Hiệu quả sản xuất và hiệu quả kinh tế sản xuất Na dai ở huyện Chi Lăng

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất na dai trên địa bàn huyện chi lăng tỉnh lạng sơn (Trang 71 - 74)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Hiệu quả kinh tế sản xuất Na dai ở huyện Chi Lăng

3.2.3. Hiệu quả sản xuất và hiệu quả kinh tế sản xuất Na dai ở huyện Chi Lăng

Các tiêu chí đánh giá hiệu quả sản xuất gồm: Giá trị sản xuất (GO), chi phí trung gian (IC), giá trị gia tăng (VA), tổng chi phí (TC), thu nhập hỗn hợp (MI). Kết quả nghiên cứu được trình bày ở bảng 3.6.

Bảng 3.6. Tình hình sản xuất Na dai của các mô hình nhóm hộ điều tra Nhóm hộ

Chỉ số Nhóm hộ 1 Nhóm hộ 2 Nhóm hộ 3 Nhóm hộ 4 GO (VND) 5.876.900.000 1.299.100.000 8.987.760.000 3.771.220.000 IC (VND) 1.025.268.500 207.390.000 1.292.384.500 604.477.000 VA (VND) 4.851.631.500 1.091.710.000 7.695.375.500 3.166.743.000

TC (VND) 1.025.268.500 N/A N/A N/A

MI (VND) 4.851.631.500 N/A N/A N/A

Diện tích (ha) 31,30 6,60 40,40 16,82

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả, 2018) Ghi chú: Nhóm hộ 1: Các hộ sản xuất không phải là thành viên HTX không theo VietGAP; Nhóm hộ 2: Các hộ là không phải là thành viên HTX theo VietGAP; Nhóm hộ 3: Các hộ thành viên HTX không theo VietGAP; Nhóm hộ 4: Các hộ thành viên HTX theo VietGAP

Qua bảng 3.6 trên ta thấy có sự khác nhau về quy mô sản xuất giữa các nhóm hộ sản xuất Na dai trên địa bàn. Tổng diện tích trồng Na của nhóm hộ 3 nhiều nhất với diện tích bình quân 40,40 ha, với diện tích trồng Na như vậy, giá bán trung bình khoảng 24-27.000 đ/kg, nhóm hộ 3 có giá trị sản xuất GO cũng đạt lớn nhất khoảng 8.987.760.000. Nhóm hộ có diện tích ít nhất (6,06 ha) là nhóm 2, là nhóm hộ không phải là thành viên HTX theo VietGAP, do nhóm này có tổng số hộ tham gia nhỏ dẫn đến năng suất cũng như sản lượng là ít nhất (1.299.100.000 đồng).

Qua bảng trên ta cũng thấy rằng, các hộ gia đình sản xuất Na dai trên địa bàn không theo tiêu chuẩn VietGAP (nhóm hộ 1 và 3) có diện tích sản xuất Na lớn hơn rất nhiều so với 2 nhóm hộ còn lại (nhóm hộ 2 và 4), là nhóm hộ sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Điều đó cho thấy, việc đưa

khoa học kĩ thuật vào sản xuất Na dai trên địa bàn, mà trực tiếp là tiêu chuẩn VietGAP chưa được các hộ gia đình tại địa bàn nghiên cứu chấp nhận. Trong thời gian tới, cần có biện pháp phù hợp của chính quyền địa phương nhằm tạo điều kiện cho các hộ gia đình chuyển sang sản xuất Na dai theo tiêu chuẩn kỹ thuật của nhà nước, tiến tới sản xuất Na dai an toàn, hiệu quả có thương hiệu của địa phương.

