Đặc điểm địa bàn nghiên cứu huyện Chi Lăng

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất na dai trên địa bàn huyện chi lăng tỉnh lạng sơn (Trang 42 - 46)

Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu huyện Chi Lăng

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Chi Lăng là huyện nằm ở phía Nam của tỉnh Lạng Sơn, có diện tích đất tự nhiên là 703,10 Km2, phía Bắc giáp huyện Cao Lộc và huyện Văn Quan, phía Đông giáp huyện Lộc Bình, phía Tây Nam giáp huyện Hữu Lũng, phía Nam giáp huyện Lục Ngạn (tỉnh Bắc Giang). Địa hình của huyện bị chia cắt thành 2 khu vực: Núi đá và núi đất. Giao thông trên địa bàn huyện đi lại tương đối thuận lợi, có tuyến đường sắt Hà - Lạng và Quốc lộ 1A chạy suốt theo chiều dài của huyện, ngoài ra còn có tuyến đường Quốc lộ 279 đi ngang qua huyện Chi Lăng.

Chi Lăng là huyện miền núi cao, nằm ở Đông Bắc tỉnh Lạng Sơn, diện tích tự nhiên 845,1 km2 (lớn nhất trong số các huyện, thành thị nằm trên địa bàn tỉnh). Huyện Chi Lăng nằm trong tọa độ 21036’ đến 21056’ vĩ độ Bắc, từ 105045’ đến 106017’ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp huyện Na Rì (tỉnh Bắc Kạn); Phía Nam giáp huyện Đồng Hỷ (tỉnh Thái Nguyên); Phía Đông giáp huyện Bắc Sơn (Lạng Sơn), và phía Tây giáp huyện Phú Lương (tỉnh Thái Nguyên).

Huyện lị đặt tại thì trấn Đồng Mỏ, cách trung tâm thành phố Lạng Sơn 37 km theo quốc lộ 1A.

Đường giao thông chính qua huyện gồm có: Đường bộ: Quốc lộ 1A, Quốc lộ 279, Đồng Mỏ - Hữu Kiên, Tồng Nọt - Bằng Hữu, Hoà Bình - Mỏ Cày.

Đường sắt: Hà Nội - Đồng Đăng (Qua 2 thị trấn và 6 xã của huyện Chi Lăng).

Địa hình: Là huyện thuộc vùng đồi và núi thấp của tỉnh Lạng Sơn. Phía tây bắc huyện là vùng núi đá vôi thuộc cánh cung Bắc Sơn, có nhiều hang động, nhiều sườn dốc đứng, độ cao địa hình > 400 m. Giữa các núi đá có độ dốc lớn

hơn 250 là những cánh đồng tương đối bằng phẳng xen kẽ. Phía Nam huyện địa hình thấp dần từ tây bắc xuống đông Nam. Đặc điểm chung nhất của vùng này là đồi và núi đất thấp xen kẽ dạng đồi bát úp độ cao từ 200 - 350 m.

Chi Lăng nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa tiểu vùng khí hậu phía Tây và tiểu vùng phía Đông, lại chịu ảnh hưởng của khí hậu vùng núi phía Bắc. Nhiệt độ trung bình 22,70 C, lượng mưa trung bình 1.400 mm/năm. Đặc điểm khí hậu mùa đông hanh khô có biên độ nhiệt độ giữa ngày và đêm rất lớn, cuối mùa đông ẩm ướt do mưa phùn, thời tiết rét, phù hợp với nhiều loại cây ăn quả nhiệt đới như: Na, mít, Xoài, nhãn, vải,...

Loại gió chủ yếu: Gió mùa đông bắc (từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau). Gió mùa đông Nam (từ tháng 5 đến tháng 10).

Nhiệt độ hàng năm: Nhiệt độ trung bình 22,70C; Nhiệt độ tối cao 40,10C; Nhiệt độ tối thấp - 1,10C.

Lượng mưa trung bình hàng năm 1.243,4 mm (tập trung từ tháng 4 đến tháng 10, cao nhất là tháng 7 (278,3 mm). Số ngày mưa trung bình 132 ngày.

