Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của Hội liên hiệp phụ nữ đối với công tác xóa đói giảm nghèo tại địa phương

Một phần của tài liệu Vai trò của hội liên hiệp phụ nữ tỉnh điện biên đối với công tác xóa đói giảm nghèo (Trang 33 - 39)

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ ĐỐI VỚI CÔNG TÁC XĐGN

1.1. Cơ sở lý luận về vai trò của Hội liên hiệp đối với công tác xóa đói giảm nghèo

1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của Hội liên hiệp phụ nữ đối với công tác xóa đói giảm nghèo tại địa phương

1.1.3.1. Các yếu tố khách quan a, Yếu tố về chính sách

Đảng và nhà nước ta luôn coi trọng quyền bình đẳng của phụ nữ trong các mặt và các hoạt động của đời sống. Quyền của phụ nữ được ghi nhận trong các bản Hiến pháp, đặc biệt là Điều 26 Hiến pháp năm 2013: “1- Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới. 2- Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội. 3- Nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới”. Các quy định dành riêng cho lao động nữ được quy định tập trung tại Luật Bình đẳng giới năm 2006, Bộ luật Lao động năm 2012 (BLLĐ), Bộ luật Dân sự năm 2015, Bộ luật Hình sự năm 2015, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, Nghị định số 85/2015/NĐ-CP ngày 01/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về chính sách đối với lao động nữ và một số văn bản quy phạm pháp luật khác.

Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới thì “Việt Nam là một quốc gia đạt được sự thay đổi nhanh chóng nhất về xóa bỏ khoảng cách giới trong hai

mươi năm qua ở khu vực Đông Á”. Việc đảm bảo quyền bình đẳng cho phụ nữ đã tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế, xã hội nói chung, cũng như để giảm thiểu nghèo nói riêng. Đảng và Nhà nước ta đã xây dựng nhiều chính sách cho người nghèo mà đặc biệt là phụ nữ thuộc diện hộ nghèo và phụ nữ ở các vùng dân tộc thiểu số như là các chính sách bảo hiểm y tế, các chính sách tín dụng, dự án dạy nghề, dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo, chính sách miễn giảm học phí cho học sinh nghèo trong đó quan tâm hơn cả đến các em là học sinh nữ trong gia đình thuộc diện hộ nghèo. Đối với phụ nữ thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số còn có thêm những quyền lợi được nêu rõ trong Nghị định 39/2015/NĐ-CP về chính sách hỗ trợ cho phụ nữ thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số sinh con.

Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng, triển khai và thực hiện các chính sách dành cho phụ nữ nghèo gặp không ít khó khăn và thách thức. Thứ nhất về công tác tổ chức, việc chậm ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện dẫn đến các chính sách, quy định không đi vào cuộc sống thực tế, một số chính sách, biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong công cuộc xóa đói giảm nghèo đã được ban hành nhưng trên thực tế không phát huy hiệu quả, một số quy định còn mang tính định tính, khó định lượng, tỷ lệ cán bộ nam giới vẫn chiếm tỷ trọng nhiều hơn nữ giới cho nên khi các cơ quan cấp trên xuống triển khai đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực cho người dân, thì người đàn ông sẽ đi họp, nhưng khi về triển khai công việc thì lại là người phụ nữ. Thứ hai, một số cán bộ, công chức còn hạn chế về kiến thức trong quá trình công tác tham mưu, hoạch định chính sách, xây dựng pháp luật cho phụ nữ mà đặc biệt là phụ nữ thuộc hộ nghèo; hơn nữa kinh phí để đảm bảo cho công tác xây dựng pháp luật chưa thể đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ. Ngoài nguồn nhân lực thiếu, còn nguyên nhân quan trọng khác là quan niệm, định kiến xã hội về vai trò của phụ nữ và mặc cảm của ngay bản thân cũng là những cản trở tới hiệu quả của hoạt động xóa đói, giảm nghèo và sự tiến bộ của phụ nữ, nhất là phụ nữ nghèo.

Như vậy, các chính sách của Đảng và Nhà nước vừa là điều kiện, vừa là cơ hội, thách thức để phát huy vai trò của người phụ nữ nói chung cũng như Hội LHPN nói riêng trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, giúp phụ nữ vươn lên làm ăn kinh tế và làm chủ đời sống ngày nay.

b, Yếu tố về điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương

Có thể hiểu sơ lược điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương bao gồm các điều kiện về tự nhiên như vị trí địa lý và nguồn tài nguyên thiên nhiên như sông suối, đất đai, rừng núi, khí hậu,... và điều kiện xã hội như dân cư, cơ sở hạ tầng, các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và các nguồn lực khác.

