Nguyên nhân của những tồn tại và hạn chế

Một phần của tài liệu Vai trò của hội liên hiệp phụ nữ tỉnh điện biên đối với công tác xóa đói giảm nghèo (Trang 108 - 111)

Chương 3: THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ TỈNH ĐIỆN BIÊN ĐỐI VỚI CÔNG TÁC XĐGN

3.4. Đánh giá chung về vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Điện Biên đối với công tác xóa đói giảm nghèo

3.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại và hạn chế

Thứ nhất, do Điện Biên là một tỉnh có vị trí địa lý, địa hình phức tạp, nhiều vùng sâu vùng xa giao thông vẫn còn chưa phát triển, khó đi lại cho nên để tiếp cận với toàn thể chị em phụ nữ nhằm tuyên truyền và vận động tham gia vào các chương trình XĐGN là điều rất khó khăn cho các cán bộ làm công tác Hội.

Thứ hai, do nhận thức của các chủ thể, các cấp ủy Đảng, chính quyền cũng như một số bộ phận người nghèo về công tác XĐGN chưa đúng, chưa

đầy đủ nên công tác XĐGN còn nhiều hạn chế. Đại bộ phận hội viên phụ nữ thuộc diện hộ nghèo sống chủ yếu ở nông thôn, cơ hội tiếp cận với thông tin, truyền thông là không nhiều, trong khi đó các phương tiện truyền thanh truyền hình còn thiếu thốn, khoảng cách giữa các hộ gia đình khá xa xôi cho nên quá trình tuyên truyền và phổ biến thông tin cho hội viên gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại.

Thứ ba, một bộ phận người dân nói chung và người phụ nữ nói riêng còn chưa năng động tìm kiếm các phương thức thoát nghèo, vẫn còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào chính sách ưu đãi của Nhà nước. Đây là nguyên nhân dẫn đến thực trạng các chương trình hỗ trợ, các dự án đầu tư,.. được bị thực hiện sai mục đích, gây ra hậu quả không nhỏ đối với bản thân người được hưởng, người thực hiện chương trình, dự án,…

Thứ tư, một số địa phương còn chưa đi vào chiều sâu thực chất, xuất hiện tình trạnh báo sai tỷ lệ hộ nghèo. Theo đó, tỷ lệ hộ nghèo tại cơ sở sẽ bị báo giảm xuống so với thực tế để lấy thành tích hoàn thành tốt công tác XĐGN. Hoặc cũng có trường hợp tỷ lệ hộ nghèo tại các cơ sở bị báo tăng lên, để tranh thủ nguồn vốn và các chế độ ưu đãi từ chính sách. Nhiều hội viên còn chưa trung thực trong việc khai nguồn thu nhập nên gây rất nhiều khó khăn cho việc quản lý các hộ nghèo tại cơ sở.

Thứ năm, cơ sở hạ tầng ở một số xã còn thấp, đường xá, trạm y tế, trường học,… đã xuống cấp mà chưa có điều kiện để nâng cấp, sửa chữa lại.

Do đó, một số hội viên cảm thấy họ chưa thực sự được đảm bảo về mặt đời sống vì y tế và giáo dục vốn là những yêu cầu cấp thiết nhất.

b. Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác XĐGN của Hội LHPN tỉnh chưa đồng đều, chưa có sự phối hợp chặt chẽ với các sở ban ngành có liên quan cũng như với từng cơ sở, chẳng hạn như sự gắn kết giữa Hội với các ngân hàng trong hoạt động vay vốn; với các tổ chức trong công tác chuyển giao KHKT; với các với các khu công nghiệp, doanh nghiệp trong công tác tư vấn, giới thiệu việc làm…

Thứ hai, đội ngũ cán bộ Hội các cấp còn hạn chế về năng lực, trình độ.

Do đó, việc nắm bắt, thực hiện nhiệm vụ và công tác tham mưu, đề xuất với cấp ủy, cấp chính quyền hiệu quả chưa cao. Đội ngũ cán bộ kỹ thuật vẫn còn yếu tay nghề để có thể hướng dẫn người dân tiếp thu và áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất, nên chưa đưa được các chương trình hỗ trợ dịch vụ sản xuất, khuyến nông, lâm, thú y, bảo vệ thực vật đến với người dân.

Thứ ba, hoạt động giám sát, kiểm tra còn yếu và chưa thực sự có hiệu quả. Nguyên nhân là do chưa có sự kiểm tra thường xuyên và chặt chẽ về từng hoạt động cụ thể của công tác XĐGN. Đối với Hội LHPN tỉnh và các cấp cơ sở, do hạn chế về nguồn lực và các cán bộ Hội còn phải đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ nên hoạt động kiểm tra, giám sát công tác XĐGN ở các đơn vị còn yếu.

Thứ tư, chưa xây dựng được cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác quản lý đối tượng; tổ chức kiểm tra, đánh giá chủ yếu là dựa vào báo cáo của các cấp Hội địa phương, trong khi vẫn còn tình trạng báo cáo thiếu thông tin hoặc địa phương không gửi, gửi chậm báo cáo.

Chương 4

Một phần của tài liệu Vai trò của hội liên hiệp phụ nữ tỉnh điện biên đối với công tác xóa đói giảm nghèo (Trang 108 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)