Bảng 3.7. Hiệu quả tính trên một đơn vị diện tích

(Đơn vị tính: đồng/ ha) Chỉ tiêu Nhóm hộ 1 Nhóm hộ 2 Nhóm hộ 3 Nhóm hộ 4 GO/ha 187.760.383,39 196.833.333,33 222.469.306,93 224.263.796,38 IC/ha 32.765.766,77 31.422.727,27 31.989.715,35 35.946.539,01 VA/ha 154.994.616,61 165.410.606,06 34.105.693,07 188.317.257,37 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả, 2018) Ghi chú: Nhóm hộ 1: Các hộ sản xuất không phải là thành viên HTX không theo VietGAP; Nhóm hộ 2: Các hộ là không phải là thành viên HTX theo VietGAP; Nhóm hộ 3: Các hộ thành viên HTX không theo VietGAP; Nhóm hộ 4: Các hộ thành viên HTX theo VietGAP. GO là giá trị sản xuất, IC là chi phí trung gian và VA là giá trị gia tăng

Kết quả phân tích từ bảng 3.7 cho thấy hiệu quả của việc sản xuất Na dai trên một đơn vị diện tích (ha) là khá rõ ràng. Tổng giá trị sản xuất (GO) của Na dai trên địa bàn nghiên cứu là rất lớn, trong đó nhóm hộ 3 và 4 có tổng giá trị gần tương đương nhau (từ 222.469.306,93 đồng/ha đến 224.263.796,38 đồng/ha), cho dù có sự khác nhau về diện tích. Hơn thế nữa, sản phẩm Na dai của nhóm này theo tiêu chuẩn VietGAP, do đó có giá bán cao hơn so với nhóm họ khác. Tuy nhiên, nhóm hộ 4 lại có chi phí trung gian (IC) cao hơn (35,9 triệu đồng/ha) so với nhóm 3 dẫn đến giá trị gia tăng của nhóm hộ thấp hơn so với nhóm hộ 3. Chỉ số MI/ha không xác định được do không có thông tin chính xác về tài sản cố định của các hộ điều tra.

Xét trên phương diện hiệu quả trên mỗi đồng vốn, nhóm hộ 3 là nhóm hộ có hệ số cao nhất với chỉ số GO/IC là 6,95 lần, GO/AV =6,52 lần, GO/L =18,68

lần và IC/L =2,69 lần tiếp đó là nhóm hộ 2 , 4 và 1 (Bảng 3.7). Kết quả cho thấy rằng, nhóm hộ 3 có sự khác biệt lớn về hiệu quả sản xuất so với các nhóm hộ còn lại là 1, 2 và 4 có các chỉ số là tương đương nhau, không chêch lệch nhau nhiều. Điều này chứng tỏ rằng hộ là thành viên HTX không sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP có hiệu quả đồng vốn cao hơn, chứng tỏ vai trò của HTX trong tổ chức sản xuất, tuy nhiên việc sản xuất còn chưa theo tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng sản phẩm. Đây là phát hiện khá thú vị, cần được tiếp tục nghiên cứu.

Bảng 3.8. Hiệu quả trên mỗi đồng vốn

(ĐVT: lần) Chỉ tiêu Nhóm hộ 1 Nhóm hộ 2 Nhóm hộ 3 Nhóm hộ 4

GO/IC 5,73 6,26 6,95 6,24

VA/IC 4,73 5,26 1,07 5,24

GO/VA 1,21 1,19 6,52 1,19

GO/L 12,82 14,11 18,68 14,52

IC/L 2,24 2,25 2,69 2,33

VA/L 10,58 11,85 2,86 12,19

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra của tác giả, 2018) Ghi chú: Nhóm hộ 1: Các hộ sản xuất không phải là thành viên HTX không theo VietGAP; Nhóm hộ 2: Các hộ là không phải là thành viên HTX theo VietGAP; Nhóm hộ 3: Các hộ thành viên HTX không theo VietGAP; Nhóm hộ 4: Các hộ thành viên HTX theo VietGAP. GO là giá trị sản xuất, IC là chi phí trung gian và VA là giá trị gia tăng

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất na dai trên địa bàn huyện chi lăng tỉnh lạng sơn (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)