Điều kiện kinh tế xã hội của địa phương phát triển ổn định có tác động to lớn tới vai trò của người phụ nữ khi tham gia vào công cuộc xây dựng đất nước. Ở một quốc gia, một địa phương có trình độ khoa học công nghệ phát triển, người phụ nữ có nhiều cơ hội để học hỏi và nâng cao trình độ cũng như tay nghề lao động, từ đó góp phần tăng thu nhập và ổn định cuộc sống. Khi đời sống của người phụ nữ trở nên đầy đủ ấm no thì những vấn đề xã hội khác như mối quan hệ gia đình và các mối quan hệ cộng đồng xã hội sẽ hài hòa và phát triển hơn, từ đó nhận thức của người phụ nữ nói riêng và nhận thức xã hội nói chung sẽ tiến bộ và việc thực hiện các quyền bình đẳng giới cũng như các chính sách của Đảng và Nhà nước có nhiều thuận lợi hơn.

Ngược lại, một xã hội bất ổn cùng với điều kiện kinh tế kém phát triển sẽ không phát huy được vai trò của người phụ nữ trong quá trình đi sâu rộng vào quần chúng nhất là các địa phương vùng sâu vùng xa hoặc vùng đặc biệt khó khăn. Khi không có phương tiện kỹ thuật hoặc không có điều kiện về tài chính để hỗ trợ cho các hoạt động của phụ nữ địa phương, số lượng người tham gia vào các tổ chức này cũng sẽ hạn chế và từ đó khó có thể huy động được sức mạnh tập thể cùng thực hiện những nhiệm vụ kinh tế chiến lược bao gồm cả chương trình xóa đói giảm nghèo của quốc gia.

c, Yếu tố về nhận thức của người dân

Theo nghiên cứu của tác giả Mã Bình Phú (2014) về các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia phát triển kinh tế của phụ nữ nghèo tại Cần Thơ cho thấy có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc tham gia phát triển kinh tế của người phụ nữ, nhưng có 5 yếu tố tác động chủ yếu đó là: Nhận thức vai trò giới, Trình độ học vấn, Kiểu gia đình, Số con từ 7-22 tuổi và Tổng thu nhập gia đình. Trong đó yếu tố nhận thức vai trò giới là tác động mạnh nhất và tích cực đến việc tham gia phát triển kinh tế của người phụ nữ, kế tiếp là trình độ học vấn. Từ đây có thể nói, nếu như bản thân người phụ nữ tự ý thức đầy đủ được vai trò của mình trong công cuộc vươn lên làm ăn kinh tế, xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức thu nhập và đời sống cho gia đình thì vai trò của người phụ nữ mới thực sự được phát huy. Nếu bản thân người phụ nữ vẫn còn có những định kiến về giới, e dè khi tiếp cận tới vấn đề bình đẳng trong công việc và quyền lợi thì quá trình thực thi những chính sách của Đảng và Nhà nước sẽ không bao giờ có thể đạt được kết quả khả quan nhất. Do đó, rất cần có nhiều hoạt động nâng cao kiến thức về giới cũng như thay đổi nhận thức cho người phụ nữ tạo tiền đề trước khi thực hiện các biện pháp phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo tại địa phương mà đặc biệt là các địa phương vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn và hơn cả là địa phương có tỷ lệ người dân tộc thiểu số chiếm phần lớn.

Bên cạnh đó, nhận thức của những đối tượng khác mà đặc biệt là nam giới cũng góp phần quan trọng to lớn trong việc nâng cao vai trò của người phụ nữ đối với công cuộc xóa đói giảm nghèo. Bởi vì một số địa phương nhất là những vùng nông thôn kém phát triển, những vùng dân tộc thiểu số xa xôi, chủ hộ gia đình vẫn chủ yếu là nam giới còn mang nặng tư tưởng trọng nam khinh nữ, coi thường vai trò của người phụ nữ trong xã hội cho nên khó có thể phát huy chức năng và nhiệm vụ của hội phụ nữ địa phương trong quá trình đi sâu vào các hoạt động phát triển kinh tế tại địa bàn. Các tư vấn viên là

những hội viên hoặc cán bộ hội phụ nữ địa phương nếu chưa được trang bị kiến thức cũng như kinh nghiệm trong việc xử lý và thuyết phục người dân có thể sẽ gặp nhiều cản trở và khó khăn trong quá trình tiếp cận chủ hộ và người phụ nữ để phổ biến kiến thức và chính sách của Đảng và Nhà nước.

