Sản xuất cây ăn quả ở huyện Chi Lăng

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất na dai trên địa bàn huyện chi lăng tỉnh lạng sơn (Trang 52 - 60)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Sản xuất Na dai và một số cây ăn quả khác ở huyện Chi Lăng

3.1.1. Sản xuất cây ăn quả ở huyện Chi Lăng

Trong tổng số 3.447,68 ha cây ăn quả các loại trên địa bàn huyện Chi Lăng năm 2018 thì Na là cây ăn quả có diện tích nhiều nhất, với diện tích 1.576 ha, chiếm 45,71% tổng diện tích các loại cây ăn quả trên địa bàn huyện.

Tiếp theo là Vải (517,54 ha, chiếm 15,01% tổng diện tích cây ăn quả), còn lại là các cây ăn quả như Bưởi, Hồng, Chuối, Nhãn và các cây ăn quả khác (Bảng 3.1 và Hình 3.1).

Bảng 3.1. Sản xuất cây ăn quả trên địa bàn huyện Chi Lăng năm 2018 TT Tên cây ăn quả Diện tích

(ha)

Sản lượng (tấn)

Năng suất (tạ/ha)

Tỷ lệ diện tích (%)

1 Cây Na 1.576,00 14.424,90 105,59 45,71

2 Cây Bưởi 298,15 654,18 68.500 8,65

3 Cây Quýt 94,11 170,00 40,00 2,73

4 Cây Hồng 252,4 1.511,00 63,48 7,32

5 Cây Nhãn 159,38 1.870,90 129,02 4,62

6 Cây Vải 517,54 4.143,04 81,61 15,01

7 Cây Mận 72,95 301,88 52,50 2,12

8 Cây Cam các loại 50,05 40,38 42,50 1,45

9 Cây Chuối 181,90 1.261,26 77,00 5,28

10 Cây Xoài 45,00 365,00 84,39 1,31

11 Cây Dứa 44,41 229,51 65,49 1,29

12 Cây ăn quả khác 155,79 605,03 54,27 4,52

Tổng cộng 3.447,68 100,00

(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Lạng Sơn - Niên giám thông kê 2019)

Như vậy, ở huyện Chi Lăng, Na là cây trồng có diện tích lớn nhất chiếm 45,71%, tiếp đến là cây Vải 15,01%, Bưởi 8,65% và các cây ăn quản

còn lại chiếm không nhiều diện tích cây ăn toàn toàn huyện. Đây là một trong số những cây ăn quả chính của huyện, đang được tiếp tục mở rộng và phát triển trong những năm tới.

Trong thực tế, đối với cây ăn quả nói chung hay cây Na dai nói riêng thì đây là loại cây trồng có thể trồng tập trung hoặc trồng xen lẫn các loại cây ăn quả khác, vì vậy việc thống kê đầy đủ về diện tích là khó khăn.

Hình 3.1. Cơ cấu cây ăn quả ở huyện Chi Lăng

(Nguồn: UBND huyện Chi Lăng và tính toán của tác giả, 2018) Chi Lăng là huyện miền núi, của tỉnh Lạng Sơn có khí hậu, đất đai và địa hình phù hợp cho phát triển nhiều loại cây trồng như chè, thuốc lá, đặc biệt là trồng cây Na dai với mục tiêu phát triển kinh tế. Diện tích Na dai chiếm gần một nửa tổng số các loại cây trồng ăn quả của huyện.

Cây Na dai được người dân đặc biệt quan tâm và được coi như cây trồng mũi nhọn trong công cuộc thoát nghèo của người dân huyện. Hiện nay, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chi Lăng kết hợp cùng với Trung tâm dịch vụ nông lâm nghiệp huyện tiếp tục chỉ đạo các xã tập trung đầu tư thâm canh, mở rộng thêm diện tích trồng Na dai ở các xã khác nhằm nâng cao thu nhập cho người dân đặc biệt là tạo công ăn việc làm cho nông dân.

