Phân tích SWOT về sản xuất Na dai trên địa bàn huyện Chi Lăng

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất na dai trên địa bàn huyện chi lăng tỉnh lạng sơn (Trang 74 - 78)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3. Phân tích SWOT về sản xuất Na dai trên địa bàn huyện Chi Lăng

Bảng 3.9. Phân tích SWOT sản xuất Na dai ở huyện Chi Lăng Điểm mạnh (S)

- S1: Các hộ có kinh nghiệm trồng Na lâu đời.

- S2: Na dai trong toàn Huyện Chi Lăng đã được cấp giấy chứng nhận địa lý

Na Chi Lăng”, có cơ hội được nhiều người tiêu dùng biết đến và tin tưởng sử dụng.

Điểm yếu (W)

- W1: Chưa thể áp dụng công nghệ hiện đại do thiếu vốn.

- W2: Trình độ dân trí thấp, không đồng đều, khó khăn trong việc triển khai khoa học kĩ thuật do đó chưa tăng năng xuất, sản lượng cây trồng.

- W3: Sản phẩm Na dai chưa đa dạng, chủ yếu là bán quả là chính.

Cơ hội (O)

- O1: Tập đoàn TH mong muốn xây dựng một vùng Na nguyên liệu để sản xuất nước Na ép xuất khẩu sáng Úc.

- O2: Chính quyền địa phương hết sức quan tâm đến việt phát triển sản phẩm Na dai trên địa bàn.

- O3. Thị trường tiêu thụ lớn, có tiềm năng xuất khẩu, đặc biệt là gần với thị trường Trung Quốc, da dạng về sản phẩm.

O1 + W1: Nhanh chóng hợp tác với tập đoàn TH, kêu gọi đầu tư máy móc trang bị cho các hộ có hợp đồng trồng Na nguyên liệu cho TH.

O2+W2: Đào tạo, nâng cao trình độ kĩ thuật, xây dựng mô hình tối ưu trên địa bàn nhằm tăng năng xuất, sản lượng cây Na dai.

O3+W3: Kết hợp với các công ty, nhà máy sản xuất trái cây đa dạng hóa sản phẩm từ cây Na như nước ép, nước đóng chai, bánh,... nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Thách thức (T)

- T1: Hay bị sâu đục thân và ruồi vàng hại quả.

- T2: Luôn phải cạnh tranh về chất lượng, mẫu mã với sản phẩm Na ở những vùng khác.

S1+T1:Tập huấn chuyển giao cho người dân khoa học kĩ thuật hiện đại kết hợp với kinh nghiệm sản xuất lâu đời để đưa ra biện pháp phòng trừ sâu đục thân, ruồi vàng hại quả.

S2+T2: Xây dựng thương hiệu, đăng kí thương hiệu sản phẩm Na dai của địa phương nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra của tác giả, 2018) Tuy nhiên phát triển Na với mục tiêu sản xuất hàng hóa, bền vững, ổn định, đảm bảo VSATTP, vùng Na Chi Lăng bộc lộ nhiều vấn đề về kỹ thuật cần giải quyết, đó là:

- Vùng Na Chi Lăng chủ yếu được trồng trên triền núi đá, nơi có các dải đất hẹp xen lẫn với đá hoặc các hốc đá có đất, độ dốc lớn, đất thường bị rửa trôi xói mòn mạnh, nhanh bạc màu cộng với sự đầu tư chăm sóc của người dân rất ít nên vườn Na chỉ xanh tốt và cho thu hoạch khoảng 4-5 năm đầu, sau đó cây nhanh tàn, quả nhỏ, thoái hóa, nhiều hạt, chất lượng quả kém, giá bán thấp, hiệu quả kinh tế kém, bởi vậy cần phải có các biện pháp kỹ thuật đồng bộ vừa quản lý tốt độ ẩm đất, chống được rửa trôi xói mòn, vừa tăng được độ phì của đất làm cho cây sinh trưởng tốt, tăng năng suất, chất lượng và kéo dài tuổi thọ của cây.

