Khái quát về Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Điện Biên

Một phần của tài liệu Vai trò của hội liên hiệp phụ nữ tỉnh điện biên đối với công tác xóa đói giảm nghèo (Trang 64 - 70)

Chương 3: THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ TỈNH ĐIỆN BIÊN ĐỐI VỚI CÔNG TÁC XĐGN

3.1. Giới thiệu chung về đơn vị nghiên cứu và địa bàn nghiên cứu

3.1.2. Khái quát về Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Điện Biên

* Cơ cấu tổ chức của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Điện Biên:

Hội LHPN tỉnh Điện Biên thuộc khối cơ quan đoàn thể của tỉnh, dưới sự chỉ đạo của hai ngành dọc và ngang. Theo ngành dọc, Hội dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Hội LHPN Việt Nam thực hiện các nhiệm vụ do Hội cấp trên chỉ đạo. Đồng thời, theo ngành ngang Hội dưới sự quản lý của Tỉnh uỷ thực hiện nhiệm vụ: “tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước và các nhiệm vụ kinh tế - chính trị của địa phương”. Hội hướng dẫn, giám sát các Hội cấp dưới triển khai các phong trào, chương trình mà hàng năm Hội LHPN Việt Nam xây dựng.

Hội LHPN là nơi thực hiện và triển khai các nhiệm vụ của Hội, là tổ chức tham mưu cho Ban chấp hành mà đứng đầu là chủ tịch Hội LHPN tỉnh, chịu trách nhiệm chung trước BCH Hội LHPN tỉnh, trước Tỉnh ủy và Hội cấp trên về phong trào phụ nữ, công tác Hội. Trong 5 năm qua, các cấp Hội LHPN tỉnh Điện Biên đã chủ động, tích cực tham gia ý kiến vào các văn bản dự thảo của Đảng, Nhà nước, UBND tỉnh, Đoàn ĐBQH, HĐND tỉnh và các ngành liên quan gửi xin ý kiến. Các ý kiến tham gia đóng góp của Hội LHPN các cấp đã chú trọng nội dung bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của phụ nữ, bình đẳng giới, bảo vệ quyền trẻ em. Kết quả, trong 5 năm, Hội LHPN cấp tỉnh đã tham gia đóng góp 175 ý kiến vào các văn bản dự thảo; Hội LHPN cấp huyện và cơ sở tham gia đóng góp 2.530 ý kiến vào các văn bản dự thảo;

định kỳ 2 lần/năm, các cấp Hội đã tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri đề nghị Ủy ban MTTQ trình tại các kỳ họp của HĐND cùng cấp. Đối với cán bộ, đại biểu dân cử, công chức tham gia cấp ủy các cấp, cơ quan dân cử và các vị trí lãnh đạo thuộc các cơ quan UBND các cấp: tích cực tham gia đóng góp ý kiến tại các cuộc họp của cấp ủy, kỳ họp của Quốc Hội, kỳ họp HĐND các cấp; các phiên họp của UBND... về những nội dung liên quan đến các vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ, liên quan đến đời sống, sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh trên địa bàn…

Hiện nay, Hội LHPN tỉnh Điện Biên có 10 Hội cấp huyện, 130 Hội cấp cơ sở và có tới 1.813 chi hội, Ban chấp hành cấp tỉnh có 20 đồng chí ủy viên, có 04 đồng chí lãnh đạo gồm 01 đồng chí Chủ tịch và 03 đồng chí Phó Chủ tịch; 04 trưởng ban chuyên môn; 03 phó ban chuyên môn; 08 chuyên viên; 01 nhân viên phục vụ.

Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Hội LHPN tỉnh Điện Biên (Nguồn: Website Hội LHPN tỉnh Điện Biên)

Trong đó:

- Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Điện Biên là người lãnh đạo cao nhất, kiêm Chủ tịch Hội đồng thi đua khen thưởng; Chủ tịch Hội đồng nâng lương; Chủ tài khoản thứ nhất phụ trách thu chi ngân sách; Phụ trách công tác tổ chức cán bộ, công tác bảo vệ nội bộ; Chủ trì các cuộc họp BCH, BTV và thường trực, trực tiếp phụ trách Ban tổ chức.

- Phó chủ tịch có chức năng nghiên cứu vận dụng chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, của HPN vào việc lãnh đạo, chỉ đạo nhiệm vụ công tác Hội và phong trào phụ nữ. Chủ động trao đổi với Phó chủ tịch thường trực về các vấn đề có liên quan của Hội và lĩnh vực phụ trách. Phụ trách Ban tuyên giáo hoặc Ban Gia đình và xã hội.