Bảng 3.2. Thay đổi về diện tích một số cây ăn quả chủ yếu

của huyện Chi Lăng năm 2016, 2017 và 2018 (Đơn vị tính: ha)

Tên cây ăn quả 2016 2017 2018

(+), (-) 2017 so

với 2016

(+), (-) 2018 so

với 2017

(+), (-) 2018 so

với 2016 Cây Na 1.426,01 1.526,01 1.576,0 100,00 49,99 149,99 Cây Bưởi 272,65 282,65 298,15 10,00 15,50 25,50

Cây Quýt 81,11 84,11 94,11 3,00 10,00 13,00

Cây hồng 229,16 249,16 252,4 20,00 3,24 23,24

Cây Nhãn 159,38 159,38 159,38 0,00 0,00 0,00

Cây Vải 515,54 517,54 517,54 2,00 0,00 2,00

Cây Mận 69,95 69,95 72,95 0,00 3,00 3,00

Cây Cam các loại 39,55 39,55 50,05 0,00 10,50 10,50 Cây Chuối 176,64 176,64 181,90 0,00 5,26 5,26

Cây Xoài 46,00 46,00 45,00 0,00 -1,00 -1,00

Cây dứa 43,11 43,11 44,41 0,00 1,30 1,30

Cây ăn quả khác 136,04 156,04 155,79 20,00 -0,25 19,75 Tổng cộng 3.195,14 3.350,14 3.447,68 155,00 97,54 252,54

(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Lạng Sơn-Niên giám thống kê 2019) Như vậy, tổng diện tích cây ăn quả trên địa bàn huyện có sự tăng lên theo các năm. Nếu như tổng diện tích cây ăn quả năm 2016 là 3.195,14 ha, thì năm 2017 đã tăng lên 3.359,14 ha, cao hơn 155 ha so với năm 2016. Năm 2018 tổng diện tích cây ăn quả toàn huyện Chi Lăng là 4.447,68 ha, tăng thêm 97,54 ha so với năm 2017 và 253,54 ha so với năm 2016 (Bảng 3.2 và Hình 3.2).

Hình 3.2. Thay đổi diện tích trồng cây ăn quả của huyện Chi Lăng (Nguồn: UBND huyện Chi Lăng, 2018) Qua bảng 3.2 và hình 3.2 trên cho thấy diện tích một số cây trồng chính của huyện Chi lăng qua 3 năm từ 2016-2018. Trong đó, diện tích trồng Na chiếm nhiều nhất so với các cây trồng khác (Hình 3.2 và Hình 3.3). Nhìn chung diện tích Na liên tục tăng từ năm 2016 đến năm 2018. Cụ thể nếu năm 2016 diện tích Na ở huyện Chi Lăng chỉ là 1.426,01 ha, đến năm 2017 huyện Chi Lăng đã trồng 1.526,01 ha, và năm 2018 diện tích trồng Na của toàn huyện đã đạt 1.576 ha, tăng hơn. Vải trồng với diện tích khá lớn năm 2016 là 515,54 ha chủ yếu phục vụ nhu cầu thực phẩm của người dân, so với cây Na thì diện tích cây vải vẫn ít hơn. Diện tích Bưởi cũng có sự biến động năm 2016 diện tích Bưởi là 272,65 ha đến năm 2018 diện tích cây vải tăng lên 298,15 ha. Như vậy cho thấy, được sự quan tâm của các cấp ủy, chính quyền địa phương cùng với các dự án, đề án hỗ trợ của các cấp, diện tích trồng Na của các xã tăng qua các năm. Với việc phát triển trồng cây Na dai của địa phương, đã góp phần đắc lực cho địa phương xóa đói nghèo nhanh chóng. Để không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất người dân đã áp dụng

khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thay thế phương pháp nhân giống bằng ươm hạt hoặc chiết cành sang cây ghép, trồng và bón phân đúng kỹ thuật kết hợp phòng trừ sâu bệnh.

Hình 3.3 thể hiện năng suất các loại cây trồng trên địa bàn nghiên cứu, thì cây nhãn lại có năng suất cao hơn so với các cây còn lại (129,08 tạ/ha), tiếp theo là cây Na dai (105.60 tạ/ha), thấp nhất là cây quýt (40,00 tạ/ha).

Tuy nhiên, xét về mặt sản lượng, thì cây Na dai trên địa bàn nghiên cứu cho sản lượng cao nhất so với các cây còn lại (Hình 3.5). Điều đó chúng tỏ cây Na dai trên địa bàn đang được chú trọng đầu tư phát triển sản xuất, tăng sản lượng và chất lượng cây trồng, nâng cao đời sống nhân dân. Được thể hiện bởi đề án số 1253DA-UBND huyện Chi Lăng về nâng cao giá trị sản phẩm cây Na dai trên địa bàn huyện Chi Lăng giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2030. Cụ thể là cải tạo 200 ha Na già cỗi và trồng mới 150 ha cây Na, đưa tổng diện tích cây Na của huyện đến 2020 là 1.850 ha, sản lượng đạt trên 17.000 tấn.

