Tổ chức sản xuất và tiêu thụ Na dai huyện Chi Lăng

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất na dai trên địa bàn huyện chi lăng tỉnh lạng sơn (Trang 64 - 67)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Sản xuất Na dai và một số cây ăn quả khác ở huyện Chi Lăng

3.1.3. Tổ chức sản xuất và tiêu thụ Na dai huyện Chi Lăng

Hiện nay số lượng doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ sản xuất tham gia thực hiện sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hạn chế. Sản xuất cây ăn quả chủ yếu tự phát, nhỏ lẻ, chưa có liên kết giữa các hộ sản xuất với nhau. Tiêu thụ hầu hết không có hợp đồng giữa người sản xuất với người tiêu dùng; không có liên doanh, liên kết giữa người sản xuất với doanh nghiệp tiêu thụ nên thường bị thương nhân ép giá.

Qua nghiên cứu điều tra tìm hiểu tình hình sản xuất Na dai trên địa bàn huyện Chi Lăng cho thấy hình thức tổ chức sản xuất Na dai là quy mô hộ gia đình, và hợp tác xã tham gia. Các hộ trồng Na dai chủ yếu tận dụng lao động gia đình với quy mô khác nhau. Tuy nhiên vẫn có hộ thuê thêm lao động khi Na dai chính vụ.

3.1.3.2. Tiêu thụ Na dai ở huyện Chi Lăng

Hiện nay thị trường tiêu thụ na dai trên địa bàn huyện Chi Lăng diễn ra khá thuận lợi. Tuy nhiên, khi đã mở rộng phát triển sản xuất với quy mô lớn thì cần phải mở rộng được thị trường nhiều hơn, khuyến khích tăng đầu tư mở các cửa hàng, các đại lý tiêu thụ na dai cả trong huyện lẫn ngoài huyện, thêm nữa có thể mỏ rộng ra ngoài các tỉnh lân cận khác gồm cả tiêu thụ nội địa và cho xuất khẩu:

- Thị trường nội địa: được tiêu thụ ở trong tỉnh và một số tỉnh, thành phố phía Đông Bắc Bộ như: Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Giang, Bắc Ninh,…

- Thị trường xuất khẩu: Chủ yếu được các thương nhân xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

Kênh tiêu thụ của sản phẩm Na dai tại địa phương chủ yếu từ 2 kênh chính là bán buôn và bán lẻ.

Các tác nhân bán buôn có mối liên hệ với tác nhân đầu vào là hộ sản xuất thông qua hệ thống thu gom ở địa phương, đầu ra chủ yếu là các chủ buôn lớn tại các chợ đầu mối (qua 2 kênh chính).

Kênh 1.

Thu gom địa phương

Bán buôn lớn ngoài huyện

Bán buôn tại các chợ đầu mối Sơ đồ: tác nhân bán buôn lớn và mối quan hệ trực tiếp

Kênh 2.

Hộ sản xuất

Bán buôn lớn

Trong huyện và nhỏ ngoài huyện

Bán lẻ

Sơ đồ:…. Tác nhân bán buôn lớn trong huyện , bán buôn nhỏ ngoài huyện và các mối quan hệ trực tiếp.

Về các tác nhân bán lẻ, sản phẩm đầu vào của các hộ bán lẻ được cung cấp bởi các tác nhân sản xuất, họ trực tiếp mua hang với nông dân, phân loại bày bán cho người tiêu dùng.

Thu gom địa phương

Bán buôn lớn ngoài huyện

Bán buôn tại các chợ đầu mối Về tình hình xúc tiến thương mại: Hàng năm, UBND huyện Chi Lăng phối hợp với các cơ quan ở Trung ương; các Sở, ban, ngành của tỉnh tổ chức"Hội nghị xúc tiến thương mại" tại thành phố Lạng Sơn, Hà Nội. Hoạt động này đã truyền tải thông điệp của chính quyền địa phương trong việc hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, thương nhân đến tham gia đầu tư, tiêu thụ sản phẩm Na quả trên địa bàn huyện Chi Lăng.

Tổ chức tuyên truyền, quảng bá giới thiệu sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng như: Đài Truyền hình Trung ương, tỉnh, huyện, các

100% 100%

100%

100% 100%

báo điện tử, báo giấy,.... về tình hình sản xuất, thị trường tiêu thụ Na, tình hình an ninh trật tự, an toàn giao thông,… đến đông đảo người tiêu dùng trong và ngoài nước biết đến sản phẩm Na Chi Lăng.

Hiện Nay, Chi Lăng đã trở thành địa phương có diện tích trồng Na tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa. Diện tích trồng Na tại Chi Lăng trên 1.500 ha, sản lượng đạt 15.000 tấn/năm, đảm bảo đời sống dân sinh cho khoảng 3.180 hộ dân ở các xã, thị trấn như: thị trấn Chi Lăng, xã Chi Lăng, xã Quang Lang, xã Mai Sao, thị trấn Đồng Mỏ và các vùng phụ cận khác.

Để quảng bá thương hiệu, xây dựng nhãn hiệu cho sản phẩm Na Chi Lăng nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài tỉnh hướng tới xuất khẩu. Do đó cần tạo lập cho Na Chi Lăng một nhãn hiệu để phân biệt với sản phẩm Na của địa phương khác. Ngày 17/7/2009 Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lạng Sơn và Cục Sở hữu trí tuệ ký hợp đồng số 10/HĐ-CT68/2009-2010 về việc giao chủ trì thực hiện dự án “Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận Na Chi Lăng” cho sản phẩm Na quả của huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn. Sau hơn 2 năm thực hiện dự án xây dựng nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm Na quả Chi Lăng. Sản phẩm Na quả Chi Lăng đã có nhãn hiệu chứng nhận được bảo hộ “Na Chi Lăng”. Tháng 9 năm 2011, Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ khoa học và Công nghệ đã công bố quyết định 32289/QĐ-SHTT, ngày 07/9/2011 và trao Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu “Na Chi Lăng

cho sản phẩm Na quả của huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn. Được tổ chức kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục Đặc sản "Na Chi Lăng" của tỉnh Lạng Sơn được công nhận vào Top 50 đặc sản trái cây nổi tiếng Việt Nam theo Bộ tiêu chí công bố giá trị đặc sản Việt Nam.

Chi Lăng vào vụ thu hoạch khá thuận lợi cho việc vận chuyển và tiêu thụ. Đầu vụ tư thương vào mua tận vườn, người dân chỉ việc hái. Đến chính vụ nhu cầu của thị trường có phần được đáp ứng đủ hơn thì người dân thu hoạch và vận chuyển từ đồi xuống đến đường giao thông. Na được các tư

thương mua và chở đi các thành phố lớn và sang trung quốc. Đầu vụ giá bán Na dao động từ 22,3 đến 27,1 ngàn đồng/kg (Bảng 3.3.). Với việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất Na nên năng suất, sản lượng quả lớn dẫn tới việc tư thương ép giá, giá cả bấp bênh - đó là một nỗi lo cho người nông dân.

Để người dân an tâm sản xuất, mở rộng diện tích góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cần phải có sự chung tay góp sức của các cấp ngành để nâng cao giá trị của Na, ổn định thị trường đầu ra.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất na dai trên địa bàn huyện chi lăng tỉnh lạng sơn (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)