Lượng bốc hơi trung bình hàng năm 832,6 mm (cao nhất vào tháng 5) Sông chủ yếu chảy qua địa bàn huyện là Sông Thương theo hướng đông bắc - tây nam, bắt nguồn từ Nà Phước thuộc xã Vân Thuỷ. Độ rộng trung bình 6m. Độ cao trung bình 276m. Độ dốc lưu vực 12,5%.

Đất đai huyện Chi Lăng bao gồm các nhóm đất Feralit có nguồn gốc đá mẹ là trầm tích, sa thạch xen lẫn đá vôi và nhóm đất dốc tụ phù sa sông suối với tổng diện tích 55.984 ha chia làm 4 nhóm chính:

- Đất Feralit mùn vàng nhạt trên núi (ở độ cao 700 - 1400 m) 410 ha - Đất Feralit vùng núi cao (ở độ cao 300 - 700 m) 30.166 ha

- Đất Feralit điển hình nhiệt đới (ở độ cao 25 - 300 m) 21.725 ha - Đất lúa nước 3.683 ha.

Có nguồn đá vôi phong phú với hàm lựợng Cao cao khoảng 55% là nguyên liệu để sản xuất xi măng, các vật liệu như cuội sỏi, cát sông. Tài nguyên rừng có nhiều loại gỗ quý hiếm như: Nghiến, Hoàng đàn, Trò chỉ, Giẻ,...

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Dân số của huyện Chi Lăng khoảng 7,4 vạn người gồm nhiều dân tộc cùng chung sống. Trong đó người Tày 35%, Nùng 50,9%, Kinh 13,6%, còn lại là các dân tộc khác chiếm 0,5%. Trong lịch sử cũng như hiện Nay, các dân tộc sống đoàn kết gắn bó xây dựng quê hương, đất nước.

Chi Lăng là huyện nông nghiệp, quá trình xóa đói giảm nghèo của huyện gắn liền với phát triển nông lâm nghiệp. Hiện nay, kinh tế huyện Chi Lăng đã có những bước khởi sắc và đang trên đà phát triển.

Quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, người dân đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trồng, canh tác các loại cây ăn quả. Hiện nay, các loại cây ăn quả đã được đầu tư thâm canh, mang lại giá trị kinh tế cao như: Na, Bưởi Diễn, quýt,...

Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, điện, thủy lợi,… hàng năm được đầu tư cải tạo, nâng cấp xây dựng bằng nhiều nguồn vốn, chương trình dự án thúc đẩy việc giao lưu hàng hóa. Từ đó, thúc đẩy phát triển hệ thống cung ứng dịch vụ vật tư nông nghiệp đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp (Cục thống kê Huyện-Niên giám Thông kê 2018).

Tình hình sử dụng đất đai

Diện tích đất tự nhiên của huyện là 70.602,09 ha, chiếm 8,46% tổng diện tích toàn tỉnh. Diện tích đất nông nghiệp có 55.362,10 ha chiếm 78,41% tổng diện tích đất tự nhiên. Diện tích đất chưa sử dụng năm 2019 là 11.376,33 ha chiếm 16,11% chủ yếu là đất núi đá không có rừng cây (9.724,22ha chiếm 13,77% tổng diện tích tự nhiên) và đất đồi núi chưa sử dụng (1475,69ha, chiếm 2,09% tổng diện tích tự nhiên) (Phòng Tài nguyên và môi trường huyện Chi Lăng năm 2019).

Trong tỷ trọng đất nông nghiệp thì đất trồng cây hàng năm chiếm chủ yếu.

Năm 2019, diện tích trồng cây hàng năm là 10.841,87 ha chiếm 15,36% tổng diện tích tự nhiên và 73,89% tổng diện tích đất nông nghiệp của huyện, trong đó

chủ yếu là đất trồng lúa 4909,53ha chiếm 6,95% tổng diện tích tự nhiên. Xu hướng biến động qua 3 năm (2017 - 2019) cho thấy diện tích đất trồng cây hàng năm bình quân mỗi năm tăng 17,11%.