Sản xuất Na theo tiêu chuẩn VietGAP là 500 ha với sản lượng là 4.800 tấn. Sản xuất Na theo tiêu chuẩn GlobalGAP là 200 ha, sản lượng 180 tấn.

Hình 3.3. Năng suất các loại cây ăn quả huyện Chi Lăng

(Nguồn: UBND huyện Chi Lăng, 2018)

Hình 3.4. Sản lượng các cây ăn quả chủ yếu của huyện Chi Lăng Qua kết quả điều tra cho thấy huyện Chi Lăng tỉnh Lạng Sơn là nơi có diện tích sản xuất Na dai lớn nhất trong các dịa điểm điều tra (bảng 3.3, hình 3.5). Diện tích sản xuất Na dai Chi Lăng tăng lên qua hàng năm, từ 1520 ha nắm 2016 lên 2100ha năm 2018, cho thấy hiệu quả của việc sản xuất Na dai trên địa bàn huyện góp phần cải thiện sinh kế người trồng Na trên địa bàn.

Điều này thể hiện ở giá bán của sản phẩm, theo kết quả điều tra cho thấy, giá bán sản phẩm Na dai của Chi Lăng cao hơn so với các địa điểm điều tra với giá bán trên 42 triệu/tấn. Điều này còn thể hiện chất lượng của sản phẩm đã được thị trường và người tiêu dùng chấp nhận, nâng cao giá trị của sản phẩm trên một đơn vị diện tích.

Xét về mặt sản lượng của sản phẩm, ta thấy sản lượng Na dai Chi Lăng cao gần 5 lần so với các địa điểm điều tra khác. Cụ thể như sau, năm 2016 sản lượng Na dai Chi lăng đạt trên 1000 tấn/ha trong khi đó các địa điểm khác chỉ đạt khoảng từ 180-190 tấn/ha (bảng 3.3, hình 3.5). Sản lượng sản phẩm của huyện tăng đều qua các năm điều tra, đến năm 2018 sản lượng của toàn huyện đạt trên 1600 tấn, cao gấp nhiều lần so với các địa điểm điều tra khác.

Bảng 3.3. Diện tích, năng xuất, sản lượng và giá bán các điểm điều tra

DIỆN TÍCH, NĂNG SUẤT, SẢN LƯỢNG VÀ GIÁ BÁN NA DAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHI LĂNG VÀ CÁC ĐIỂM NGHIÊN CỨU

STT Chỉ tiêu Đơn vị tính

2016 2017 2018

Chi Lăng

Bản Luốc

Hồ Thầu

Nam Sơn

Chi Lăng

Bản Luốc

Hồ Thầu

Nam Sơn

Chi Lăng

Bản Luốc

Hồ Thầu

Nam Sơn

1 Diện tích Ha 1520 256 260 277 1920 260 273 285 2100 267 280 297

2 Năng suất Tấn/ha 0,7 0,7 0,7 0,7 1,1 0,8 0,8 0,8 1,2 0,8 0,8 0,8

3 Sản lượng Tấn/ha 1064 179,2 182 193,9 1536 208 218,4 228 1680 213,6 224 237,6 4 Số hộ sản xuất Hộ 1025 160 190 184 1130 165 200 190 1200 173 206 200

5 Giá bán Triệu

VNĐ/tấn 42 32 32 32 44 33 33 33 43 34 34 34

Hình 3.5. Diện tích, năng xuất, sản lượng và giá bán các điểm điều tra qua các năm.

Số hộ tham gia vào việc sản xuất Na dai trên địa bàn huyện Chi Lăng cũng cao hơn khoảng 6 lần các địa phương khác, con số này cũng tăng lên theo từng năm điều tra. Điều này có thể khảng định, hiệu quả kinh tế từ việc sản xuất Na dai trên địa bàn rất cao, phù hợp với đặc tính của địa phương về khí hậu thời tiết cũng như tập quán canh tác của người dân. Qua kết quả điều tra trên, tác giả tiến hành đánh giá hiệu quả kinh tế cây Na dai trên địa bàn huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn để đưa ra được những giải pháp phát triển cây Na dai trên địa bàn, cũng như nâng cao sinh kế của các hộ trồng Na dai trên địa bàn.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất na dai trên địa bàn huyện chi lăng tỉnh lạng sơn (Trang 52 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)