Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất cây Na
Na là một trong những cây trồng cho năng suất cao tuy nhiên đòi hỏi phải đảm bảo kỹ thuật từ khâu chuẩn bị đất đến trồng, chăm sóc, bón phân, thu hoạch và phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác. Bởi vậy, phát triển cây Na cần có sự đầu tư hợp lý và loại bỏ những phong tục, tập quán canh tác lạc hậu, kém hiệu quả.Sau đây là một số đặc tính kỹ thuâṭ của cây Na (Trịnh Thị Thu Hương, 2013).
1.2.2.1. Nhân tố về điều kiện tự nhiên
Khí hậu: Na có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới nên thích hợp với khí hậu ấm áp và khô, tuy vậy cây Na vẫn sinh trưởng được trong điều kiện nóng ẩm.
Na rất sợ rét chịu rét kém hơn vải và chanh.
Nhiệt độ: Nhiệt độ cần cho sự sinh trưởng của cây Na từ 10 - 390C nhiệt độ thích hợp nhất từ 17 - 250C, Na rất sợ rét, chịu rét kém vải, nhãn và chanh.
Cây trưởng thành có thể chịu được nhiệt độ 0oC trong thời gian ngắn, xong rụng hết lá. 40C cây đã bị thiệt hại do nhiệt độ thấp, vì vậy thấy ít Na mọc ở các điểm vùng cao các tỉnh phía bắc, nơi hàng năm có sương muối. Nhưng nếu ở các vùng có nhiệt độ mùa hè quá cao >40oC, lại bị hạn hoặc khô nóng cũng không thích hợp cho việc thụ phấn, thụ tinh của Na và sự phát triển của quả. Dễ gây nên hiện tượng thụ quả sau khi thụ tinh xong hoặc nếu quả phát triển được cũng rất kém về năng suất và phẩm chất (Trịnh Thị Thu Hương, 2013).
Nước: Lượng mưa hàng năm là 1000 - 1500mm và phân bố đều là trồng Na tốt.
Ánh sáng: Na là cây ưa ánh sáng đầy đủ, thiếu ánh sáng cây sinh trưởng kém, khó phân hóa mầm hoa, ít quả dẫn đến năng suất thấp.
Đất đai: Na là cây không kén đất, chịu hạn tốt, không thích hợp với đất úng nước. Đất cát sỏi, đất thịt nặng có vỏ sò vỏ hến, đất đá vôi đều trồng được cây Na. Nhưng tốt nhất là trông Na trên đất có tầng đất dày, đất rừng mới khai phá, đất đồi ven sông ven suối, đất chân núi đá vôi thoát nước nhiều mùn giàu dinh dưỡng là thích hợp nhất. Độ PH từ 5,5 - 7,4 là thích hợp (Trịnh Thị Thu Hương, 2013).
1.2.2.2. Nhân tố khoa học kỹ thuật
- Giống: Chọn giống sạch bệnh, giống cây đã được tuyển chọn tốt.
- Mật độ trồng và khoảng cách trồng:
+ Mật độ: 1ha trồng được khoảng từ 1000 - 1500 cây tùy vào điều kiện đất đai, địa hình mà mật độ trồng là khác nhau.
+ Khoảng cách: Tùy vào điều kiện đất đai, độ dốc của địa hình, mà khoảng cách trồng Na khác nhau, mỗi cây chiếm diện tích 2x3m.
Cách trồng:
+ Đào hố: Hố chuẩn bị trước 2-3 tháng, sâu 0,5m, rộng 0,5m, hình vuông, hình chữ nhật hoặc hình tròn.
+ Bón lót: Mỗi hố 20-30g phân chuồng hoại mục + 0,2kg supe lân trộn đều với đất, ủ trước 2 đến 3 tháng.
+ Cách trồng: Cây được trồng giữa hố, bầu đạt ngang với mặt đất (không trồng sau gây nghẹt rễ, sinh trưởng kém), tưới nước, ấn cho chặt gốc, duy trì độ ẩm 70-80% (Việt Hùng, 2009).
- Phân bón: Lượng phân bón hợp lý, đầy đủ và phù hợp trong từng giai đoạn để cây sinh trưởng, phát triển tốt.
- Chăm sóc: Thường xuyên làm sạch cỏ để cho cây có điều kiện phát triển tốt.