Bảng 2.1. Tình hình sử dụng đất đai của huyện giai đoạn 2017-2019

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Tốc độ phát triển (%)

DT (ha) CC

(%) DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%)

10/0

9 11/10 BQ

Tổng DT tự nhiên Đất nông nghiệp Đất SX nông nghiệp Đất trồng cây hàng năm Đất trồng cây lâu năm Đất lâm nghiệp Đất nuôi trồng thủy sản Đất nông nghiệp khác Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng

70.602,09 54.074,90 11.628,40 7.905,13 3.723,27 42.341,63

68,67 36,2 2.898,68 13.162,93

100,00 76,59 16,47 11,20 5,27 59,97

0,10 0,05 4,11 18,64

70.602,09 55.495,87 14.815,26 11.029,47 3.785,79 40.557,35

85,02 38,24 3.019,25 11.384,33

100,00 78,60 20,98 15,62 5,36 57,4 0,12 0,05 4,28 16,13

70.602,09 55.362,10 14.672,02 10.841,87 3.830,15 40.539,62 111,21

39,25 3.863,66 11.376,33

100,00 78,41 20,78 15,36 5,42 57,42

0,16 0,06 5,47 16,11

2,63 27,41 39,52 1,68 -4.21 23.81 5.64 4.16 -13.51

-0,24 -0,97 -1,70 1,17 -0,04 30,80 2,64 27,97 -0,07

1,18 12,33 17,11 1,43 -2,15 27,26 4,13 15,45 -7,03

(Nguồn: Phòng tài nguyên môi trường huyện Chi Lăng 2019)

Tuy nhiên, điều đáng chú ý là diện tích đất trồng cây lâu năm của huyện có xu hướng tăng lên. Năm 2017 là 3.723,27 ha chiếm 6,9% tổng diện tích đất nông nghiệp. Bình quân mỗi năm diện tích đất trồng cây lâu năm tăng 1,43%. Nguyên nhân, do nhận thấy hiệu quả kinh tế từ việc trồng các loại cây ăn quả cao hơn so với trồng lúa, nên các hộ nông dân đã mở rộng quy mô trồng các loại cây như: cây hồng, nhãn vải, đặc biệt là cây na đặc sản của vùng Chi Lăng.

Đất lâm nghiệp chiếm diện tích lớn nhất, năm 2019 là 40.539,62 ha chiếm tỷ lệ 57,42% tổng diện tích tự nhiên. Bình quân qua 3 năm diện tích đất lâm nghiệp giảm 2,15%.

Đất chưa sử dụng còn có diện tích lớn, năm 2017 là 13.162,93 ha, chiếm 18,64% trong tổng diện tích đất tự nhiên, mặc dù có giảm xuống nhưng mức giảm không đáng kể (Mức giảm bình quân qua 3 năm 7,03%). Đến năm 2019 diện tích đất chưa sử dụng vẫn còn 11.376,33ha, chiếm 16,11% trong tổng diện tích. Trong những năm tới địa phương cần có những giải pháp để tận

dụng triệt để mọi tiềm năng đất đai, đưa vào khai thác một diện tích lớn đất đồi chưa sử dụng, vừa góp phần cải tạo, bồi dưỡng, đồng thời nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất.

Tình hình dân số và lao động

Hiện nay huyện Chi Lăng có 17.310 hộ với tổng dân số 74.623 người, bao gồm 16 dân tộc cùng sinh sống lâu đời như Kinh, Tày, Nùng, Mường...

trong đó dân tộc Nùng chiếm 50,84% và dân tộc Tày chiếm 34,93% (Cục thống kê huyện-niên giám thống kê 2019)

Bảng 2.2. Tình hình dân số và lao động

Chỉ tiêu ĐVT 2017 2019 Tốc độ tăng (%)

- Dân số Người 73.932 74.623 0,47

- Mật độ dân số Người/km2 105 106 0,48

- Lao động Người 37.453 48.376 13,65

- Lao động nông nghiệp Người 30.160 35.133 7,93 (Niên giám thống kê huyện Chi Lăng, năm 2019)

Tổng số lao động 48.376 người, chiếm 64,83% tổng dân số, trong đó lao động nông nghiệp là 35.133 người chiếm 72,62% tổng lao động xã hội, lao động các ngành công nghiệp- xây dựng và dịch vụ là 13.243 người chiếm 27,38%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 11,15/năm, mật độ dân số 106 người/km2. Sự tăng nhanh về dân số đã tăng cường nguồn lao động góp phần phát triển kinh tế- xã hội của huyện, song gây sức ép không nhỏ tới tài nguyên môi trường và xã hội.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất na dai trên địa bàn huyện chi lăng tỉnh lạng sơn (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)