Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Sản xuất Na dai và một số cây ăn quả khác ở huyện Chi Lăng
3.1.2. Sản xuất và tiêu thụ Na dai ở huyện Chi Lăng
Cây Na dai được người dân đặc biệt quan tâm và được coi như cây trồng mũi nhọn trong công cuộc thoát nghèo của người dân huyện Chi Lăng.
Năm 2016, diện tích Na toàn huyện đạt 1.426,01 ha, tăng hơn 126,01 ha so với năm 2014. Năm 2017 diện tích Na tiếp tục tăng, đạt 1.526,01 ha, tăng hơn 100 ha so với năm 2016. Năm 2018 diện tích Na đạt 1.576 ha, tăng hơn 49,99 ha so với năm 2017 và tăng thêm 149,99 ha so với năm 2016 (Bảng 3.2).
3.1.2.2. Kỹ thuật canh tác và chăm sóc cây Na a) Sử dụng giống
Những diện tích Na trồng trước năm 1995 chủ yếu người dân tự ươm giống, chiết cành giống Na địa phương để trồng nên thời gian cho quả lâu và năng suất không được cao. Trong những năm gần đây, đánh giá được tiềm năng phát triển cây Na của địa phương chính quyền đã có những chính sách như hỗ trợ 75% cây giống (cây ghép) năm đầu cho những hộ trồng 100 cây trở lên,... Người dân áp dụng khoa học vào sản xuất, sử dụng giống mắt ghép từ những cây đã được tuyển chọn tốt để sản xuất giống, sử dụng những cây ghép to, khỏe để trồng đó khả năng chống chịu sâu bệnh cây Na cũng tốt hơn, nhanh cho quả hơn và có thể thu hoạch sau khi trồng được 3 - 4 năm.
Hiện nay trên địa bàn huyện Chi Lăng, Trạm khuyến nông thường xuyên quan tâm đến việc cung ứng các loại giống lúa, cây ăn quả các loại,
và na dai là một trong số đó. Na thường chỉ có hai giống cơ bản nhất là giống na dai và na bở. Hiện nay Trạm khuyến nông chỉ cung ứng chủ yếu giống na dai cho các hộ dân. Giống na dai đã được người dân đón nhận tốt.
Điều đó sẽ thúc đẩy quá trình sản xuất na dai, nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như năng suất cây trồng.
b) Kỹ thuật chăm sóc và thu hái
Trước đây khi quy mô còn nhỏ lẻ người dân chủ yếu chăm sóc theo kinh nghiệm, phương pháp thủ công, ít đầu tư nên chưa đạt hiệu quả cao.
Được sự khuyến khích phát triển của địa phương người dân đã mở rộng diện tích trồng Na, tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật để chăm sóc Na sao cho hiệu quả từ mật độ, cách trồng, đến bón phân, tạo tán,… Tuy nhiên trình độ dân trí và thu nhập không đồng bộ nên còn nhiều hộ chưa tiến hành đúng quy cách như bón phân theo cảm tính, chưa đúng liều lượng, chưa giành nhiều thời gian làm cỏ, tỉa cành nên chất lượng quả, màu sắc cũng chưa đồng đều.Vụ thu hoạch Na có thể rải rác trong mấy tháng, những quả chín đều được người dân hái trước, thu hái hoàn toàn bằng phương pháp thủ công nên không thể tránh khỏi những trường hợp Na bị rập, nát. Đối với những hộ có diện tích lớn, Na chín nhiều cùng một lúc không kịp thu hái nên quả thường bị rụng hoặc dễ hỏng hơn trong quá trình vận chuyển Na từ núi xuống đường giao thông để bán. Một số hộ lại thu hoạch Na quá sớm (lúc này Na chín chưa đều đẹp) hoặc quá muộn (Na chín ngẫu) cũng ảnh hưởng đến thu nhập của hộ mặc dù năng suất tương đối cao. Để đạt được hiệu quả kinh tế cao từ trồng Na người dân không chỉ tạo ra sản lượng lớn quả mà còn phải thu hoạch quả đúng thời điểm, đúng quy cách. Đối với những hộ có diện tích thu hoạch lớn cần tập trung lao động để thu hoạch kịp thời khi Na chín đồng loạt trên diện rộng để đảm bảo được chất lượng cũng như mẫu mã của quả.