1.1.3.2. Các yếu tố chủ quan

a, Sự phối hợp và tương tác trong quá trình xây dựng kế hoạch và triển khai các phong trào của Hội

Trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ, được sự chỉ đạo trực tiếp của Hội LHPN cấp trên và sự lãnh đạo của Huyện ủy, UBND cùng cấp, Hội LHPN địa phương tiến hành tự xây dựng kế hoạch thực hiện cho mình, bám sát vào kế hoạch chung của các cơ quan quản lý trực thuộc, từ đó, chủ động triển khai các hoạt động và phong trào của Hội dưới sự giám sát và giúp đỡ của các cơ quan cấp trên.

Do vậy, để đạt được kết quả tốt nhất, cần có sự nhất quán trong công tác xây dựng chủ trương, đường lối, kế hoạch hoạt động từ cấp trung ương đến cấp địa phương, ngoài ra cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận trong Hội, giữa Hội với các ban ngành và đoàn thể, trực tiếp giữa Hội với cơ quan quản lý địa phương toàn diện trên cả ba mặt: Công tác xây dựng các kế hoạch của Hội; Công tác triển khai phong trào của Hội; Công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động trong quá trình thực hiện các hoạt động của Hội. Có được như vậy, Hội LHPN địa phương có điều kiện và tiền đề thuận lợi để thực hiện thành công các kết quả như dự kiến.

Bên cạnh đó, sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cơ quan quản lý cùng với sự tham gia phối hợp nhiệt tình của các ban ngành sẽ tạo điều kiện để Hội thực hiện tốt các nhiệm vụ của mình.

b, Năng lực chuyên môn nghiệp vụ và thái độ làm việc của cán bộ Hội Trong các hoạt động và quá trình, yếu tố con người là yếu tố cơ bản quyết định tới kết quả thực hiện của tập thể. Trình độ và năng lực của các cá

nhân ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả hoạt động chung của tổ chức. Vì vậy, có thể nói trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các cán bộ phục vụ trong Hội LHPN địa phương đóng góp một phần quan trọng trong công tác xây dựng, triển khai và thực hiện các nhiệm vụ chính trị của Hội. Do đó, mỗi cán bộ của Hội cần chủ động trau dồi kiến thức, giữ vững lập trường, có bản lĩnh vững vàng, luôn luôn có thái độ cầu thị, nhiệt tình, tâm huyết, nghiêm túc trong công việc, có tinh thần đóng góp cho tập thể, thực hiện tốt các phẩm chất chính trị của cán bộ công chức, làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh, luôn phấn đấu và rèn luyện cả thể chất và đạo đức để có thể hoàn thành các nhiệm vụ và nghĩa vụ đối với hội viên nói riêng và toàn thể xã hội nói chung.

Để cán bộ Hội có thêm động lực và nền tảng thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, rất cần các cơ quan ban ngành quản lý và Hội LHPN tạo thêm điều kiện về cơ sở vật chất cũng như các chính sách, chế độ ưu đãi cho cán bộ Hội, luôn quan tâm đến vấn đề nâng cao trình độ của cán bộ Hội, cử các cán bộ tham gia nhiều lớp tập huấn kỹ năng, từ đó cán bộ Hội có kiến thức và kinh nghiệm để tiếp cận sâu tới người dân, thể hiện tốt vai trò dẫn dắt hội viên trong công cuộc xóa đói giảm nghèo tại địa phương.

c, Điều kiện làm việc và các công cụ, phương tiện kỹ thuật, chế độ chính sách phục vụ cho hoạt động quản lý công tác xã hội của Hội

Để có thể thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị mà Đảng và Nhà nước đã giao phó, Hội LHPN địa phương cần được trang bị và đảm bảo về một số điều kiện như sau:

- Hệ thống cơ sở vật chất như phòng họp, phòng hội thảo, phòng làm việc, bàn tư vấn, máy tính, internet… cần được đảm bảo về chất lượng, phù hợp với sự tiến bộ khoa học công nghệ hiện đại, phù hợp với năng lực, trình độ vận hành máy móc, trang thiết bị của cán bộ hội;

- Kinh phí cấp cho quá trình triển khai mọi hoạt động, phong trào của Hội; nguồn kinh phí này rất quan trọng bởi nó là nguồn lực chính để đảm bảo

bộ máy hoạt động, kinh phí hoạt động đảm bảo có tác động rất lớn đến chất lượng hoạt động của Hội; Nếu nguồn kinh phí eo hẹp sẽ làm cản trở cho việc triển khai các hoạt động của Hội một cách thuận lợi;

- Chế độ chính sách về tiền lương, phụ cấp, tiền thưởng, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, chế độ thai sản, chế độ lương hưu, trợ cấp thất nghiệp, các chương trình tập huấn nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ... là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự tận tâm trong công việc của cán bộ Hội.

Một phần của tài liệu Vai trò của hội liên hiệp phụ nữ tỉnh điện biên đối với công tác xóa đói giảm nghèo (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)