Chủ tịch

Phó chủ tịch Phó chủ tịch

Phó chủ tịch thường trực

Ban tổ chức Ban gia đình

và xã hội Ban tuyên

giáo Ban văn

phòng

- Phó chủ tịch thường trực có nhiệm vụ tổ chức điều hành giải quyết công việc hàng ngày, chuẩn bị nội dung các cuộc họp BCH, BTV, thường trực và cơ quan; Đại diện chủ tài khoản thứ hai; Chăm lo đời sống vật chất tinh thần và điều kiện làm việc của Hội; trực tiếp phụ trách Ban văn phòng.

- Ban Văn phòng: Tham mưu công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành các nhiệm vụ và chương trình công tác của cơ quan hội và toàn ngành; Giúp thường trực công tác đối nội, đối ngoại, đón tiếp khách; Phụ trách phong trào thi đua và thi đua khen thưởng, công tác đối ngoại; Thu thập xử lý thông tin và tổng hợp xây dựng báo cáo của ngành; Tham mưu công tác tài chính; Lưu trữ thông tin, tư liệu phục vụ khai thác; Theo dõi quản lý ngày giờ công.

- Ban tuyên giáo: Tham mưu công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động phụ nữ; Nắm bắt tư tưởng, tâm tư nguyện vọng, những vấn đề nổi cộm của Hội viên PN để đề xuất giải pháp; Hướng dẫn luật pháp và chính sách cho PN, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ giám sát và phản biện. Theo dõi tham mưu các chương trình: Tệ nạn xã hội, tội phạm buôn bán PN-TE, bệnh lao, vệ sinh môi trường và nước sạch; thể dục thể thao, dân tộc tôn giáo; Công tác hậu phương quân đội;

Chương trình liên kết với lực lượng vũ trang, giải quyết đơn thư.

- Ban gia đình xã hội: Nghiên cứu tham mưu áp dụng các chủ trương, chính sách của Đảng vào việc cải thiện nâng cao chất lượng, cuộc sống phụ nữ góp phần xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng tiến bộ hạnh phúc. Tham mưu đề xuất tác động chính quyền ra được các chương trình bảo vệ quyền lợi PN trong 2 lĩnh vực kinh tế và sức khỏe; Phối hợp xây dựng kế hoạch dự án về tín dụng - tiết kiệm, tăng thu nhập, tạo việc làm, chuyển giao KHHT, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ,...

- Ban tổ chức: Tham mưu công tác xây dựng củng cố tổ chức Hội; công tác cán bộ nữ; công tác quy hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ; công tác phát triển hội viên; thu và sử dụng hội phí; công tác kiểm tra, công tác bảo vệ chính trị nội bộ. Đề xuất thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ, theo dõi

quản lý hồ sơ cán bộ; Tham mưu công tác tổ chức xóa mù chữ, chống tái mù cho hội viên; Tham mưu giúp việc cho Ban vì sự tiến bộ phụ nữ.

Theo thống kê của Hội LHPN tỉnh Điện Biên, tổng biên chế Hội LHPN cấp tỉnh khóa nhiệm kỳ 2016-2021 giai đoạn 2016 - 2018 có 22 người.

Bảng 3.2. Tình hình biên chế Hội LHPN cấp tỉnh Điện Biên giai đoạn 2016 - 2018

Đơn vị tính: người

Năm 2017 2018 2019

SL % SL % SL %

Trình độ chuyên môn

Sơ cấp 3 5,1 2 3,6 2 3,7 Trung cấp 6 10,2 5 9,1 3 5,6 CĐ 6 10,2 3 5,5 2 3,7 ĐH 43 72,9 44 80,0 45 83,3 Trên ĐH 1 1,7 1 1,8 2 3,7 Tổng số 59 100 55 100 54 100

Trình độ lý luận chính trị

Sơ cấp 2 33 3 43 4 50

Trung cấp 4 67 3 43 3 37,5 Cao cấp 0 0 1 14 1 12,5

Tổng số 6 100 7 100 8 100

(Nguồn: Hội LHPN tỉnh Điện Biên) - Về trình độ chuyên môn:

Năm 2016, trong Hội LHPN cấp tỉnh có 44 cán bộ có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên, chiếm tỷ lệ cao nhất đạt 74,6%, số lượng cán bộ có trình độ cao đẳng chiếm 10,2% bằng với tỷ lệ cán bộ có trình độ trung cấp;

còn lại cán bộ có trình độ sơ cấp là 3 cán bộ, chiếm 5,1% trên tổng số cán bộ;

Năm 2017, mặc dù tổng số lượng cán bộ các cấp Hội giảm 4 người, nhưng số lượng cán bộ có trình độ đại học tăng lên là 44 cán bộ (tăng hơn số với năm 2016 là 1 cán bộ), chiếm 80% trên tổng số lượng cán bộ Hội LHPN các cấp, số lượng cán bộ có trình độ sơ cấp và trung cấp đều giảm đi 1 cán bộ;

riêng số lượng cán bộ có trình độ cao đẳng giảm đi một nửa còn 3 cán bộ, tương đương với tỷ lệ 5,5% trên tổng số cán bộ.