- Vào khoảng thời gian trung tuần tháng 11 sẽ đốn toàn bộ cành cao của cây Na, chỉ để cây Na cao khoảng 1,5 - 1,8 m và cắt bớt cành cho thoáng. Nhờ đó, cây Na sẽ chống chịu được mưa gió, quả không bị dập nát do va chạm trên cao; không tốn thức ăn để nuôi cành vô hiệu; quả ra tập trung vào thân và cành cấp một (những quả Na gần thân thường là những quả to và đẹp); Cây Na cũng dễ thụ phấn và dễ thu hoạch hơn. Ngoài ra, để cây Na có lực ra mầm, ra hoa sớm và quả đẹp nên chăm bón, phục hồi cây sau thu hoạch với lượng phân bón thích hợp, bón phân chuồng và phân NPK, Phun 1 - 2 lần thuốc kích rễ, áp dụng đúng một số kỹ thuật khác để tăng tỷ lệ đậu quả, chăm bón nuôi quả (Việt Hùng, 2009).
- Phòng chống các loại sâu bệnh thường gặp trên cây Na:
+ Sâu hại hoa còn gọi là bọ đục bông, sâu vòi voi: Dùng Sago-Super 20EC, thuốc có tính xông hơi mạnh nhưng lại dễ phân huỷ trong thời gian ngắn để phun cho cây. Liều lượng sử dụng là 20 - 25 ml pha trong một bình 8
ít nước phun đều trên tán cây vào lúc sáng sớm hay chiều mát. Phun 2 lần, lần thứ 2 cách lần thứ nhất 15 ngày (Việt Hùng, 2009).
+ Sâu cuốn lá: thăm đồng thường xuyên và phát hiện sớm, khi mật độ còn thấp thì kết hợp lúc làm cỏ dùng tay bắt diệt sâu. Khi sâu ở mật độ cao thì dùng các loại thuốc sau để diệt trừ: Padan 95SP, Sherpa 25EC, Trebon 10EC,… pha thuốc đúng nồng độ, phun đều trên mặt lá.
+ Mối hại gốc làm lá úa vàng: Dùng thuốc Padan 0,2% tưới vào gốc 2- 3 lần,mỗi lần cách nhau 6 - 7 ngày, mỗi gốc tưới 2 - 3 lít nước thuốc để đuổi mối (Việt Hùng, 2009).
1.2.2.3. Chính sách và quy hoạch
Các chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển cây trồng nông nghiệp có vai trò qua trọng trong việc thúc đẩy quá trình sản xuất. Thể hiện qua các chính sách về đất đai, vốn tín dụng, đầu tư cơ sở hạ tầng và hàng loạt các chính sách khác liên quan đến sản xuất nông nghiệp. Đây là những yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp nói chung. Các chính sách đủ mạnh, phù hợp sẽ gắn các yếu tố trong sản xuất với nhau để sản xuất phát triển (Lâm Văn Đức, 2015).
Quy hoạch các vùng sản xuất hiệu quả sẽ phát huy được lợi thế so sánh vùng. Xây dựng các quy mô phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng cũng như khả năng phát triển của cây trồng sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao.
1.2.2.4. Nguồn lực cho sản xuất
Nguồn lực là một trong những yếu tố quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Đối với bất kỳ sản xuất nào cũng vậy, nguồn lực hay chính các yếu tố đầu vào sẽ quyết định đến tạo ra chất lượng sản phẩm. Ở đây, nguồn lực mà tôi muốn nói đến trong sản xuất nông nghiệp là các vấn đề liên quan đến tài chính, đất đai, lao động, trình độ của người sản xuất… Những yếu tố đó thật sự cần thiết cho việc tập trung phát triển sản xuất cây trồng nông nghiệp nói chung và cây trồng na dai nói riêng (Lâm Văn Đức, 2015).
1.2.2.5. Thị trường tiêu thụ và quảng bá sản phẩm
Nói đến thị trường tiêu thụ thì chúng ta nghĩ ngay đến các nhân tố tham gia vào quá trình tiêu thụ sản phẩm này. Thị trường tiêu thụ rộng hay không phụ thuộc lớn vào chất lượng và độ an toàn của việc sử dụng sản phẩm nông nghiệp đó. Na dai cũng vậy, nếu muốn được người tiêu dùng chấp nhận thì cần thiết phải sản xuất có chất lượng cao. Bên cạnh đó vấn đề quảng bá sản phẩm cũng rất quan trọng. Đó chính là các hình thức marketing sản phẩm, hình thức quảng cáo đưa sản phẩm của mình đến với nhiều người tiêu dùng biết đến hơn.
1.2.2.6. Yếu tố về dịch bệnh
Sâu bệnh hại cây trồng ảnh hưởng lớn sự sinh trưởng phát triển của cây. Theo đó là sự ảnh hưởng đến năng suất chất lượng của na dai. Na dai là một trong số những cây chịu sâu bênh tốt, nhưng đối với những cây mẹ đã già, giống cũ thì việc nhiễm bệnh vẫn xảy ra. Yếu tố về thời tiết sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của sâu bênh hại. Do vậy công tác quản lý dịch bệnh hại rất cần thiết trong quá trình phát triển của cây trồng (Lâm Văn Đức, 2015).