Định hướng và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất Na dai trên địa bàn huyện Chi Lăng

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất na dai trên địa bàn huyện chi lăng tỉnh lạng sơn (Trang 78 - 81)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.4. Định hướng và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất Na dai trên địa bàn huyện Chi Lăng

3.4.1. Định hướng phát triển sản xuất Na dai ở huyện Chi Lăng

Tiếp tục hoàn thiện chính sách, quy hoạch vùng sản xuất. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nông nghiệp đến năm 2020 của huyện là khai thác mọi tiềm năng, thế mạnh của địa phương phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung, hình thành một số mô hình sản xuất công nghệ cao gắn với thị trường tiêu thụ. Hình thành các vùng sản xuất tập trung phù hợp với lợi thế của từng địa phương, tích tụ ruộng đất thông qua việc thuê mướn, dồn điền đổi thửa. Đầu tư phát triển sản xuất tạo ra hàng hoá nông sản thực phẩm và có hiệu quả kinh tế cao, trong đó có phát triển sản xuất Na dai. Hướng dẫn chuyển giao kỹ thuật trồng, chăm sóc Na và định hướng nông dân áp dụng khoa học công nghệ cao vào sản xuất nhằm chuẩn hóa quy trình canh tác, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại cho cây Na Chi Lăng, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm; tổ chức tốt quản lý, sử dụng nhãn hiệu tập thể chứng nhận Na Chi Lăng,…

Đảm bảo chất lượng sản phẩm, Na dai Chi Lăng mặc dù được người tiêu dùng khắp nơi biết đến bởi chất lượng đặc biệt của nó. Tuy nhiên trong quá trình thương mại hoá sản phẩm hiện nay, để đáp ứng được yêu cầu của

khách hàng, nhất là những khách hàng khó tính như Hà Nội thì người sản xuất phải chú ý nhiều đến chất lượng sản phẩm.

Dựa vào địa hình huyện, tình hình đất nông nghiệp, đất rừng của huyện mà UBND huyện có quyết định đầu tư cho phát triển sản xuất Na dai, đầu tư thêm các khoa học kỹ thuật mới để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm,đáp ứng nhu cầu thị trường trong thời gian tới, tuyên truyền, quảng bá thúc đẩy phong trào trồng Na trong nhân dân theo quy trình VietGAP, GlobalGAP; góp phần cụ thể hóa chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới.

3.4.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất Na dai ở huyện Chi Lăng

Từ kết quả phân tích SWOT sản xuất Na dai trên địa bàn nghiên cứu, tác giả đưa ra các nhóm giải pháp như sau:

3.4.2.1. Nhóm giải pháp về đất đai và quy hoạch vùng sản xuất

- Hoàn thiện quy hoạch tổng thể vùng sản xuất Na dai ở huyện Chi Lăng. Khai thác nguồn lực đất đai sẵn có ở địa phương để mở rộng diện tích Na trên các địa bàn có tiềm năng phát triển.

- Tăng cường khuyến khích các hộ nông dân chia sẻ kinh nghiệm, tự học hỏi lẫn nhau.

3.4.2.2. Nhóm giải pháp về xây dựng cơ sở hạ tầng và thị trường tiêu thụ sản phẩm Na dai

- Xây dựng, mở rộng hệ thống đường giao thông phục vụ cho kinh doanh được thuận lợi.

- Cung cấp và tạo điều kiện cho người trồng Na trên địa bàn tiếp cận với thông tin về thị trường bằng cách trao đổi sản phẩm, triển lãm sản phẩm với các địa phương trồng Na khác trên cả nước. Mở rộng thị trường tiêu thụ để tạo ra sự cạnh tranh, dần nâng cao giá bán cho người dân.

- Cần kết hợp với các doanh nghiệp chế biến nông sản nhằm nâng cao tối đa giá trị sản phẩm Na dai, có nhiều sản phẩm phụ, nâng cao thu nhập cho người trồng Na.

3.4.2.3. Nhóm giải pháp cụ thể với từng nhóm hộ trồng Na

- Nhìn chung đối với các hộ trồng Na cần tích cực tham gia các buổi tập huấn kỹ thuật, hội thảo về cây Na. Cần áp dụng đúng kỹ thuật sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế Na.

- Đối với nhóm hộ mới trồng nên tìm ra những nguyên nhân khó khăn bất cập lớn của họ rồi từ đó tìm ra giải pháp cụ thể để khắc phục.

- Đối với nhóm hộ trồng lâu năm: Khuyến khích họ tiếp tục duy trì và phát triển từ đó lấy kinh nghiệm phổ biến cho các nhóm hộ khác. Tích cực áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

- Khuyến khích các hộ sản xuất trồng Na dai trên địa bàn theo hướng sản xuất VietGAP, sử dụng các chế phẩm sinh học, giảm chi phí sản xuất Na dai, bảo vệ môi trường sinh thái cho người dân địa phương.

- Mở rộng quy mô các hộ sản xuất Na dai theo tiêu chuẩn VietGAP đảm bảo chất lượng sản phẩm, nâng cao giá thành sản phẩm đám ứng yêu cầu phát triển bền vững cho địa phương.

Chương 4

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất na dai trên địa bàn huyện chi lăng tỉnh lạng sơn (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)