Năm 2018, số lượng cán bộ tiếp tục giảm thêm 1 người so với năm trước, số lượng cán bộ có trình độ sơ cấp vẫn giữ nguyên 2 cán bộ (3,7%), đáng chú ý là số lượng cán bộ có trình độ đại học và trên đại học tăng thêm 1 người (tương ứng với tỷ lệ tăng lên đạt 83,3% và 3,7%), trong khi đó số lượng cán bộ có trình độ trung cấp và cao đẳng đều giảm đi chỉ còn 5,6% và 3,7% trên tổng số cán bộ các cấp Hội, điều đó cho thấy mặc dù số lượng cán bộ ngày càng có chiều hướng thuyên giảm nhưng chất lượng cán bộ ngày càng được nâng cao.

- Về trình độ lý luận chính trị:

Năm 2016, số lượng cán bộ có đạt trình độ lý luận chính trị từ sơ cấp trở lên là 6 người, trong đó có 2 cán bộ trình độ sơ cấp (chiếm 33%) và 4 cán bộ có trình độ trung cấp lý luận chính trị (chiếm 67%);

Năm 2017, số lượng cán bộ được đào tạo lý luận chính trị tăng lên 1 đồng chí là do có thêm 01 cán bộ được đi đào tạo lý luận chính trị trình độ sơ cấp, trong khi số lượng cán bộ có trình độ trung cấp lý luận chính trị giảm đi 1 đồng chí chỉ còn 3 đồng chí, chiếm 43% bằng với số lượng cán bộ có trình độ sơ cấp, thì số lượng cán bộ được đi đào tạo bồi dưỡng trình độ cao cấp lý luận chính trị tăng lên 1 cán bộ, chiếm 14% trên tổng số cán bộ lãnh đạo của Hội LHPN cấp tỉnh;

Năm 2018, số lượng cán bộ có trình độ lý luận chính trị tăng thêm 1 cán bộ, tổng số lượng là 8 đồng chí trong đó số lượng cán bộ đạt trình độ trung cấp và cao cấp giữ nguyên như năm 2017, tương đương với 37,5% và 12,5%, chỉ có số lượng cán bộ có trình độ sơ cấp tăng lên thành 4 đồng chí chiếm 50% trên tổng số cán bộ.

* Chức năng của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Điện Biên:

- Đoàn kết, vận động, phụ nữ thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, vận động xã hội thực hiện bình

đẳng giới. Tham mưu trong công tác xây dựng Đảng, tham gia công tác quản lý Nhà nước và địa phương;

- Đại diện chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của các tầng lớp phụ nữ, tham gia xây dựng Đảng, tham gia quản lý Nhà nước;

- Quan tâm, lo lắng và gìn giữ lợi ích hợp pháp cũng như quyền lợi đúng đắn của phụ nữ tại tỉnh Điện Biên;

- Thắt chặt tình đoàn kết giữa các hội viên tại địa phương, tích cực vận động các hội viên thực hiện tốt mọi đường lối, chỉ đạo của Đảng, chính quyền địa phương; tuyên truyền hội viên thực hiện bình đẳng giới, nhiệt tình tham gia các hoạt động, chương trình của Hội.

* Nhiệm vụ của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Điện Biên:

- Tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, lý tưởng cách mạng, phẩm chất đạo đức, lối sống; đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;

- Vận động các tầng lớp phụ nữ trong tỉnh chủ động, tích cực thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc;

vận động, hỗ trợ phụ nữ nâng cao năng lực, trình độ, xây dựng gia đình hạnh phúc; chăm lo cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của phụ nữ;

- Tham mưu đề xuất, tham gia xây dựng, phản biện xã hội và giám sát việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ, gia đình và trẻ em;

- Kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương có liên quan đến lợi ích của hội viên;

tham mưu, đề xuất kịp thời các vấn đề phát sinh đến các lãnh đạo trên để có phương án giải quyết.

- Xây dựng, phát triển tổ chức Hội vững mạnh;

- Hợp tác với Hội các cấp, các tổ chức có liên quan đến công tác Hội trong và ngoài địa phương trên khắp cả nước để cùng nhau phát triển.

- Đoàn kết, hợp tác với phụ nữ các nước, các tổ chức, cá nhân tiến bộ trong khu vực và thế giới vì bình đẳng, phát triển và hòa bình.

Một phần của tài liệu Vai trò của hội liên hiệp phụ nữ tỉnh điện biên đối với công tác xóa đói giảm nghèo (Trang 64 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)