- Do trồng ở trên núi đá dốc, hiểm trở nên việc vận chuyển một lượng phân lớn như phân hữu cơ hoặc các phân bón NPK riêng rẽ để bón cho cây theo quy trình là rất khó khăn do vậy phải nghiên cứu ứng dụng các loại phân bón

tổng hợp, phân giải chậm với khối lượng ít, kết hợp với phân bón lá có chứa các nguyên tố vi lượng, các chất điều hòa sinh trưởng để bổ sung dinh dưỡng cho cây ở những giai đoạn thiết yếu, làm tăng sự đậu quả, chất lượng và mẫu mã quả.

- Sâu, bệnh hại cũng là một yếu tố cản trở lớn đến sản xuất Na ở Chi Lăng. Những sâu, bệnh thường gặp ở vùng Na Chi Lăng là các loài rệp sáp phấn, nhện, bọ phấn, ruồi đục quả, bệnh muội đen, thán thư,.... Những loại sâu, bệnh này không chỉ làm cho cây bị chết, mà thường xuyên làm hạn chế tới sức sinh trưởng của cây, làm cho cây ra hoa đậu quả kém, năng suất thấp, đặc biệt là làm cho mã quả xấu, hoặc bị thối và khô héo không thể sử dụng được. Bởi vậy, không thể không nghiên cứu các biện pháp phòng trị chúng.

Tuy nhiên những biện pháp phòng trị sâu, bệnh đối với một vùng Na sản xuất hàng hóa phải vừa đảm bảo hiệu quả phòng trị sâu, bệnh, đồng thời phải đảm bảo vệ sinh an toàn sản phẩm.

- Phát triển Na ở Chi Lăng chủ yếu là tự phát, người dân tự lựa chọn giống và tự sản xuất giống để trồng, chưa có cơ sở nào ở địa phương làm công tác tuyển chọn, nhân giống cung cấp cho người dân, bởi vậy để phát triển một vùng Na hàng hóa chất lượng cao cần phải xây dựng một hệ thống cung ứng giống tốt trên cơ sở nguồn giống được tuyển chọn và đầu tư cơ sở vật chất cho duy trì và nhân giống.

- Diện tích sản xuất nông hộ nhỏ lẻ không tập trung do đó công tác chỉ đạo áp dụng các biện pháp kỹ thuật, phòng trừ dịch bệnh gặp rất nhiều khó khăn. Các cơ quan chuyên môn của huyện và cán bộ chuyên môn kỹ thuật khuyến cáo người dân áp dụng các biện pháp kỹ thuật không đồng bộ ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng sản phẩm Na.

- Phương thức sản xuất nhỏ lẻ chủ yếu dựa theo hình thức hộ gia đình, chưa có liên kết trong hợp tác đầu tư, tiêu thụ sản phẩm. Để tạo ra sản phẩm đồng đều, đảm bảo chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng, yêu cầu của các hệ thống siêu thị, nhà hàng,

khách sản và hướng tới xuất khẩu cần thay đổi phương thức sản xuất như hình thành các tổ hợp tác, hợp tác xã để tổ chức thực hiện sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, tổ chức phân phối sản phẩm.

- Bao bì, phân loại, đóng gói sau thu hoạch còn rất hạn chế,.... hiệu quả về kinh tế - xã hội chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của địa phương.

Vì vậy việc năm 2017 Đề án Hỗ trợ nâng cao giá trị sản phẩm Na Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn được ra đời, có ý nghĩa quan trọng và hết sức cần thiết, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, góp phần quảng bá, nâng cao giá trị sản phẩm, nâng cao uy tín và giữ vững nhãn hiệu Na Chi Lăng.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất na dai trên địa bàn huyện chi lăng tỉnh lạng sơn (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)