Các xã, thị trấn vùng trồng cây Na đã áp dụng kỹ thuật canh tác như:
trồng mật độ cao để tận dụng đất trong giai đoạn kiến thiết cơ bản, cắt tỉa, tạo tán, bón phân hữu cơ, rải vụ sản xuất Na trái vụ,...
Về phân bón, trong những năm gần đây Trạm khuyến nông thường xuyên tuyên truyền, khuyến cáo các hộ nông dân trồng na dai thực hiện bón phân theo công thức sau:
Bảng 3.4.Lượng bón phân cho na dai theo tuổi của cây
Loại phân Tuổi cây Lượng phân bón (kg/cây)
1-3 năm 4-8 năm >8 năm
Hữu cơ 15-20 20 – 25 30 – 40
Đạm 0,6 – 0,8 1,0 – 1,5 1,5 – 2,0
Lân 0,3 – 0,4 0,5 – 0,8 0,7 – 1,0
Kali 0,2 – 0,3 0,5 – 0,7 0,7 – 1,0
(Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Chi Lăng) Thời vụ bón: Mỗi năm bón 3 lần vào tháng 2, tháng 7 và tháng 10.
Lần bón vào tháng 2: Đạm 50g + kali 50g.
Lần bón vào tháng 7: Đạm 50g + kali 40g.
Lần bón tháng 10: bón 40–100g lân.
Việc bón phân đúng quy định sẽ giúp cho cây trồng phát triển tốt, có năng suất cao. Tuy nhiên vẫn còn một số hộ gia đình không thực hiện đúng nên năng suất còn kém.
Công tác phòng trừ sâu bệnh trên cây Na đã được triển khai đồng bộ, tuy nhiên vẫn còn tình trạng một số hộ lạm dụng thuốc BVTV, số lần phun thuốc còn nhiều, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng.
Tình hình bảo quản, sơ chế sản phẩm:
Sản phẩm Na quả sau khi thu hoạch chủ yếu bán tươi, ít sơ chế, chưa có cơ sở chế biến. Đa số nông dân chưa được hướng dẫn kỹ thuật thu hoạch, bảo quản, sơ chế nên giá trị kinh tế đem lại chưa cao.
3.1.2.3. Sản xuất Na theo tiêu chuẩn VietGAP
VietGAP là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, xử lý sau thu hoạch nhằm đảm bảo an toàn, nâng
cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng; đồng thời bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản xuất. Đối với Na thì tiêu chuẩn VietGAP được công nhận đối với những phần diện tích Na dai được thực hành canh tác theo nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn sản xuất, thu hoạch, xử lý sau thu hoạch nhằm đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm Na quả, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng.
Hiện nay, toàn huyện Chi Lăng mới chỉ có hơn 105 ha Na được sản xuất đạt chứng nhận theo tiêu chuẩn VietGAP, tập trung tại xã Mai Sơn, xã Quang Lang, xã Chi Lăng, thị trấn Đồng Mỏ và thị trấn Chi Lăng; và 5 ha được chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP tại thôn Quán Thanh, xã Chi Lăng và 96 8ha được các nhóm hộ cam kết sản xuất đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định tại Thông tư số 51/2014/TT- BNNPTNT ngày 27/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT, được cơ quan chuyên môn của huyện Chi Lăng cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Như vậy có thể nói rằng diện tích Na được cấp chứng nhận VietGAP còn rất nhỏ so với tổng diện tích Na toàn huyện. Đây là một thách thức, rất cần có những nghiên cứu sâu thêm để tìm hiểu lý do tại sao diện tích Na sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và các tiêu chuẩn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được người dân địa phương chú ý.
3.1.2.4. Chất lượng sản phẩm Na quả huyện Chi Lăng
Na Chi Lăng có chất lượng tốt, là sản phẩm nổi tiếng đã tạo nên thương hiệu được người tiêu dùng ưa thích. Tuy nhiên, một số diện tích trồng Na chưa phù hợp (trồng ở ruộng thấp có độ ẩm cao) năng suất, chất lượng thường kém.
Về thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm, đa số người sản xuất Na không dành nhà kho riêng để lưu giữ phân bón, thuốc BVTV, phần lớn là các hộ sản xuất Na không có sổ sách theo dõi ghi chép nhật ký sản xuất. Điều này
có liên quan đến việc áp dụng kỹ thuật sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP đã đề cấp ở mục trên đây.