Sau một thời gian tiếp cận với thị trường Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt các nhà đầu tư Châu Á đã hiểu rõ hơn về luật pháp, chính sách và thủ tục đầu tư tại Việt Nam.
+ Thực tiễn phát sinh nhiều tranh chấp trong việc quản lý điều hành mà một phần do sự yếu kém về trình độ của người Việt Nam. Bên nước ngoài thường góp vốn nhiều hơn nhưng không quyết định những vấn đề chủ chốt của doanh nghiệp vì nguyên tắc nhất trí trong hội đồng quản trị.
+ Khả năng tham gia liên doanh của bên Việt Nam là có hạn vì thiếu cán bộ, thiếu vốn đóng góp.
+ Nhiều trường hợp cơ quan quản lý nhà nước tác động quá sâu vào quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp liên doanh.
- Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài: Đây là hình thức đầu tư được nhà đầu tư ưa thích, với số lượng ngày càng tăng. Với hình thức này, nhà đầu tư nước ngoài có thể thành lập, trực tiếp quản lý và điều hành công ty với vốn đầu tư 100%
thuộc sở hữu của nhà đầu tư. Nước nhận đầu tư cho phép và tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài thuê đất, thuê nhân công, đào tạo cán bô quản lý, kỹ thuật, đào tạo công nhân, toàn quyền điều hành xí nghiêp và tự do kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật của nước nhận đầu tư.
Nguyên nhân giảm sút tỉ trọng doanh nghiệp liên doanh cũng chính là nguyên nhân tăng tỉ lệ các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Bên cạnh đó, một trong những nguyên nhân không thể không kể đến trong những năm gần đây, khi thực hiện phân cấp cho các địa phương, nhiều địa phương, đặc biệt là một số tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc... đã vi phạm quy định nhà nước, ủng hộ mạnh các dự án 100% vốn đầu tư nước ngoài với lập luận rằng cho các nhà đầu tư nước ngoài thuê đất lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có lợi hơn việc giao đất cho bên Việt Nam góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất để tham gia liên doanh.
* Trên giác độ nhà đầu tư có thể chia FDI theo nghĩa sau:
- Đầu tư theo chiều rông: là hình thức đầu tư nhằm mở rộng sản xuất các sản phẩm tương tự với sản phẩm đã được sản xuất trong nước của nhà đầu tư. Nhà đầu tư
nước ngoài thông qua hoạt động đầu tư trực tiếp để xây dựng các nhà máy sản xuất nhằm cung cấp sản phẩm cho thi trường nước nhận đầu tư.
- Đầu tư theo chiều sâu: là hình thức đầu tư nhằm sử dụng các nguồn nguyên vật liệu thô để sản xuất sản phẩm cung cấp cho cả thi trường nước nhận đầu tư và nước đầu tư.
- Đầu tư kết hợp cả chiều rộng và chiều sâu.
* Trên giác độ của nước tiếp nhận đầu tư, có thể phân chia FDI thành hai loại:
- Đầu tư thay thế hàng hóa nhập khẩu: Đây là loại hình đầu tư nhằm sản xuất các loại hàng hoá mà nước tiếp nhận đầu tư thường phải nhập khẩu. Thay vì xuất khẩu hàng hóa sang nước tiếp nhận đầu tư, với dung lượng thị trường thích hợp, nhà đầu tư nước ngoài thực hiện đầu tư, sản xuất và cung ứng sản phẩm trực tiếp trên địa bàn nước tiếp nhận đầu tư.
- Đầu tư hướng ra xuất khẩu: hình thức đầu tư này chủ yếu là tận dụng các lợi thế của nước tiếp nhận đầu tư, sử dụng các loại nguyên vật liêu thô sản xuất sản phẩm để xuất khẩu sang nước của các nhà đầu tư và các nước khác.
* Một số hình thức đầu tư khác:
BOT, BTO, BT: thường được sử dụng đối với các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng như đường xá, cầu cống, công trình công công.
Hình thức hợp tác phát triển: Là hình thức hợp tác giữa nhà đầu tư nước ngoài với nước tiếp nhận đầu tư nhằm cùng khai thác, sản xuất một số sản phẩm liên quan đến nguồn tài nguyên thiên nhiên. Đặc điểm của hình thức hợp tác này là các dự án hợp tác thường có độ rủi ro cao, vốn đầu tư lớn và lợi nhuận của sự thành công cao như hợp tác về thăm dò, khai thác dầu khí.
Mỗi loại hình FDI đều có điểm mạnh và điểm hạn chế tuỳ theo tình hình thực tế của nhà đầu tư và nước nhận đầu tư. Do vậy, hầu hết các quốc gia đều đa dạng hóa các hình thức đầu tư, nhằm giải quyết đồng thời nhiều vấn đề của mục tiêu hợp tác đầu tư như: kết hợp lợi ích của bên đầu tư và bên tiếp nhận đầu tư. Đặc biêt với bên nhận đầu tư, cần nâng cao hiệu quả quản lý đối với FDI, kết hợp thực hiên hài hòa việc thẩm định, cấp phép và triển khai dự án với điều chỉnh cơ cấu đầu tư phù hợp với cơ cấu chung của nền kinh tế và quy hoạch phát triển từng ngành, sản phẩm, địa phương cũng như cả nước.